Năng suất thực thu (NSTT): Là kết quả cuối cùng của quá trình sản xuất,

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nồng độ và thời kỳ phun vi lượng Bo đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lạc L14 vụ xuân 2009 tại hợp tác xã kim long, thành phố huế (Trang 87 - 91)

là yếu tố để đánh giá được hiệu quả của các công thức khi phun các nồng độ Bo khác nhau. Chúng tôi thấy rằng cùng một nồng độ phun nhưng ở các thời kỳ phun khác nhau có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê. Tất cả các công thức có sử dụng Bo đều có NSTT cao hơn so với đối chứng phun nước lã với sự sai khác có ý nghĩa. Ở thời kỳ phun Bo 3-4 lá, các nồng độ sử dụng Bo không có sự sai khác có ý nghĩa với nhau, ở thời kỳ phun thứ 2 giữa các nồng độ này có sự sai khác nhưng không đáng kể. Qua biểu đồ so sánh NSTT và NSLT chúng tôi nhận thấy các công thức có sử dụng Bo đều cho NSLT và NSTT cao hơn đối chứng. Trong đó công thức phun Bo nồng độ 0,2 và 0,3% ở thời kỳ phun thứ 2 cho kết quả cao nhất. Vậy việc sử dụng Bo cho lạc có tác động tốt tới các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lạc.

4.13. Ảnh hưởng của nồng độ và thời kỳ phun vi lượng Bo đến hiệu quả kinh tế sản xuất lạc xuất lạc

Đầu tư phân bón và kết quả sản xuất có quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Trong thực tế người sản xuất không chỉ tính đến việc đầu tư để tăng cao năng suất mà còn phải tính đến hiệu quả kinh tế của việc đầu tư thêm. Nếu tốc độ tăng kết quả sản xuất lớn hơn tốc độ tăng đầu tư phân bón thì hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn. Nhưng khi tốc độ tăng đầu tư lớn hơn tốc độ tăng kết quả sản xuất thì người sản xuất sẽ bị lỗ vốn.

Mục đích của hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung là hiệu quả kinh tế và trong nông nghiệp cũng vậy. Trên thực tế năng suất và hiệu quả kinh tế không phải bao giờ cũng tỷ lệ thuận với nhau, và điều quan tâm khi đầu tư phân bón cho cây trồng là hiệu quả kinh tế, là lãi suất thu được. Nhà nông không bao giờ chọn mức đầu tư cao nhất mà có lãi thấp cho dù năng suất cao vì bấp bênh, dễ lỗ. Mức bón nên chọn là mức bón thích hợp để vừa đạt năng suất cây trồng vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân bón.

Nếu năng suất là chỉ tiêu đánh giá về khả năng sinh trưởng của cây trồng thì hiệu quả kinh tế là một chỉ tiêu đánh giá khả năng tồn tại và phát triển của kỹ thuật trồng trọt được ứng dụng trong quá trình sản xuất. Một đề tài nghiên cứu khoa học được gọi là thành công ngoài việc nó không ảnh hưởng nghiêm trọng đến ô nhiễm

môi trường thì trước hết nó phải đạt hiệu quả kinh tế cao, mà chi phí đầu tư lại phù hợp với người nông dân và được người nông dân chấp nhận.

Hiệu quả kinh tế được đánh giá dựa vào chỉ tiêu năng suất tăng lên và chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất. Để đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng vi lượng Bo ở các thời kỳ khác nhau chúng tôi đã tính hiệu quả kinh tế và có các số liệu thể hiện ở bảng 4.29.

Bảng 4.29: Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm Chỉ tiêu

NSTT

(tạ/ha) Bội thu (tạ/ha)

Tổng thu tăng so với

đối chứng (1000đ/ha)

Chi phí tăng so với đối chứng (1000đ/ha) Phân Bo Công phun Bo A1B1 (Đ/C) 23,00 - - - - - A1B2 28,25 5,25 5.250 45 400 4.805 A1B3 28,75 5,75 5.750 90 400 5.260 A1B4 28,00 5,00 5.000 135 400 4.465 A2B1 25,25 - - - - - A2B2 27,00 4,00 4.000 45 400 3.555 A2B3 31,00 8,00 8.000 90 400 7.510 A2B4 29,33 6,33 6.330 135 400 5.795

Ghi chú: Vi lượng Bo: 75.000 đồng/kg, Giá lạc: 10.000 đồng/kg

Công phun: 80.000 đồng/ngày phun/ 4 sào Qua bảng 4.29 chúng tôi thấy:

Các công thức thí nghiệm có sử dụng vi lượng Bo với các nồng độ khác nhau đều mang lại lãi ròng cao hơn so với đối chứng. Cùng nồng độ Bo nhưng phun ở các thời kỳ khác nhau cũng có sự khác nhau rõ rệt. Chúng tôi nhận thấy việc sử dụng Bo cho lạc chỉ cần chi phí thêm 45.000 đến 135.000 đồng tiền mua phân bón và 400.000 đồng tiền công phun nhưng hiệu quả mang lại rất cao. Qua bảng chúng tôi thấy các công thức phun Bo đều cho hiệu quả kinh tế tăng lên từ 3.555.000 - 7.510.000 đồng so với đối chứng không phun Bo. Và phun Bo với nồng độ 0,2% ở thời kỳ cây lạc bắt đầu ra hoa cho lãi so với đối chứng cao nhất đạt tới 7.510.0000 đồng trên 1 ha. Như vậy việc sử dụng Bo cho lạc đã mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn, góp phần tăng thu nhập cho người sản xuất nông nghiệp.

