MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp của hộ gia đình ở huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 27 - 32)

2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu chung

Nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý đất lâm nghiệp bền vững trong quá trình giao đất giao rừng đồng thời góp phần cải thiện sinh kế của cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

2.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá thực trạng về sử dụng đất lâm nghiệp của hộ gia đình trên địa bàn huyện Lệ Thủy

- Phân tích hiệu quả các hình thức sử dụng đất lâm nghiệp của hộ gia đình trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

- Đề xuất các biện pháp nhằm sử dụng đất lâm nghiệp theo hướng bền vững trên địa bàn nghiên cứu.

2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu

1) Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung vào các hộ gia đình (50% người Kinh và 50% dân tộc) được giao đất và có đất Lâm nghiệp để phát triển trồng rừng sản xuất.

2) Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi về thời gian: Thu thập các số liệu về quá trình giao đất Lâm nghiệp cho hộ gia đình từ năm 2007 - 2013.

- Phạm vi không gian: Các xã đại diện cho vùng núi của huyện Lệ Thủy : Trường Thủy, Kim Thủy và Ngân Thủy Các xã đại diện cho vùng núi của huyện Lệ Thủy : xã Kim Thủy và xã Ngân Thủy (với trên 50% dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số Bru – Vân Kiều) ; xã đại diện cho vùng gò đồi của huyện Lệ Thuỷ: xã Trường Thủy (với 100% dân cư là người Kinh).

2.3. Nội dung nghiên cứu

1) Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu. Tìm hiểu đặc điểm cơ bản của các tiểu vùng sinh thái của huyện Lệ Thủy; Đặc điểm các nhóm đất chính trên địa bàn.

2) Phân tích thực trạng về quản lý và sử dụng đất lâm nghiệp tại địa bàn huyện Lệ Thủy từ năm 2007 – 2013.

- Cơ cấu diện tích các loại rừng,

- Thực trạng về rừng trồng sản xuất/rừng kinh tế

3) Phân tích đặc điểm đất lâm nghiệp của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Lệ Thủy.

- Đặc điểm kinh tế hộ gia đình ( hộ khá, trung bình và nghèo) trên địa bàn nghiên cứu, chỉ tập trung khái quát các nguồn thu nhập của hộ (từ LN, TT, CN và nghề khác)

- Quy mô về diện tích và đặc điểm đất trông rừng của hộ gia đình

- Nguồn gốc đất đất trồng rừng( đất do xã cấp, đất tự khai hoang, đất thuê….) của các hộ gia đình.

4) Đánh giá hiệu quả kinh tế của các phương thức sử dụng đất lâm nghiệp của các hộ gia đình

- Hiệu quả kinh tế: Xác định chi phí lợi nhuận trong từng phương thức sử dụng đất lâm nghiệp - Vai trò của kinh tế rừng trong thu nhập của hộ gia đình

5) Đề xuất một số giải pháp làm cơ sở cho các quy định/chính sách giao đất trồng rừng cho các hộ gia đình phù hợp với thực tiển của địa phương trên địa bàn huyện Lệ Thủy.

- Giải pháp về chính sách để quản lý đất rừng sau khi được giao;

- Giải pháp khuyến Lâm sau giao đất nhằm sử dụng đất rừng có hiệu quả.

2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu

Thông tin sơ cấp:

- Điều tra bằng bảng hỏi các hộ gia đình có tham gia sử dụng đất Lâm nghiệp:

90 hộ (45 hộ đồng bào người kinh và 45 hộ đồng bào dân tộc) của 3 xã Trường Thủy, Kim Thủy và Ngân Thủy.

- Phỏng vấn các chủ rừng, các cán bộ cấp huyện cấp xã bằng bảng hỏi bán cấu trúc - Tổ chức thảo luận nhóm dành cho các hộ dân và cán bộ quản lý: 3 cuộc thảo luận nhóm cho 3 xã và 1 cuộc thảo luận nhóm cho cán bộ quản lý

- Sử dụng các biểu mẫu thu thập số liệu Thông tin thứ cấp:

- Các văn bản pháp quy có liên quan đến giao đất giao rừng,

- Các tài liệu và kết quả nghiên cứu có liên quan;Tham khảo và tổng hợp các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu

- Báo cáo của các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp, các đơn vị nghiên cứu...

2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu

- Các số liệu thu thập từ nguồn thứ cấp được tổng hợp, chọn lọc và phân tích dựa trên các nội dung cần thiết của đề tài nghiên cứu.

