CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Tình hình sử dụng đất Lâm Nghiệp ở huyện Lệ Thuỷ
3.2.3. Kết quả điều tra về tình hình giao đất và nhu cầu sử dụng đất Lâm nghiệp của hộ
3.2.3.1. Kết quả về giao đất cho các hộ gia đình 1) Tổng diện tích sử dụng đất của hộ gia đình
Qua phỏng vấn 90 hộ ở 3 xã cho thấy: 100% số hộ đều có đất sản xuất với mức diện tích giao trung bình sử dụng từ 1,5 – 2,5 ha/hộ. Một số hộ có diện tích cao hơn như ở xã Trường Thủy có 7/30 hộ, xã Kim Thủy có 15/30 hộ, diện tích đất lâm nghiệp được giao từ 3 - 4 ha/hộ. Kết quả điều tra về diện tích đất lâm nghiệp do các hộ gia đình sử dụng được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.7. Tổng diện tích đất hộ gia đình sử dụng ở 3 xã nghiên cứu năm 2013 Xã Đất sản xuất NN
(ha/hộ)
Đất lâm nghiệp (ha/hộ)
Đất rừng sản xuất (ha/hộ)
Đất ở (ha/hộ)
Tổng số (ha/hộ)
Kim Thủy 0,89 47,79 2,70 0,02 51,40
Ngân Thủy 4,71 28,98 2,42 0,04 36,15
Trường Thủy 1,06 2,44 0,24 0,05 3,79
Bình quân 2,22 26,40 1,79 0,04 30,45
(Nguồn số liệu: Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Lệ Thủy) [12]
Như vậy:
- Bình quân 1 hộ ở xã Kim Thuỷ được sử dụng tổng diện tích là 51,4 ha đất.
- Bình quân 1 hộ ở xã Ngân Thủy được sử dụng dụng tổng diện tích là 36,15 đất.
- Bình quân 1 hộ ở xã Trường Thủy được sử dụng dụng tổng diện tích là 3,79 ha đất.
- Bình quân chung ở 3 xã là 30,45 đất.
Qua bảng 3.7 ta thấy, đất lâm nghiệp bình quân của hộ gia đình chiếm tỷ lệ cao hơn so với các loại đất khác như đất sản xuất NN, đất rừng sản xuất và đất ở. Cụ thể là đất lâm nghiệp tại Kim Thủy lớn nhất trong ba xã nghiên cứu là 47,79 (ha/hộ), xã
Ngân Thủy là 28,98 (ha/hộ) và thấp nhất là xã Trường Thủy có 2,44 (ha/hộ). Tuy nhiên, đất rừng sản xuất tại 2 xã Kim Thuỷ và Ngân Thuỷ lại chiếm tỷ lệ hơn so với xã Trường Thuỷ trong tổng diện tích đất sử dụng của hộ gia đình ( lần lượt là 5,64% và 8,35% so với 9,83%). Có thể thấy các xã Kim Thuỷ và Ngân Thuỷ có diện tích đất lâm nghiệp rất lớn, đây là một lợi thế rất lớn để người dân tại đây được tiếp cận và tham gia phát triển kinh tế thông qua việc trồng rừng kết hợp với khoanh nuôi bảo vệ và tái sinh rừng.
Quản lý sử dụng rừng, đất lâm nghiệp sau khi được giao là cả một quá trình. Để đánh giá hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp của các xã Kim Thuỷ, Ngân Thuỷ và Trường Thuỷ giữa các hộ gia đình dân tộc Vân Kiều và người Kinh thông qua điều tra phỏng vấn các cấp chính quyền địa cho thấy sự khác nhau giữa các dân tộc chủ yếu:
- Trình độ canh tác: Sau khi được giao đất giao rừng công tác trồng rừng của các hộ người kinh đã tìm hiểu học hỏi kỹ thuật trồng rừng từ sách báo, từ các vùng trồng rừng có hiệu quả. Còn đối với các hộ người dân tộc trước 2008 họ chủ yếu canh tác trồng rừng theo tập quán mà không theo kỹ thuật trồng rừng nên hiệu quả canh tác thấp, hiện nay trên địa bàn các xã có nhiều chương trình chính sách hỗ trợ tập huấn cho người dân vùng miền núi nên hiện nay người dân tộc cũng có hiểu biết về kỹ thuật canh tác trồng rừng.
- Chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất: Theo các cán bộ giao đất giao rừng trong quá trình sản xuất lâm nghiệp các hộ dân tộc chỉ dựa vào tập quán canh tác lâu đời, chưa đưa các phương tiện kỹ thuật cơ giới vào sản xuất. Đối với các hộ người Kinh trong sản xuất họ đã trang các phương tiện máy móc áp dụng vào sản xuất.
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi phát hiện ở các xã một phần diện tích đất lâm nghiệp các hộ dân trồng rừng cây keo có xen cây sắn trong thời gian đầu, hoặc xen một cây lâm sản ngoài gỗ như song mây, trồng tre lấy măng ở các xã Ngân Thủy, Kim Thủy. Ngoài ra, ở xã Trường Thủy trước đây người dân trồng cây thông nhựa, đến nay cây đã 15-20 tuổi và đang thời kỳ khai thác lấy nhựa cho hiệu quả.
Diện tích trồng rừng của người dân phụ thuộc rất nhiều vào tổng diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn xã và diện tích đất được cấp cho mỗi hộ dân theo quy định của Nhà nước. Việc canh tác và tổ chức sản xuất trên diện tích đất cấp cho mỗi hộ dân do họ tự quyết định. Nhìn chung việc trồng rừng vẫn là ưu tiên của các hộ dân miền núi, cây keo là cây trồng rừng chủ yếu vì theo ghi nhận của các hộ dân tham gia phỏng vấn trồng rừng keo ít chăm sóc, ít đầu tư, nguồn giống nhiều, chu kỳ ngắn, làm tốt đất đai, có nơi tiêu thụ sản phẩm là cảng Hòn La, Vũng Áng, thậm chí là cảng Chân Mây ở Thừa Thiên Huế trong thời gian Cơn bão số 10 năm 2013.
2) Kết quả giao đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình
Sau khi có Nghị định số 64/CP ngày 27/9/1993, Nghị định số 85/1999/NĐ-CP ngày 28/8/1999, Nghị định số 02/CP ngày 15/1/1994 và Nghị định số 163/NĐ-CP ngày 16/11/1999 "Về việc giao đất nông - lâm nghiệp cho các hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích nông - lâm nghiệp". Từ cuối năm 1995 và đầu năm 1996 các xã vùng II các cấp chính quyền và cơ quan chức năng liên quan đã bắt đầu tiến hành giao đất giao rừng cho các hộ gia đình, cá nhân. Trong và sau thời gian này diện tích đất thực sự được sử dụng vào sản xuất, trồng rừng tăng nhanh ở cả 3 xã được điều tra.
Những năm vừa qua, các xã Kim Thủy, Ngân Thủy, Trường Thủy cũng bắt đầu tiến hành giao đất giao rừng cho các hộ gia đình quản lý và sử dụng.
