Tình hình sâu bệnh hại lạc

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nồng độ và thời kỳ phun vi lượng Bo đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lạc L14 vụ xuân 2009 tại hợp tác xã kim long, thành phố huế (Trang 69 - 70)

Đồ thị 4.8: Sự tương tác củ a2 yếu tố thí nghiệm đến chiều dài cành cấp I thời kỳ thu hoạch

4.9. Tình hình sâu bệnh hại lạc

Nước ta với điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm là điều kiện thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển của các loại sâu bệnh, cho nên việc phòng trừ sâu bệnh trở thành vấn đề nan giải đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lạc nói riêng. Sâu bệnh không những làm tăng chi phí đầu tư thuốc bảo vệ thực vật và các biện pháp phòng trừ khác mà còn là nguyên nhân chính làm giảm năng suất, phẩm chất lạc. Sâu bệnh làm mất đi các bộ phận như: thân, lá, quả làm cây sinh trưởng kém, năng suất giảm đáng kể. Một trong những giải pháp phòng trừ sâu bệnh là phương pháp phòng trừ tổng hợp (IPM), giúp lạc sinh trưởng và phát triển tốt, có sức đề kháng với một số bệnh, đây là biện pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao. Khi cung cấp dinh dưỡng qua lá sẽ khắc phục những khó khăn của việc hút dinh dưỡng của bộ rễ trong điều kiện canh tác đảm bảo cung cấp kịp thời và cân đối dinh dưỡng giúp lạc sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh. Trong quá trình tiến hành thí nghiệm chúng tôi chỉ theo dõi hai bệnh phổ biến ở vùng trồng lạc đó là bệnh héo rũ tái xanh và héo rũ gốc mốc đen, kết quả thể hiện ở bảng 4.21. Qua bảng 4.21 chúng tôi nhận thấy:

Bệnh héo rũ tái xanh: đây là một trong các bệnh héo rũ xảy ra phổ biến

trong các vụ lạc xuân, lạc Thu hàng năm và gây tổn thất lớn cho sản xuất. Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây hại, vi khuẩn này tồn tại trong đất khá lâu. Khi gặp điều kiện thuận lợi, vi khuẩn xâm nhập vào rễ qua biểu bì, qua vết thương, phá hoại mạch dẫn rễ làm lạc mất nước một cách nhanh chóng nên khi bị bệnh lá lạc héo rũ có màu tái xanh, sau đó các lá non của cành cũng héo. Bệnh phát sinh trong suốt giai đoạn sinh trưởng của cây, nhưng chỉ thực sự gây hại mạnh ở thời kỳ từ cây con đến thời kỳ ra hoa. Qua bảng chúng tôi thấy, bệnh phát triển mạnh vào giai đoạn cây con sau đó giảm dần ở thời kỳ tạo quả. Đặc biệt ở các công thức có phun Bo đều có tỷ lệ bệnh thấp hơn so với đối chứng. Cụ thể phun Bo với nồng độ 0,2% cho tỷ lệ bệnh thấp nhất (1,64%). Bước sang thời kỳ tạo quả, tỷ lệ

bệnh giảm đi đáng kể đặc biệt là khi phun Bo với nồng độ 0,2% vào giai đoạn cây lạc ra hoa đã làm giảm tỷ lệ bệnh xuống còn 0,05%. Trong khi đó công thức không phun Bo tỷ lệ bệnh vẫn còn cao (0,24%).

Bảng 4.21: Tình hình một số bệnh hại trên ruộng lạc

Bệnh Héo rũ tái xanh Héo rũ gốc mốc đen

Tỷ lệ bệnh Công thức Thời kỳ cây con (%) Thời kỳ ra hoa (%) Thời kỳ tạo quả (%) Thời kỳ cây con (%) Thời kỳ ra hoa (%) Thời kỳ tạo quả (%) A1B1 (Đ/C) 2,36 0,56 0,24 1,57 0,32 0,02 A1B2 1,76 0,43 0,13 1,23 0,18 0,01 A1B3 1,64 0,27 0,09 1,09 0,18 0,00 A1B4 1,81 0,29 0,12 1,00 0,21 0,00 A2B1 2,15 0,51 0,19 1,75 0,15 0,01 A2B2 2,05 0,32 0,15 1,56 0,29 0,00 A2B3 1,98 0,14 0,05 1,35 0,07 0,00 A2B4 2,01 0,20 0,12 1,21 0,13 0,01

Bệnh héo rũ gốc mốc đen: do nấm Aspergillus niger gây ra. Sợi nấm đa bào, sinh sản vô tính bằng cành bào tử phân sinh không màu, ở đỉnh cành phình to hình cầu, màu xám, trên đó mọc ra nhiều cuống nhỏ đam tia, màu nâu, sinh ra từng chuỗi bào tử phân sinh đơn bào, hình hơi tròn. Nấm Aspergillus niger tồn tại trong đất, nấm bệnh sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện trời ẩm và đất ẩm. Nấm bệnh truyền qua hạt giống và qua đất. Điều kiện thời tiết bất lợi, độ ẩm đất biến động lớn, hạt giống kém chất lượng và các yếu tố ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt đều ảnh hưởng đến khả năng phát sinh và gây hại của bệnh héo rũ gốc mốc đen. Qua bảng chúng tôi thấy bệnh héo rũ gốc mốc đen cũng phát triển mạnh vào giai đoạn cây con của lạc sau đó giảm dần, và đến thời kỳ tạo quả thì tỷ lệ nhiễm bệnh này trên đồng ruộng còn rất ít. So với bệnh héo rũ tái xanh thì tỷ lệ nhiễm của bệnh héo rũ gốc mốc đen ít hơn. Các công thức phun Bo có tỷ lệ bệnh thấp hơn so với không phun. Cụ thể phun Bo với nồng độ 0,3% cho tỷ lệ bệnh thấp nhất (1,00% ở thời kỳ cây con). Đến thời kỳ tạo quả chỉ có một số rất ít cây không được phun Bo bị nhiễm bệnh này còn các công thức được phun Bo tỷ lệ bệnh lúc này là 0,00%. Như vậy, phun Bo với các nồng độ khác nhau đã phần nào giúp cây lạc sinh trưởng, phát triển mạnh hơn giảm được bệnh hại.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nồng độ và thời kỳ phun vi lượng Bo đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lạc L14 vụ xuân 2009 tại hợp tác xã kim long, thành phố huế (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w