Ảnh hưởng của nồng độ và thời kỳ phun vi lượng Bo đến sự tăng trưởng chiều cao cây lạc qua các thời kỳ

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nồng độ và thời kỳ phun vi lượng Bo đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lạc L14 vụ xuân 2009 tại hợp tác xã kim long, thành phố huế (Trang 40 - 45)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3.Ảnh hưởng của nồng độ và thời kỳ phun vi lượng Bo đến sự tăng trưởng chiều cao cây lạc qua các thời kỳ

cao cây lạc qua các thời kỳ

Sinh trưởng là quá trình tăng lên về khối lượng, kích thước của những cơ quan liên quan đến sự hình thành các yếu tố cấu tạo mới như các thành phần mới của tế bào, tế bào mới, cơ quan mới... Chiều cao cây lạc là chỉ tiêu sinh trưởng quan trọng, không những tạo nên bộ khung tán để quang hợp tích lũy vật chất khô mà còn là cơ sở để cây cho năng suất. Sự tăng trưởng về chiều cao thân chính của cây lạc mạnh hay yếu thể hiện sức sống và khả năng chống chịu của cây lạc trong điều kiện trồng trọt cụ thể. Chiều cao thân chính là do đặc tính di truyền quy định tuy nhiên nó cũng phụ thuộc rất lớn vào điều kiện ngoại cảnh như nước, đất đai, phân bón,... Nếu được bón phân cân đối và hợp lý thì cây lạc sẽ sinh trưởng, phát triển tốt, đạt chiều cao tiềm năng của giống. Trái lại nếu dinh dưỡng cung cấp cho cây thiếu hụt thì sẽ làm cho chiều cao thân chính cũng như các bộ phận khác phát triển không bình thường, là nguyên nhân làm giảm năng suất, chất lượng nông sản. Qua theo dõi chúng tôi thu được kết quả như bảng:

Bảng 4.3: Ảnh hưởng của các nồng độ vi lượng Bo đến sự tăng trưởng chiều cao thân chính của lạc

ĐVT: cm

Nồng độ Bo (%)

Thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây lạc

5 - 7 lá Ra hoa rộ đợt I Kết thúc ra hoa Thu hoạch

0,0 4,18 a 11,29c 21,52b 33,61b

0,1 4,17 a 14,25ab 23,31ab 35,44ab

0,2 4,29 a 15,44a 25,34a 35,88ab

0,3 4,28 a 13,39b 24,17a 36,69a

LSD0,05 0,23 1,22 2,19 2,46

(Ghi chú: Các công thức giống nhau được biểu thị cùng một chữ cái, các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05).

nhanh về chiều cao qua các thời kỳ, giai đoạn từ ra hoa rộ đợt I đến kết thúc ra hoa là giai đoạn cây lạc tăng cao về chiều cao nhất (đạt 24,17cm) ở nồng độ Bo 0,3%. Trong cùng một thời kỳ nhưng các nồng độ Bo khác nhau thì chiều cao cây cũng có sự khác nhau có ý nghĩa. Cùng một nồng độ phun Bo ở các giai đoạn sinh trưởng phát triển khác nhau của cây lạc cũng cho thấy có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê. Không phun Bo thì ở tất cả các giai đoạn sinh truởng của cây đều có chiều cao thấp nhất. Điều này chứng tỏ việc không phun Bo cho cây trồng đã hạn chế rất lớn đến chiều cao cây. Còn hai nồng độ Bo 0,2% và 0,3% có chiều cao ở thời kỳ kết thúc ra hoa và thu hoạch là tương đối giống nhau, sự khác nhau giữa hai nồng độ này là không có ý nghĩa về mặt thống kê. Theo thời gian thì tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các nồng độ Bo là không giống nhau, ở ba thời kỳ đầu thì nồng độ Bo 0,2% luôn là nồng độ có chiều cao lớn nhất nhưng đến thời kỳ thu hoạch thì nồng độ Bo 0,3% mới là nồng độ có tác dụng làm tăng chiều cao lớn nhất (với 36,69cm).