PHẦN 4

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1. Kết luận

Qua nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của nồng độ và thời kỳ phun vi lượng Bo đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lạc L14 vụ Xuân 2009 tại hợp tác xã Kim Long, Thành phố Huế”, chúng tôi có một số kết luận như sau:

1. Phun vi lượng Bo đã có ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng của lạc: làm tăng chiều cao thân chính, chiều dài cành cấp I, số lá trên thân chính, duy trì số lá xanh còn lại trên thân chính cao. Yếu tố nồng độ có ảnh hưởng tới các chỉ tiêu sinh trưởng rõ rệt hơn yếu tố thời kỳ phun vi lượng Bo.

2. Việc sử dụng vi lượng Bo đã làm tăng số cành cấp 1, tăng tổng số hoa trên cây, tăng tỷ lệ hoa hữu hiệu.

3. Sử dụng vi lượng Bo làm tăng số lượng nốt sần, tuy nhiên lại chưa thấy rõ tác động làm tăng khối lượng nốt sần nên chưa thể khẳng định vi lượng Bo có tác động đến hoạt động của nốt sần ở cây lạc.

4. Sử dụng Bo làm tăng chỉ tiêu sinh lý của lạc như diện tích lá, khối lượng chất khô và hiệu suất quang hợp của cây, tuy nhiên ảnh hưởng này chưa thật sự rõ rệt.

5. Vi lượng Bo cũng có tác động đến các chỉ tiêu sinh hoá và nông hoá như các công thức có sử dụng Bo cho hàm lượng dầu trong hạt, hàm lượng đạm tổng số và hàm lượng Protein cao hơn ở công thức không phun Bo. Ngoài ra phun Bo còn duy trì hàm lượng Bo tổng số trong đất sau thu hoạch cao hơn so với không phun và cả hàm lượng Bo tổng số trước thí nghiệm.

6. Hầu hết các chỉ tiêu đều tăng khi có sử dụng vi lượng Bo, trong đó khi phun Bo với nồng độ 0,2% luôn có giá trị lớn nhất và không phun Bo có giá trị bé nhất.

7. Các thời kỳ phun Bo khác nhau ít có sự sai khác có ý nghĩa về các chỉ tiêu nghiên cứu. Phun Bo ở thời kỳ cây lạc bắt đầu ra hoa cho kết quả các chỉ tiêu nghiên cứu cao hơn so với phun Bo ở thời kỳ 3 - 4 lá.

8. Các công thức được phun Bo đều cho năng suất thực thu cao hơn so với công thức đối chứng. Phun Bo với nồng độ 0,2% ở thời kỳ cây lạc bắt đầu ra hoa cho năng suất cao nhất (31 tạ/ha) và làm tăng hiệu quả kinh tế so với đối chứng là 7.510.000 đồng/ha.

5.2. Đề nghị

Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy tác động tốt của vi lượng Bo đối với cây lạc, do vậy cần tiếp tục nghiên cứu để có thể đưa ra quy trình sử dụng phân vi lượng Bo ra sản xuất, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cây trồng.

Tuy nhiên do thời gian thực tập tốt nghiệp ngắn, thí nghiệm chỉ tiến hành trong một vụ, trên một chân đất nên việc đưa ra những kết luận trên đây chỉ mang tính chất bước đầu, chúng tôi có một số đề nghị như sau:

1. Cần tiến hành thí nghiệm thêm một số vụ nữa, trên nhiều chân đất và trên nhiều giống lạc khác nhau để có những kết luận chính xác hơn.

2. Cần tiến hành thí nghiệm sử dụng vi lượng Bo ở các thời kỳ sinh trưởng khác của lạc (ngoài thời kỳ 3 - 4 lá và bắt đầu ra hoa) để đánh giá chính xác hơn về hiệu quả của Bo.

3. Cần tiến hành thí nghiệm phun Bo cho lạc trên các nền phân bón khác nhau để có đánh giá phong phú hơn.

4. Có thể mở rộng pham vi thí nghiệm như tăng các nồng độ phun từ 0,1 - 0,5%, hoặc tăng bước nhảy của nồng độ lên để có thể thấy được rõ nét các tác động của các nồng độ vi lượng Bo khác nhau lên các chỉ tiêu sinh trưởng, sinh lý và sinh hoá của cây lạc.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nồng độ và thời kỳ phun vi lượng Bo đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lạc L14 vụ xuân 2009 tại hợp tác xã kim long, thành phố huế (Trang 87 - 91)

w