Diện tích đất lâm nghiệp được giao đã cấp GCNQSDĐ:
a. Xã Kim Thủy:
* Kết quả tổng hợp như sau:
- Tổng số hộ được giao đất tính đến nay là: 495/945 hộ (chiếm 52,38%) - Tổng số khẩu tính đến nay là: 1.829/3.492 người
- Tổng diện tích được giao là: 4.257,59 ha. Bình quân: 8,6 ha/hộ b. Xã Ngân Thủy:
* Kết quả tổng hợp như sau:
- Tổng số hộ được giao đất tính đến nay là: 87/458 hộ (chiếm 19,0%) - Tổng số khẩu tính đến nay là: 341/1.796 người
- Tổng diện tích được giao là: 189,68 ha. Bình quân: 2,1 ha/hộ c. Xã Trường Thủy:
* Kết quả tổng hợp như sau:
- Tổng số hộ được giao đất tính đến nay là: 340/492 hộ (chiếm 69,10%) - Tổng số khẩu tính đến nay là: 764/1.628 người
- Tổng diện tích được giao là: 931,69 ha. Bình quân: 2,7 ha/hộ
Bảng 3.8. Diện tích đất lâm nghiệp đã được cấp GCNQSDĐ giao cho các hộ gia đình ở các xã
TT Đơn vị xã
Tổng số hộ được giao
(hộ)
Tỷ lệ (%) so với tổng
số hộ
Tổng diện tích đất LN giao
(ha)
Diện tích bình quân
ĐLN giao (ha/hộ)
1 Kim Thủy 495,0 60,66 4.257,59 8,6
2 Ngân Thủy 87,0 19,81 189,68 2,1
3 Trường Thuỷ 340,0 79,25 931,69 2,7
Bình quân 304 1.792,98 4,5
(Nguồn: Điều tra hộ, năm 2014) Qua số liệu bảng trên cho thấy tổng số hộ được giao đất lâm nghiệp ở xã Trường Thuỷ chiếm đến 79,25% tổng số hộ trong toàn xã. Trong khi đó tỷ lệ này ở 2 xã miền núi Kim Thuỷ và Ngân Thuỷ là hoàn toàn trái ngược nhau, lần lượt là 52,38%
và 19%.. Nguyên nhân chủ yếu của sự chênh lệch tỷ lệ này là do dân cư ở xã Trường Thuỷ chủ yếu là người Kinh nên người dân nhận thức rõ được những lợi ích từ đất lâm nghiệp. Ngoài ra do điều kiện địa lý nên diện tích đất lâm nghiệp ở Trường Thuỷ còn khan hiếm. Chính vì vậy người dân rất quan tâm đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để có thể yên tâm sản xuất, cải thiện đời sống kinh tế.
Mặc dù tỷ lệ số hộ được nhận đất lâm nghiệp của các xã miền núi thấp hơn so với các xã vùng gò đồi nhưng diện tích đất được giao thì rất lớn, 4.257,59 ha với 8,6 ha/hộ (xã Kim Thuỷ) so với 931,69 ha với 2,7 ha/hộ (xã Trường Thuỷ).
3.2.3.2. Đánh giá nhu cầu về đất lâm nghiệp của hộ gia đình.
Kết quả thảo luận nhóm về giao đất lâm nghiệp với thành phần nhóm được thể hiện qua bảng sau
Bảng 3.9. Vai trò của các tổ chức – đoàn thể trong quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp
Đối tượng Chức năng
Đại diện hộ gia đình Trực tiếp thực hiện các hoạt động Đại diện Hội phụ nữ Cùng bàn bạc và sử dụng rừng và đất Đại diện Hội nông dân Cùng bàn bạc và sử dụng rừng và đất Đại diện Đoàn thanh niên Cùng bàn bạc và sử dụng rừng và đất
Kết quả thảo luận trao đổi từ các cuộc thảo luận nhóm có sự tham gia của đại diện các tổ chức ở xã và người dân được nhận đất Lâm nghiệp đã được tổng hợp thành các vấn đề sau:
* Nhu cầu tiếp tục nhận đất, rừng (nếu xã còn quỹ đất), kết quả điều tra về nhu cầu đất lâm nghiệp của 90 hộ tại 3 xã điểm nghiên cứu, chúng tôi thu được kết quả ở biểu đồ sau
Biểu đồ 3.4. Nhu cầu tiếp tục nhận đất, rừng
Qua biểu đồ 3.4 cho thấy, có trên 74,80% ý kiến của hộ gia đình có nhu cầu lớn về nhận đất lâm nghiệp, bình quân khoảng 2,5 – 3 ha. Đa số người dân có nhu cầu cao về đất trồng rừng là do nhận thấy được hiệu quả từ việc trồng rừng, cho thu nhập cao, dễ trồng và chăm sóc, tận dụng được nguồn lao động của hộ gia đình, tốn ít thời gian chăm sóc.
Một số hộ đã có nhiều đất (23,99%) trả lời là không có nhu cầu nhiều về đất lâm nghiệp (có cũng được không có cũng được) vì thực tế gia đình họ không có đủ lao động để làm, chủ yếu số ý kiến này đều nằm trong số hộ khá giả, họ đã có đất và có kỹ thuật chăm sóc, quản lý.