- Các thông tin và số liệu thu thập từ việc thảo luận nhóm, phỏng vấn những người nòng cốt được chọn lọc, kiểm tra chéo, xử lý và phân tích nhằm phục vụ cho việc phân tích và giải thích các sự kiện, kết quả nghiên cứu. Việc xử lý và thể hiện các dữ liệu này thiên về hướng định tính.

- Các số liệu thu thập từ việc phỏng vấn những người nòng cốt liên quan, hộ gia đình sẽ được phân loại và xử lý theo hình thức thống kê mô tả.

2.4.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế đất trồng rừng

- Chi phí: chi phí sản xuất là khoản chi phí được dùng để sản xuất ra một lượng sản phẩm nào đó trong một khoảng thời gian nhất định. Tổng chi phí sản xuất bao gồm: chi phí biến đổi, chi phí cố định, chi phí bình quân, chi phí cận biên, chi phí cơ hội, chi phí ngắn hạn, chi phí dài hạn…

- Lợi nhuận: là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của chu kỳ kinh doanh. Tỷ suất lợi nhuận: là tỷ lệ giữa lợi nhuận với vốn sản xuất hoặc chi phí sản xuất.

- Tổng giá trị sản xuất (GO): Là tổng giá trị sản phẩm mà hộ tạo ra trong một thời kỳ nhất định thường là một năm.

- Chi phí trung gian (IC): Là bao gồm những khoản chi phí vật chất và dịch vụ bằng tiền mặt mà hộ bỏ ra trong từng hoạt động sản xuất. Chi phí trung gian không bao gồm công lao động, khấu hao tài sản cố định và chi phí tự có.

+ Chi phí vật chất: Nguyên vật liệu chính, phụ, bán thành phẩm, giá trị công cụ sản xuất nhỏ được phân bổ trong năm, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định, thiệt hại tài sản lưu động trong định mức và chi phí vật chất khác…

+ Chi phí dịch vụ: gồm chi phí bán hàng, chi phí đào tạo, chi phí nghiên cứu áp dụng khoa học kỹ thuật, chi phí bảo vệ, chi phí dịch vụ khác…

- Giá trị gia tăng (VA): Là phần giá trị sản xuất còn lại sau khi trừ các khoản chi phí trung gian. Công thức : VA = GO - IC

- Thu nhập hỗn hợp (MI): là một bộ phận của giá trị gia tăng thuần sau khi đã trừ thuế sản xuất nông nghiệp, là phần thu nhập thuần tuý bao gồm cả công lao động của gia đình tham gia sản xuất. Chỉ tiêu này thường áp dụng với nông hộ vì họ vừa là

chủ vừa là lao động nên không thể tách riêng tiền lương và lãi ra thu nhập này được gọi là thu nhập hỗn hợp. Công thức : MI = (VA – C1) – T

2.4.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả về xã hội:

Các tiêu chí đánh giá:

- Dựa vào kết quả khả năng thu hút nguồn lao động của các mô hình;

- Cơ cấu của các loại hộ (giàu, nghèo, trung bình) tham gia vào công tác trồng rừng nhằm tạo công ăn việc làm cho người dân.

Để đánh giá các chỉ tiêu này chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra, đánh giá có sự tham gia của người dân để so sánh mức độ chấp nhận của xã hội với từng phương thức giao đất trồng rừng

2.4.5. Phương pháp đánh giá hiệu quả về môi trường:

Các tiêu chí đánh giá:

- Nâng cao độ che phủ rừng,

- Tăng cường khả năng giữ nước, điều hoà dòng chảy, - Hạn chế chống xói mòn và cải tạo đất…

2.6. Trình tự thực hiện

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ thực hiện đánh giá hiệu quả sử dụng đất của hộ gia đình dưới tác động của chính sách giao đất ổn định lâu dài.

NHẬN ĐỊNH - ĐÁNH GIÁ

KẾT LUẬN - ĐỀ NGHỊ

Báo cáo kết quả Thảo luận

Quản lý Nhà nước về đất đai

Mức đầu tư vốn sản

xuất

Tư tưởng của người

dân Hiệu quả

kinh tế trồng rừng Phỏng vấn hộ dân

Tổng hợp, phân tích xử lý số liệu

Khảo sát địa bàn Xây dựng bản đồ hiện trạng

ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CƠ BẢN ĐỊA BÀN HUYỆN

Chọn xã nghiên cứu

Phỏng vấn cán bộ địa phương Phân loại hộ dân Nghiên cứu tình hình cơ bản

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp của hộ gia đình ở huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)