CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. Những tồn tại sau khi giao đất, giao rừng và thách thức cần giải quyết trong quá trình thực hiện chính sách giao đất, giao rừng
3.4.1. Những vấn đề tồn tại sau khi giao đất giao rừng
Giao đất, giao rừng là một chủ chương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm gắn đất đai với người sử dụng đất. Tuy nhiên, sau khi thực hiện chính sách đã bộc lộ một số tồn tại cả về phía cơ quan quản lý Nhà nước và cả phía người được nhận đất. Qua điều tra phỏng vấn trực tiếp cán bộ địa chính tại địa phương và 90 hộ gia đình ở 3 xã đã cho thấy những tồn tại sau:
1) Về phía cơ quan quản lý Nhà nước
Công tác giao đất, giao rừng mới chỉ dừng lại ở việc xác định vị trí, diện tích thửa đất, khu rừng của họ ngoài thực địa, nhưng chưa xác định được vị trí, ranh giới rõ ràng trên bản đồ. Qua phỏng vấn thì có 7/20 (35.5%) số hộ ở Trường Thuỷ và 31/40 (77.5%) số hộ ở Kim Thuỷ và Ngân Thuỷ trả lời họ chưa nắm rõ cụ thể vị trí thửa đất của nhà mình trên bản đồ. Nguyên nhân của vấn đề này là do khi giao đất, giao rừng công tác trích lục thửa đất chưa đầy đủ, thiếu thửa đất giáp ranh và việc giải thích cho người dân chưa được rõ ràng.
Sau khi giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình sản xuất thì công tác tập huấn, hướng dẫn cho người dân cách tổ chức sản xuất, chọn cây trồng thích hợp chưa kịp thời và thường xuyên. Vì vậy, thời gian đầu người dân lựa chọn hình thức sản xuất chưa được tốt nên hiệu quả sản xuất rất thấp, đất đai bị thoái hóa, rửa trôi nhiều. Một
số hộ gia đình qua sản xuất một vụ nếu thấy hiệu quả sản xuất không cao thì họ chuyển sang trồng cây khác.
Diện tích đất giao cho các hộ gia đình không quá 2 ha/hộ (Nghị định số 64/CP), diện tích vượt quá phải chuyển sang thuê đã gây khó khăn cho các hộ sản xuất vì trên thực tế các hộ ở vùng cao diện tích sử dụng vượt quá 3 - 5 ha. Vì vậy đã không khuyến khích được người dân tham gia sản xuất.
Đất đai không tập trung, manh mún, nhiều nơi địa hình hiểm trở, nhiều núi đá...
việc chuyển đổi đất cho nhau để tiện canh, tiện cư gặp nhiều khó khăn. Diện tích đất phân chia không đồng đều giữa các hộ gia đình, hộ thực sự cần đất để sản xuất thì chỉ được giao 4.000m2 - 6.000m2, có hộ nhận đến 4 ha nhưng chưa có năng lực sản xuất và quản lý.
Thủ tục hành chính về vay vốn, cấp GCNQSDĐ còn phức tạp, rườm rà. Bên cạnh đó nhận thức của người dân còn hạn chế, do đó ảnh hưởng đến tiến độ cấp giấy, không khuyến khích được người dân vay vốn phát triển sản xuất.
Sản phẩm đầu ra của nhân dân chưa được Nhà nước bảo hộ, bao tiêu một cách thường xuyên và hợp lý, dẫn đến tình trạng thừa thiếu, giá cả chênh lệch. Từ đó, gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý sản xuất của người dân.
TT Những tồn tại Các giải pháp
Về phía nhà nước
1
Người dân chưa rõ diện tích đất ngoài thực địa và trong bản đồ vì thiếu sự tham gia
Tổ chức kiểm tra đất đai trên thực địa giữa cán bộ địa chính xã và người dân về ranh giới đất đai để dân nắm rõ ranh giới đất và quản lý tốt.
2
Thiếu hướng dẫn cho người dân cách tổ chức sản xuất, chọn cây trồng thích hợp
Tập huấn nâng cao năng lực cho các hộ theo các phương pháp thích hợp: Mô hình trình diễn, thảo luận nhóm…
3
Quy định giao diện tích đất/hộ chỉ 2ha chưa hợp lý. Thực tế giao cho các hộ chưa công bằng. Thủ thục giao phức tạp.
