KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Diễn biến thời tiết khí hậu trong quá trình thí nghiệm
Thời tiết, khí hậu những yếu tố ảnh hưởng rất lớn trong sản xuất nông nghiệp. Cây lạc sinh trưởng, phát triển thích hợp ở nhiệt độ 25 - 300C. Trong thời kỳ nẩy mầm, yêu cầu nhiệt độ của lạc là 320C - 340C, tối đa ở 410C - 450C. Nhiệt độ nhỏ hơn 200C và lớn hơn 400C đều ảnh hưởng xấu tới quá trình nẩy mầm, kéo dài thời gian sinh trưởng hoặc ngừng sinh trưởng. Mặt khác, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm cũng ảnh hưởng tới sự ra hoa, biên độ nhiệt ngày đêm thuận lợi cho sự ra hoa, tạo quả là 60C. Ở 240C - 280C lạc ra hoa sớm, nở tập trung và cho hoa hữu hiệu cao [11].
Nước là yếu tố sinh thái khí hậu thứ hai có ảnh hưởng lớn đến năng suất lạc sau nhiệt độ. Mặc dù được coi là cây trồng tương đối chịu hạn nhưng nhiều kết quả nghiên cứu đều khẳng định sự thiếu hụt một lượng nước tối thiểu ở bất cứ giai đoạn sinh trưởng nào cũng đều ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triển và năng suất của cây lạc. Nếu thiếu nước ở thời kỳ nẩy mầm sẽ làm tỷ lệ nẩy mầm giảm thấp. Thiếu nước ở kỳ cây con đến trước ra hoa rễ ăn sâu hơn 5 - 10 % nhưng kém ăn ngang, bán kính phân bố rễ giảm 2/3 làm cho chiều cao cây, chiều dài cành và số lá giảm rõ, sự phân hoá mầm hoa kém. Khi cây lạc ra hoa làm quả bị thiếu nước thì hoa nở ít, tỷ lệ hoa có ích thấp, quả một hạt nhiều. Thiếu nước trong thời kỳ hình thành quả, hạt và chín làm cho trọng lượng quả, trọng lượng hạt giảm, lạc có hiện tượng chín ép, hàm lượng dầu và năng suất thấp [11].
Theo Duan Shufen, 1999 cây lạc bị hạn thời kỳ gieo hạt sẽ làm cho lạc mọc không đều, nhưng hạn vào giai đoạn hình thành quả là nguy hiểm nhất, thứ đến là giai đoạn ra hoa đâm tia [33].
Điểm khủng hoảng nước của cây lạc được nhiều tác giả công nhận là thời kỳ ra hoa rộ, thời kỳ đâm tia, thời kỳ hình thành quả và hạt. Trong đó, thời kỳ ra hoa rộ mẫn cảm nhất với thiếu nước. Thời kỳ nhu cầu nước của lạc tương đối thấp và cũng là thời kỳ lạc có khả năng chịu hạn tốt nhất là thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng. Sự hấp thu nước của cây lạc trong thời kỳ này ít hơn các thời kỳ tiếp theo (Su, 1964) điều này giải thích được nguyên nhân lạc ít mẫn cảm với thiếu nước trong pha đầu sinh trưởng [12].
Nhìn chung, độ ẩm đất trong suốt thời gian sinh trưởng của lạc yêu cầu khoảng 70 - 80 % độ ẩm giới hạn đồng ruộng. Yêu cầu này có cao hơn một chút ở thời kỳ ra hoa, kết quả (80 - 85 %) và giảm ở thời kỳ chín của hạt [12].
Nhu cầu về lượng mưa trong vụ lạc còn phụ thuộc vào khả năng giữ nước và thoát nước của đất, vào địa hình đồng ruộng [12].
Ánh sáng cũng tác động rất lớn đến quá trình sinh trưởng, giúp cây quang hợp, tích luỹ chất khô tạo năng suất. Ở thời kỳ nẩy mầm, ánh sáng kìm hãm tốc độ hút nước của rễ và tốc độ vươn dài của trục phôi. Ở thời kỳ kết quả, tia ở ngoài ánh sáng phát triển chậm, quả chỉ phát triển trong bóng tối [8].
