Hiệu quả kinh tế tổng hợp hộ gia đình sau khi giao đất

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp của hộ gia đình ở huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 68 - 71)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sau khi được giao

3.3.2. Hiệu quả kinh tế tổng hợp hộ gia đình sau khi giao đất

Mức thu nhập của gia đình được xem là chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá mức

đất sản xuất được giao. Kết quả điều tra ở 3 xã Kim Thủy, Ngân Thủy, Trường Thủy cho thấy kết quả:

Đời sống của người dân trước khi chưa được GĐGR rất khó khăn. Sau khi được GĐGR đã giúp tăng diện tích rừng trồng của người dân, do hầu hết người dân đã được chính quyền địa phương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài theo chủ trương chung của Nhà nước. Do vậy, các hộ dân đã yên tâm sản xuất trên diện tích đất được cấp. Chính quyền địa phương cũng đã và đang xem xét những diện tích đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp và đất khác để tiếp tục giao bổ sung cho các hộ dân mới tách hộ ra ở riêng hoặc chưa có đất để cải tạo sản xuất mà chủ yếu là trồng rừng nguyên liệu, trồng cây phân tán khai thác gỗ.

Hình thức canh tác của các hộ dân cũng khác nhau, trồng rừng nguyên liệu tập trung với chu kỳ khoảng 5 năm khai thác một lần, một số diện tích đất đồi núi cao, núi đá nông hộ trồng cây lấy gỗ theo hình thức trồng phân tán không tập trung và một số diện tích chuyển đổi trồng cây hàng năm như sắn.

Sau khi nhận đất sản xuất ổn định lâu dài người dân đã thực sự an tâm đầu tư vốn khoa học kỹ thuật vào sản xuất, để chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng hiệu quả sản xuất nông, lâm nghiệp. Từ đó, thu nhập của nông hộ tăng lên, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo của từng xã đã giảm dần theo thời gian Trước đây người dân chỉ trông chờ vào sản phẩm dư thừa, các sản phẩm từ rừng tự nhiên, hoặc sản phẩm trong vườn mang đi bán để tích luỹ thêm chút thu nhập. Nhưng bây giờ nguồn thu nhập của người dân từ nhiều phía như: Trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, dịch vụ vẩn chuyển, dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp, bảo vệ thực vật, buôn bán và tiêu thụ sản phẩm.

Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ hộ nghèo ở 3 xã giai đoạn 2010-2013

Nhìn vào biểu đồ ta thấy tỷ lệ hộ nghèo ở 3 xã giai đoạn 2010-2013 đã giảm đi đáng kể qua từng năm, tại xã Kim Thủy vào năm 2010 số hộ nghèo là 655 hộ nhưng đến năm 2013 số hộ nghèo đã giảm xuống chỉ còn 448 hộ, cũng giống như xã Kim Thủy, hai xã Ngân Thủy và Trường Thủy giảm lần lượt là từ năm 2010 354 hộ và 95 hộ đến nă, 2013 chỉ còn 236 hộ và 44 hộ.

Do thu nhập của hộ dân tăng lên nên khả năng tích luỹ vốn liếng để tái đầu tư sản xuất. Hiện nay mỗi vụ thu hoạch từ keo người dân thu nhập khoảng 20 triệu/ha.

Kết quả điều tra phỏng vấn 90 hộ thuộc 3 xã cho thấy đa số các hộ gia đình đã có đời sống kinh tế tăng lên đáng kể:

Trong quá trình sản xuất của người dân, sự thay thế máy cày thay cho sức người và trâu bò là hình thức làm đất chủ yếu. Trong khi đó đàn trâu bò vẫn gia tăng nhưng chủ yếu chăn nuôi theo hướng phát triển hàng hoá lấy thịt, sữa…, tận dụng phân bón cho cây trồng. Cùng với khâu làm đất thì khâu vận chuyển cũng có bước phát triển nhanh chóng trong quá trình sản xuất. Sự xuất hiện của các phương tiện vận chuyển cơ giới ngày càng nhiều để thay thế cho vận chuyển dùng sức người, hoặc trâu bò.

Bảng 3.14. Tình hình mua sắm tài sản của hộ gia đình ở 3 xã Chỉ tiêu điều tra Năm 1995 Năm 2014 So sánh

2012/1995

1. Ti vi (cái) 11 59 5,36

2. Xe máy (cái) 10 52 5,20

3. Xe đạp (cái) 28 81 2,89

4. Nhà mái ngói, nhà xây (cái) 12 43 3,58

(Nguồn: Số liệu điều tra hộ gia đình, 2014)

Biểu đồ 3.8. Thống kê các cơ sở vận tải ở 3 xã giai đoạn 2010 - 2013

Các số liệu trên cũng cho thấy những tiên lượng tích cực cho đời sống người dân các xã miền núi. Với việc đất đai đã, đang và tiếp tục được giao về tận người dân, hiện tại và trong thời gian tới, thu nhập của người dân sẽ tăng lên. Qua điều tra thực tế cho thấy, đã có những hiệu quả ban đầu đối với thu nhập của người dân. So với cách đây vài năm, chất lượng cuộc sống của đồng bào dân tộc đã được nâng lên một bước.

Nhiều hộ gia đình đã sắm sửa được xe máy, tivi, nhiều ngôi nhà khang trang hơn đã được dựng lên.

Điều đó sẽ là động lực cho đồng bào tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất trên đất đai được giao nhằm ổn định dần kinh tế gia đình, qua đó đóng góp tích cực cho công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn.

Chính sách giao đất giao rừng đã thúc đẩy sản xuất phát triển và cải thiện mức sống của nhiều hộ gia đình. Số hộ gia đình có tài sản tích lũy và tốc độ mua sắm các dụng cụ trong gia đình tăng lên. Điều này phản ánh tốc độ tích luỹ của hộ gia đình.

Qua hai bảng trên đã phản ánh tình hình mua sắm tài sản cũng như các cơ sở vận tải của 90 hộ gia đình được phỏng vấn ở các xã điều tra.

Tình hình mua sắm tài sản đã tăng lên đáng kể nhất là tivi và xe máy tăng gần 6 lần giữa năm 1995 và năm 2015. Về cơ sở vận tải thì chỉ ở xã Trường Thủy có sự tăng lên về số lượng cụ thể là chỉ có 16 cơ sở vào năm 2010 nhưng đến năm 2013 đã lên đến 24 cơ sở. Về xã Ngân Thủy không có sự thay đổi về cơ sở vận tải, riêng xã Kim Thủy có sự giảm từ 14 cơ sở vào năm 2010 xuống còn 13 cơ sở vào năm 2011 và giữ nguyên cho đến năm 2013.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp của hộ gia đình ở huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)