Rà soát quỹ đất 3 loại rừng, bổ sung quy hoạch giao đất trồng rừng. Tiến hành kiểm tra quỹ đất và xây dựng phương án giao đất có sự tham gia của người dân
4 Chưa hộ trợ nông dân bao tiêu sản phẩm trồng rừng
Xây dựng mạng lưới thị trường theo phương châm hợp tác 4 nhà do huyện chủ trì
Về phía người dân
Bảng 3.17. Những tồn tại và giải pháp sau giao đất Lâm nghiệp 2) Về phía hộ gia đình nhận đất
Trình độ nhận thức thức của một số hộ gia đình còn hạn chế nên việc hiểu biết về các quy định của việc giao đất, giao rừng còn chưa rõ. Do đó dẫn tới tình trạng một số hộ sử dụng đất chưa đúng với chủ trương chính sách của Nhà nước, sử dụng đất sai mục đích, họ làm nhà ở trên đất nông nghiệp, lâm nghiệp, khai thác rừng bừa bãi, tự do chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chỉ quan tâm đến hiệu quả kinh tế mà ít chú ý đến bảo vệ môi trường.
Một số hộ gia đình chưa có năng lực quản lý và tổ chức sản xuất nông, lâm nghiệp trên đất được giao. Có một số hộ còn nhận và thuê nhiều đất, trong khi chưa có phương thức sản xuất hợp lý dẫn đến hiệu quả kinh tế xã hội không cao, lãng phí tài nguyên đất, làm mất lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước.
3.4.3. Những vấn đề cần giải quyết trong quá trình sử dụng đất Lâm Nghiệp 1) Tranh chấp, lấn chiếm
Tranh chấp và lấn chiếm là vấn đề xảy ra khá phổ biến tại các xã nghiên cứu, đặc biệt là các xã miền núi Kim Thuỷ và Ngân Thuỷ, nơi mà phần lớn dân cư là người đồng bào dân tộc Vân Kiều nên những hiểu biết về quản lý và sử dụng rừng và đất Lâm Nghiệp còn hạn chế. Trong đó chủ yếu là việc tranh chấp lấn chiếm giữa người dân địa phương với các Lâm Trường, các công công ty và đất rừng.
- Tại xã Kim Thuỷ: Tình hình rừng bị lấn chiếm, chặt phá vẫn diễn ra với mức độ tinh vi hơn tại Tiểu khu 495, rừng do UBND xã Kim Thủy quản lý.Ngày 20/6/2013, trạm Kiểm lâm Đường 16 phối hợp với UBND xã Kim Thủy phát hiện, bắt giữ các đối tượng Hồ Văn Bạch và Hồ Văn Truyền, cùng thường trú tại xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy đang có hành vi phá rừng trái pháp luật. Ngày 14/8/2013, trạm Kiểm lâm Đường 16 phối hợp với bảo vệ rừng xã Kim Thủy tổ chức kiểm tra rừng tại Tiểu khu 495, rừng do UBND xã Kim Thủy quản lý, phát hiện một số đối tượng đang dùng máy cưa xăng cắt hạ gỗ trái phép. Khi phát hiện thấy lực lượng kiểm tra, các đối tượng đã bỏ chạy, để lại hiện trường 01 máy cưa xăng và 02 chiếc đèn pin. Đối tượng rừng bị lấn chiếm là rừng tự nhiên sản xuất, trạng thái IIA đến IIIA1, diện tích 15.114 m2
- Tại xã Ngân Thuỷ: Tình trạng lấn chiếm đất rừng giữa người dân bản Khe Giữa và Lâm trường Khe Giữa.
5 Sử dụng đất chưa đúng mục đích, chưa đúng kỹ thuật.
Kiểm tra định kỳ và có biện pháp thu hồi đất không hợp lệ, đẩy mạnh khuyến nông lâm 6 Có hiện bán đất và tích tụ đất
đai, vì vậy sẽ tái nghèo
Khuyến kích các hộ hợp tác thành trang trại để sản xuất có hiệu quả hơn.
Thiếu đất là nguyên nhân chính đề người dân lấn chiếm đất của các Lâm Trường, đất rừng phòng hộ của Ban quản lý rừng phòng hộ. Thực tế cho thấy nhiều diện tích đất gần khu dân cư, gần với đường đi lại thuận lợi thuộc các công ty Lâm nghiệp quản lý và sử dụng. Do những mâu thuẫn về mức độ tiếp cận đất rừng, tình trạng thiếu đất và nhu cầu sử dụng đất của người dân ngày càng tăng cao nên việc lấn chiếm, tranh chấp có xu hướng ngày càng gia tăng tại các địa phương.