Bảng 4.4: Ảnh hưởng của các thời kỳ phun vi lượng Bo đến sự tăng trưởng chiều cao thân chính của lạc

ĐVT: cm

Thời kỳ phun

Bo Thời kỳ STPT của cây lạc

5 - 7 lá Ra hoa rộ đợt I Kết thúc ra hoa Thu hoạch

3 - 4 lá 4,32 a 12,96 a 22,85 a 34,90 a

Bắt đầu ra hoa 4,14 a 14,23 a 24,31 a 35,91 a

LSD0,05 1,06 1,51 3,28 3,21

(Ghi chú: Các công thức giống nhau được biểu thị cùng một chữ cái, các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05).

Qua bảng 4.4 chúng tôi thấy chiều cao thân chính của cây lạc tăng dần lên theo các giai đoạn sinh trưởng. Ở các thời kỳ phun khác nhau thì chiều cao cây cũng có sự khác nhau tuy nhiên sự sai khác này lại không có ý nghĩa về mặt thống kê. Các công thức được phun Bo ở thời kỳ cây lạc 3 - 4 lá có chiều cao cao hơn các công thức còn lại, tuy nhiên ở thời kỳ bắt đầu ra hoa việc phun Bo đã tác động rất lớn đến chiều cao thân chính cây lạc. Đặc biệt giai đoạn từ ra hoa đến thu hoạch chiều cao cây lạc ở các công thức được phun Bo thời kỳ bắt đầu ra hoa có chiều cao vượt trội so với các công thức xử lý Bo ở thời kỳ 3 - 4 lá.

Xét sự tương tác giữa các yếu tố thí nghiệm đến động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của cây lạc trong các thời kỳ sinh trưởng còn lại chúng tôi thu được kết quả như bảng 4.5 và các đồ thị sau:

4.134 4.157 4.157 4.181 4.205 4.228 4.252 4.275 4.299 4.323 4.346 above

SU TUONG TAC CUA 2 YEU TO THI NGHIEM DEN CHIEU CAO THAN CHINH THOI KY 5-7 LAz=4.386+-0.138*x+0.407*y z=4.386+-0.138*x+0.407*y

Đồ thị 4.1: Sự tương tác của 2 yếu tố thí nghiệm đến chiều cao thân chính của lạc thời kỳ 5-7 lá

11.857 12.188 12.188 12.520 12.851 13.183 13.514 13.846 14.178 14.509 14.841 above

SU TUONG TAC CUA 2 YEU TO THI NGHIEM DEN CHIEU CAO THAN CHINH THOI KY RA HOA ROz=10.247+1.278*x+7.897*y z=10.247+1.278*x+7.897*y

Đồ thị 4.2: Sự tương tác của 2 yếu tố thí nghiệm đến chiều cao thân chính của lạc thời kỳ ra hoa rộ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

21.598 21.991 21.991 22.385 22.779 23.172 23.566 23.959 24.353 24.747 25.140 above

SU TUONG TAC CUA 2 YEU TO TN DEN CHIEU CAO THAN CHINH TK KET THUC RA HOAz=20.239+0.966*x+11.214*y z=20.239+0.966*x+11.214*y

Đồ thị 4.3: Sự tương tác của 2 yếu tố thí nghiệm đến chiều cao thân chính của lạc thời kỳ kết thúc ra hoa

33.294 33.777 33.777 34.260 34.742 35.225 35.708 36.190 36.673 37.155 37.638 above

SU TUONG TAC CUA 2 YEU TO TN DEN CHIEU CAO THAN CHINH THOI KY THU HOACHz=31.165+1.647*x+12.206*y z=31.165+1.647*x+12.206*y

Đồ thị 4.4: Sự tương tác của 2 yếu tố thí nghiệm đến chiều cao thân chính của lạc thời kỳ thu hoạch

Bảng 4.5: Sự tương tác giữa hai yếu tố đến động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của lạc

ĐVT: cm

Thời kỳ phun Bo Nồng độ Bo (%)

