CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ VỀ QUYỀN BỀ MẶT
2.2. HIỆU LỰC CỦA QUYỀN BỀ MẶT VÀ THỜI HẠN QUYỀN BỀ MẶT
2.2.1. Hiệu lực của quyền bề mặt
Theo quy định tại Điều 269 BLDS năm 2015 về hiệu lực của quyền bề mặt nhƣ sau:
“1. Quyền bề mặt có hiệu lực từ thời điểm chủ thể có quyền sử dụng đất chuyển giao mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất cho chủ thể có quyền bề mặt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
2. Quyền bề mặt có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác”.
Quy định về hiệu lực của quyền bề mặt bàn đến hai nội dung, đó là thời điểm phát sinh hiệu lực của quyền bề mặt và quyền bề mặt có hiệu lực đối với đối tƣợng nào. Thời điểm có hiệu lực của quyền bề mặt đƣợc xác định:
Thứ nhất, là từ thời điểm chủ thể có quyền sử dụng đất chuyển giao mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất cho chủ thể có quyền bề mặt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác. Có thể coi đây là thời điểm thực tế người có quyền bề mặt bắt đầu có mặt đất, mặt nước, khoảng không phía trên, lòng đất để tiến hành các hoạt động khai thác, sử dụng quyền bề mặt của mình nhằm mục đích kinh doanh, sản xuất và khai thác tiềm năng trên đó. Do đó, về mặt thực tiễn thì thời điểm này chính xác là thời điểm quyền bề mặt bắt đầu có hiệu lực.
Thứ hai, là thời điểm xác lập do thỏa thuận.
57
Bình đẳng thỏa thuận là nguyên tắc điều chỉnh quan trọng trong luật dân sự. Vì vậy, nếu nhƣ các bên đã có thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của quyền bề mặt thì thời điểm có hiệu lực sẽ xác định theo thỏa thuận này (có thể hiểu thỏa thuận trong trường hợp này cao hơn quy định của luật). Có thể thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực của quyền bề mặt xảy ra trước khi người có quyền bề mặt theo thỏa thuận chƣa có đƣợc quyền bề mặt trên thực tế để khai thác, sử dụng nó nhƣng về mặt ý chí và trên hợp đồng dân sự đã đƣợc thể hiện một cách hợp pháp. Đây là một quy định mở thể hiện bản chất ƣu việt của luật dân sự là sự thỏa thuận về ý chí của các bên trên tinh thần tự nguyện, tự giác của các bên. Ví dụ: A thỏa thuận với B cho B thuê quyền bề mặt trong thời hạn 40 năm trên diện tích 250 m2 đất của A, hai bên thống nhất hiệu lực quyền bề mặt phát sinh sau 01 tháng kể từ ngày hợp đồng thuê quyền bề mặt đƣợc xác lập thì thời điểm xác lập quyền bề mặt hay còn gọi là thời điểm có hiệu lực của quyền bề mặt đƣợc xác định theo thỏa thuận của các bên là 01 tháng.
Thứ ba, là thời điểm khác do luật liên quan có quy định.
Hiện tại liên quan đến quyền sử dụng đất nói chung, quyền khai thác mặt đất, mặt nước…nói riêng thì quy định cụ thể tập trung nhất vào luật đất đai, mà cụ thể là luật Đất đai năm 2013 đang có hiệu lực. Trường hợp quyền bề mặt được xác lập theo quy định của luật (trong quan hệ thuê đất với nhà nước) thì thời điểm có hiệu lực sẽ đƣợc xác định theo quy định của pháp luật về đất đai, đó là thời điểm đăng kí và vào sổ địa chính. Do yêu cầu của quản lý nhà nước nên thời điểm đăng kí việc sử dụng đất luôn được lấy làm mốc thời gian từ đó để các chủ thể xác lập quyền hợp pháp của mình đối với đất đai. Do các luật chuyên ngành hiện nay được ra đời trước khi Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2015 có hiệu lực từ 1/1/2017 nên hầu nhƣ không đƣợc quy định về hiệu
58
lực của quyền bề mặt. Hi vọng trong tương lai, các nhà làm luật của Việt Nam sẽ dần dần đƣa các quy định này vào trong luật chuyên ngành để tránh sự trùng lặp và dễ áp dụng hơn trên thực tế.
Quyền bề mặt khi đã đƣợc xác lập sẽ có hiệu lực với mọi cá nhân, pháp nhân, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. Chủ thể của quyền bề mặt bao gồm: chủ sở hữu đất, người được cấp quyền bề mặt. Người có quyền bề mặt có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Khi quyền bề mặt đã đƣợc xác lập thì sẽ có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân trong xã hội. Các chủ thể trong xã hội sẽ không được xâm phạm về quyền của người có quyền bề mặt, không được cản trở người có quyền bề mặt trong việc thực hiện các hoạt động sử dụng, khai thác hợp pháp của mình. Tuy nhiên, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. Ví dụ khi nhà nước thực hiện dự án phục vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh, khi việc sử dụng đất đai có sự sai phạm và phải thu hồi đất thì dù chƣa hết thời hạn của quyền bề mặt nhƣng quyền bề mặt vẫn buộc phải chấm dứt trước thời hạn cùng với quyền sử dụng đất để Ủy ban nhân dân và các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện quy trình thu hồi đất đai theo quy định của pháp luật(ảnh hưởng đến lợi ích của người có quyền bề mặt). Điều này đã đƣợc tác giả phân tích ở phần thời hạn của quyền bề mặt một cách cụ thể và chi tiết tại mục 2.2.2 của chương 2.
Khi quyền bề mặt phát sinh hiệu lực, chủ thể có quyền bề mặt có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền bề mặt của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật [4]. Khi đã sử dụng biện pháp tự bảo vệ nhƣng không giải quyết và bảo vệ đƣợc quyền và lợi ích hợp pháp của mình, chủ thể có quyền bề mặt có quyền sử dụng biện pháp khác mang tính hiệu quả hơn để bảo vệ mình. Theo đó, chủ thể mang quyền có thể yêu cầu sự can thiệp của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm
59
quyền khác giải quyết vụ việc của các bên theo quy định của pháp luật. Biện pháp này đƣợc đánh giá cao hơn so với các biện pháp khác trong việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên chủ thể trong giao dịch quyền bề mặt.