Bên cạnh đó một số ít (1,21%) hộ trả lời không có nhu cầu vì theo họ diện tích đất họ đã có nhiều nhưng số lao động trong gia đình còn ít, giao thêm nữa không có khả năng chăm sóc, bảo vệ được, nên không cần đất rừng nữa.
3.2.3.3. Một số ý kiến và đề xuất của các hộ dân nhận rừng và đất lâm nghiệp
Theo người dân một số nguyên nhân dẫn đến việc quản lý sử dụng rừng hiện nay chưa có hiệu quả hiện nay là do:
- Thiếu vốn đầu tư: vì người dân ở đây đang còn nghèo chưa có đủ vốn để đầu tư. Mặc dù họ được vay vồn của nhân hàng chính sách nhưng với số lượng và thời hạn vay chưa thích hợp cho phát triển lâm nghiệp.
- Thiếu kiến thức do không được đào tạo: trước đây do không được đào tại về kỹ thuật trồng rừng, họ sản xuất chủ yếu theo tập tục nên cây phát triển chậm, hiện nay họ được hỗ trợ từ nhiều dự án nên việc sản xuất trồng rừng được cải thiện hơn trước.
- Thiếu kinh nghiệm tổ chức, quản lý bảo vệ rừng: do ý thức của người dân chưa cao. Việc bảo vệ rừng, quản lý chủ yếu trên phần diện tích của chính mình chưa có ý thức bảo vệ quản lý chung. Người dân chưa thành lập được các tổ, nhóm bảo vệ rừng.
a. Hình thức giao
- Cần giao chi tiết cụ thể cho từng hộ: trước đây người dân được giao theo hình thức chia cơ giới nên khi nhận đất nhiều phần đất chồng chéo lên nhau dẫn đến tình trạng lấn chiến nảy sinh mâu thuẫn giữa các hộ có đất sát nhau. Vì vậy người dân cần được giao chi tiết cụ thể theo từng lô, khoảnh để khi sử dụng không xảy ra tình trạng lấn chiếm của nhau.
- Cần tiến hành giao trên thực địa có sự tham gia của người dân, để người dân năm rõ diện tích và khu vực của mình tránh tình trạng mâu thuẫn, lấn chiếm đất rừng giữa các hộ dân
b. Quy hoạch sử dụng
- Cần tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cho các hộ nông dân tuân theo quy hoạch toàn xã, tuy nhiên phải đảm bảo tính dân chủ, công khai, khuyến khích người dân tham gia vào việc lập quy hoạch sử dụng đất.
c. Xác định quỹ đất cần có của địa phương
Để đáp ứng nhu cầu về đất sản xuất cho người dân, chính quyền địa phương các xã cần phải xác định được quỹ đất cần có để thực hiện giao đất, giao rừng cho địa phương của xã để có phương án tính toán xác định diện tích phù hợp giao cho người dân
Cách xác định diện tích cần có để địa phương giao hộ gia đình thiếu đất có thể tham khảo qua cách tính trong hộp sau:
d. Cơ chế hưởng lợi
- Cần có chính sách ưu tiên hỗ trợ hộ nông dân trong việc phát triển rừng, tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, miễn giảm thuế đối với người trồng rừng, ưu tiên cho người dân vay vốn với lãi suất, ưu đãi, thời gian vay nên phù hợp với loài cây lâm nghiệp, hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật mới để phát triển kinh tế trang trại.
- Cần có quy định, cách thức rõ ràng về khai thác gỗ tự nhiên và lâm sản ngoài gỗ để hỗ trợ người dân phát triển kinh tế.
e. Cơ chế tổ chức, quản lý
Huyện cần có chính sách đầu tư cho việc bảo vệ và phát triển rừng, tăng cường thêm cán bộ quản lý bảo vệ rừng cấp thôn bản.
3) Tình hình đầu tư
* Các xã Kim Thủy, Ngân Thủy, Trường Thủy:
Với các xã miền núi, trước đây việc đầu tư mua sắm các phương tiện cho sản xuất như xe cải tiến, bình thuốc sâu, máy cày, máy tuốt, máy xay xát... là rất ít ỏi. Vì vậy hiệu quả của việc sản xuất là rất thấp. Hiện nay khi công tác giao đất giao rừng đã
Hộp số 1. Mô tả cách tính diện tích đất cần có của địa phương
Bước 1: Tính diện tích đất bình quân của các hộ đang có đất thông qua số hộ có đất và tổng diện tích mà các hộ này đang sử dụng.