Thời kỳ STPT của cây lạc

5 - 7 lá Ra hoa rộ đợt I Kết thúc ra hoa Thu hoạch 3 - 4 lá 0,0 4,16 a 11,18e 21,18b 33,37b 0,1 4,24 a 13,40bcd 22,45b 34,84ab 0,2 4,44 a 14,60ab 23,96ab 35,63ab 0,3 4,42 a 12,67cde 23,83ab 35,77ab Bắt đầu ra hoa 0,0 4,19 a 11,40de 21,86b 33,84b 0,1 4,09 a 15,10ab 24,17ab 36,04ab 0,2 4,14 a 16,29a 26,72a 36,13ab 0,3 4,13 a 14,12bc 24,50ab 37,62a LSD0,05 (giữa 2 nghiệm thức nồng độ

trong cùng một thời kỳ phun) 0,33 1,72 3,09 3,47

LSD0,05 (giữa 2 nghiệm thức nồng độ

trong các thời kỳ phun khác nhau) 1,07 2,02 4,01 4,17

(Ghi chú: Các công thức giống nhau được biểu thị cùng một chữ cái, các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05)

Qua bảng 4.5 và đồ thị 4.1, 4.2, 4.3, 4.4 chúng tôi nhận thấy chiều cao thân chính của lạc tăng lên qua các thời kỳ sinh trưởng, sự tăng trưởng này ở các công thức là khác nhau. Tại thời kỳ cây lạc 5 - 7 lá chiều cao cây lạc giữa các công thức không có sự sai khác có ý nghĩa, tuy nhiên ở các thời kỳ sinh trưởng tiếp theo chiều cao cây lạc đã có sự sai khác đáng kể. Trong một thời kỳ phun Bo các nồng độ phun khác nhau có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê, trừ nồng độ 0,1 - 0,3% phun ở thời kỳ 3 - 4 lá trong thời kỳ thu hoạch không có sự sai khác có ý nghĩa về chiều cao thân chính. Cùng nồng độ nhưng ở hai thời kỳ phun khác nhau cũng có sự khác nhau đáng kể về mặt thống kê. Nồng độ 0,1% trong thời kỳ phun thứ nhất chiều cao thân chính chỉ đạt mức 2 đến mức 3 trong thời kỳ cây lạc ra hoa đợt 1, sau đó tăng dần lên và đạt mức 2 trong thời kỳ thu hoạch, cùng nồng độ này tại thời kỳ phun thứ 2 luôn đạt mức 2 trong suốt thời gian sinh trưởng. Nồng độ 0,3% ở thời kỳ phun thứ nhất chỉ đạt dưới mức 4 trong thời kỳ cây lạc ra hoa đợt 1, sau đó tăng lên mức 2 ở hai thời kỳ sinh trưởng tiếp theo. Trong khi đó nồng độ 0,3% ở thời kỳ phun thứ 2 luôn đạt mức 2 trở lên trong suốt các thời kỳ sinh trưởng của cây lạc và ở thời kỳ cây lạc thu hoạch nồng độ này đạt chiều cao thân chính cao nhất so với tất cả các công thức thí nghiệm. Tất cả các công thức có sử dụng Bo trong từng thời kỳ sinh trưởng khác nhau đều có chiều cao thân chính cao hơn nhiều so với đối chứng phun nước lã với sự sai khác có ý nghĩa. Trong thời kỳ thu hoạch sự sai khác này có phần

kém rõ rệt, tuy nhiên các công thức có sử dụng Bo vẫn có chiều cao thân chính ưu việt hơn so với không phun. Nhìn chung các nồng độ sử dụng Bo ở thời kỳ phun thứ 2 luôn cho chiều cao thân chính cao hơn so với công thức cùng nồng độ ở thời kỳ phun thứ nhất.

Như vậy qua phân tích chúng tôi có nhận xét rằng ở cả 2 thời kỳ phun Bo, sử dụng nồng độ 0,2% luôn cho chiều cao ổn định và vượt trội suốt quá trình sinh trưởng, nhưng đến thời kỳ thu hoạch công thức phun Bo ở nồng độ 0,3% trong thời kỳ phun 2 lại cho chiều cao cao hơn. Tất cả các công thức có sử dụng Bo đều có chiều cao vượt trội hơn so với đối chứng phun nước lã. Vậy việc sử dụng Bo ở thời kỳ nào hay với nồng độ bao nhiêu thì đều có tác động nhất định tới chiều cao cây cuối cùng.

4.4. Ảnh hưởng của nồng độ và thời kỳ phun vi lượng Bo đến sự tăng trưởng chiều dài cành cấp I đầu tiên

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nồng độ và thời kỳ phun vi lượng Bo đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lạc L14 vụ xuân 2009 tại hợp tác xã kim long, thành phố huế (Trang 40 - 45)