2) Đất thu hồi từ các Lâm trường giao không thể sản xuất được
Nếu xét trên số liệu thống kê cho thấy tại nhiều xã đã có nhiều diện tích đất để người dân có thể sản xuất, nhiều chính sách được thực thi và đặc biệt nhiều diện tích đất thu hồi từ các Lâm trường được thực thi đúng các quyết định của UBND tỉnh và huyện. Tuy nhiên trên thực tế ngược lại nhiều diện tích đất thu về không sử dụng được như mong muốn của người dân và chính quyền địa phương. Cụ thể tại xã Ngân Thuỷ, theo quyết định thu hồi từ các nông lâm trường giao cho 66 hộ, tính đến nay đã giao cho 33/66,1 ha/hộ tại bản Khe Giữa (thu hồi từ lâm trường Khe Giữa, đất sát nhà dân).
Tuy nhiên trong số hộ được giao theo quyết định có 8 hộ đất không thể sản xuất do đất bị ngập.
3) Nhiều diện tích đất được giao sử dụng không đúng mục đích
Qua điều tra cho thấy tại các xã có nhiều diện tích đất được giao cho người dân nhưng không được sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích yêu cầu của các loại đất được giao. Cụ thể như trường hợp xã Kim Thuỷ và Ngân Thuỷ, theo chính quyền địa phương cho biết trong số đất sản xuất giao theo chương trình 134 có khoảng 30%
(xã Kim Thuỷ) và 50% (xã Ngân Thuỷ) diện tích đất không có khả năng sản xuất và sản xuất không đúng mục đích. Số đất giao để sản xuất nông nghiệp nhưng độ dốc quá cao, xấu không thể trồng các loại cây hàng năm như sắn, ngô, lạc nên người dân tự chuyển sang trồng keo có hiệu quả cao hơn. Qua phỏng vấn có 63% hộ cho rằng lý do bỏ đất hoang chủ yếu do tình trạng đất được giao quá dốc, đất xấu và xa nhà ở, qua nhiều sông suối.
4) Tình trạng sạt lở đất đai
Do điều kiện địa hình đồi núi, đất sản xuất có độ dốc cao, theo vào đó tình trạng nhiều khe suối và sông chảy qua nên hang năm vào mùa mưa lũ xảy ra tình trạng xói lở đất, đặc biết là nhiều diện tích đất nông nghiệp bìa sông suối. Theo kết quả phỏng vấn nhiều hộ cho rằng đất bị xói lở hàng năm và làm giảm diện tích đất sản xuất, bình quân 1,5 sào/hộ/năm.
5) Chưa xác lập giữa ranh giới hành chính và khu dân cư
Tình trạng người dân thuộc xã này nhưng định cư trên ranh giới hành chính của xã khác, dần đến tình trạng giải quyết nhu cầu đất đai của người dân gặp nhiều khó khan, nhất là khi có tranh chấp mâu thuẫn xảy ra. Như trường hợp người dân bản Khe Sung và bản Đá Còi xã Ngân Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ nhưng định cư đất thuộc xã Trường Xuân của huyện Quảng Ninh đang quản lý. Vì sự bất cập nên việc giải quyết nhu cầu đất sản xuất hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa có địa phương nào đứng ra để giải quyết
6) Khai thác rừng tự nhiên
Do thiếu đất, thiếu việc làm và thiếu thu nhập dẫn đến nhiều người dân địa phương vào rừng để khai thác lâm sản để tạo thêm thu nhập. Dẫn đến tình trạng chặt phá rừng bất hợp pháp còn xảy ra tại các xã miền núi. Qua phỏng vấn hộ thì có đến 44% hộ thường xuyên đi rừng để khai thác lâm sản và lâm sản ngoài gỗ và đây cũng là nguồn thu nhập quan trọng đổi với người dân, đặc biệt là các thời điểm thiếu ăn trong năm.
7) Mua bán sang nhượng đất
Qua nghiên cứu điều tra cho thấy tình trạng mua bán sang nhượng đất giai đoạn 5 năm trở lại đây gần như ít xảy ra ở các xã. Qua thảo luận nhóm và phỏng vấn lãnh đạo địa phương cho rằng người dân đã nhận thức được lợi ích từ việc sử dụng đất, đặc biết là đất trồng rừng đã mang lại hiệu quả cao nên người dân không muốn bán đất.
Đồng thời trách nhiệm của chính quyền địa phương được tăng cường hơn trong việc vận động người dân sử dụng đất đai và không để tình trạng sang nhượng mua bán đất công khai xảy ra.