Diện tích đất bình quân = tổng diện tích đất các hộ đang sử dụng / số hộ có đất Bước 2: Phân tích tính hợp lý của mức bình quân ở trên để tính mức bình quân diện tích đất tối thiểu mà mỗi hộ thiếu đất được giao.
Bước 3: Tính diện tích đất cần giao
Diện tích cần giao = mức bình quân diện tích đất tối thiểu x số hộ thiếu đất (ít và không có hoàn toàn)
Bước 4: Xác định nguồn đất để giao
Phân tích khả năng sử dụng của quỹ đất do UBND xã quản lý để thống kê diện tích đất có thể giao từ quỹ đất của xã
Trường hợp 1: Diện tích đất có thể giao được từ quỹ đất của xã > diện tích cần giao thì sử dụng đất từ quỹ đất của xã để giao
Trường hợp 2: Diện tích đất có thể giao được từ quỹ đất của xã < diện tích đất cần giao thì cần lấy đất từ các nguồn khác để giao, chẳng hạn như: đất của lâm trường, ban quản lý rừng….
và đang được thực hiện cùng với nhận thức của người dân đang ngày càng được nâng cao, đa số người dân được hỏi đều cho biết đã bắt đầu và sẽ tiếp tục tiến hành đầu tư vốn, tư liệu sản xuất nhằm cải tạo, nâng cao hiệu quả sản xuất rừng trồng. Đặc biệt người dân mong muốn cán bộ các cơ quan chức năng tăng cường hơn nữa trong việc hướng dẫn kỹ thuật lâm sinh, các biện pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả trồng rừng và giúp họ nắm chắc các cơ sở pháp lý để yên tâm đầu tư vốn, tư liệu sản xuất nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả trồng rừng.
Cây trồng rừng chủ lực là cây Keo nguyên liệu chiếm trên 90% diện tích rừng trồng của các đơn vị và hộ gia đình, rừng trồng được quy hoạch và trồng tập trung theo nhiều hình thức khác nhau. Ngoài ra, người dân còn trồng cây thông nhựa theo các dự án trước đây, hiệu quả kinh tế và môi trường của cây thông nhựa cũng rất đáng quan tâm. Một số ít diện tích đất trên các sườn đồi núi cao, núi đá được người dân trồng rừng phân tán để khai thác gỗ với một số loại cây bản địa như: Xà cừ, Sao đen, Dó bầu, Lim xanh… tuy nhiên vẫn chỉ ở quy mô nhỏ và chưa đáng kể. Bên cạnh các loài cây trồng rừng lấy gỗ thì cây phi gỗ cũng được người dân lựa chọn khá nhiều, chủ yếu là trồng theo mô hình nông lâm kết hợp nhằm đem lại thêm hiệu quả kinh tế, tận dụng đất đai và hỗ trợ cây lâm nghiệp chủ đạo, lấy ngắn nuôi dài như các loại mây, tre nứa, cây lương thực...
Về hình thức trồng rừng của hộ dân, theo kết quả khảo sát và phỏng vấn, có nhiều hình thức trồng rừng của người dân như được thể qua bảng sau:
Bảng 3.10. Cơ cầu về diện tích các hình thức trồng rừng của hộ gia đình (ĐVT:%) TT Hình thức trồng rừng Xã Kim
Thuỷ Xã Ngân
Thuỷ Xã Trường
Thuỷ Bình
quân
1 Trồng rừng thuần 26 22 30 86,7
2 Hình thức trồng rừng có xen
(sắn, lạc) 11 15 3 32,2
3 Hình thức trồng rừng với
mật độ dày 24 27 20 78,8
4 Hình thức trồng rừng đúng
quy trình 6 2 12 22,2
5 Trồng rừng phân tán (trên
1500 cây) 16 22 4 46,6
(Nguồn: Số liệu khảo sát hộ năm 2014)