Hoạt động sản xuất nông nghiệp thường diễn ra ngoài trời và mỗi loại cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt trong một điều kiện ngoại cảnh nhất định. Vì thế thời tiết là nhân tố đóng vai trò hết sức quan trọng, quyết định đến năng suất cây trồng; khi điều kiện ngoại cảnh thay đổi thì sẽ tác động đến cây trồng, làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Đặc biệt Thừa Thiên Huế là khu vực có điều kiện thời tiết khí hậu tương đối khắc nghiệt. Các vụ lạc xuân thường gặp rét đầu vụ và hạn cuối vụ, đây là những nguyên nhân chính hạn chế năng suất lạc. Do vậy nghiên cứu diễn biến của thời tiết khí hậu giúp chúng ta bố trí thời vụ gieo trồng thích hợp nhằm tận dụng những thuận lợi do thời tiết đem lại và hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do thời tiết gây ra. Diễn biến thời tiết khí hậu trong quá trình bố trí thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.1.
Bảng 4.1: Diễn biến thời tiết khí hậu của các tháng trong vụ Xuân 2009 Chỉ
tiêu
Nhiệt độ (T0C) Ẩm độ (U%) Mưa
TTB TMax TMin UTB UMin
Số ngày Lượng mưa (mm) 2 23,1 34,5 15,5 90 50 5 24,1 166 3 23,5 35,0 17,0 88 74 8 45 115 4 24,0 35,0 20,0 87 53 15 150 140 5* 25,5 33,2 21,0 88 63 7 108,5 56
(Nguồn: Trung tâm Khí tượng Thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế)
*: 10 ngày đầu tháng 5/2009.
Chế độ nhiệt: tháng 2 nhiệt độ trung bình là 23,1oC trời nắng phù hợp với quá trình nảy mầm của hạt, nên nhìn chung hạt nảy mầm nhanh và đều (7 ngày). Nhiệt độ này cũng phù hợp cho quá trình sinh trưởng, phát triển ở thời kỳ cây con (18 - 20oC), do đó giai đoạn này lạc phát triển tốt. Tháng 3 nhiệt độ tăng dần phù hợp với sinh trưởng của lạc thời kỳ trước ra hoa và ra hoa. Cuối tháng 4 và đầu tháng 5 nhiệt độ tăng dần thích hợp cho quá trình chín của lạc.
Về lượng mưa: nhìn chung vụ Xuân 2008 - 2009 ở Thừa Thiên Huế trời ít
mưa, giai đoạn lạc nảy mầm lượng mưa tháng 2 là 24,1 mm, đến tháng 4 lượng mưa nhiều khá thuận lợi đến quá trình đâm tia và hình thành quả.
Ẩm độ: nhìn chung ẩm độ ở các tháng đều cao. Ở tháng 2 đến đầu tháng 3
ẩm độ cao phù hợp cho quá trình sinh trưởng, phát triển của lạc ở thời kỳ cây con và trước ra hoa. Nhưng từ giữa tháng 3 đến đầu tháng 4 ẩm độ vẫn cao từ 87 - 88% nó vượt xa ẩm độ tối thích (75 - 80%) đã ảnh hưởng lớn đến quá trình ra hoa của lạc.
Số giờ nắng: Lạc là cây ưa sáng nhưng phản ứng với ánh sáng không chặt.
Cường độ ánh sáng có quan hệ hữu cơ với cường độ quang hợp vì vậy tuy không là yếu tố ảnh hưởng sâu sắc nhưng ánh sáng vẫn có vai trò nhất định. Thời kỳ ra hoa tạo quả có số giờ nắng 200 giờ/ tháng là thuận lợi nhất, trong khi đó vào tháng 3 là lúc lạc ra hoa ở địa bàn nghiên cứu chỉ có 115 giờ/ tháng nên không thuận lợi cho quá trình ra hoa của lạc.
Tóm lại thời tiết khí hậu vụ Xuân 2009 ở Thừa Thiên Huế tương đối thuận lợi cho quá trình sinh trưởng, phát triển của lạc. Tuy lạc ra hoa gặp một số ngày mưa nhưng sau đó lại có nhiều ngày nắng nên không ảnh hưởng nghiêm trọng, lạc ra hoa vẫn tập trung.