Tổng số quả/cây và số quả chắc/cây: phụ thuộc vào đặc tính giống, điều

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nồng độ và thời kỳ phun vi lượng Bo đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lạc L14 vụ xuân 2009 tại hợp tác xã kim long, thành phố huế (Trang 80 - 82)

quả/cây (quả) Số quả chắc/cây (quả) P 100 quả (gam) P 100 hạt (gam) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) 0,0 18,96b 11,43b 109,41b 50,03b 30,96c 24,12b 0,1 25,80a 14,46a 114,84a 50,84ab 41,12b 27,62a 0,2 27,40a 15,53a 116,72a 52,50a 44,85a 29,87a 0,3 25,73a 14,40a 113,94ab 52,52a 40,50b 28,66a LSD0,05 3,97 1,20 5,17 1,96 3,04 2,41

(Ghi chú: Các công thức giống nhau được biểu thị cùng một chữ cái, các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05).

- Tổng số quả/cây và số quả chắc/cây: phụ thuộc vào đặc tính giống, điều

trên cây là yếu tố quyết định đến năng suất lạc, số quả chắc càng nhiều thì năng suất càng cao. Qua số liệu bảng 4.26 chúng tôi thấy phun Bo với các nồng độ khác nhau đều cho tổng số quả/cây và số quả chắc trên cây cao hơn so với không phun Bo vì khi Bo có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thụ phấn, hình thành quả. Việc phun và không phun Bo có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê so với không phun. Phun Bo với nồng độ 0,2% cho tổng số quả trên cây và số quả chắc trên cây cao nhất (với 27,40 quả/cây và 15,53 quả chắc/cây), phun Bo với nồng độ 0,1% và 0,3% cho số quả/cây và số quả chắc/cây tương đương nhau. Không phun Bo cho số quả trên cây và số quả chắc thấp nhất (với 18,96 quả/cây và 11,43 quả chắc/cây).

- Khối lượng 100 quả: Qua bảng số liệu chúng tôi thấy phun Bo với các nồng độ khác nhau đã cho P100 quả lớn hơn so với không phun. Phun và không phun Bo có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê. Phun Bo nồng độ 0,2% cho P100 quả lớn nhất (116,72g), phun Bo nồng độ 0,1% và 0,3% cho P100 quả tương đương nhau, không phun Bo cho P100 quả thấp nhất (109,41g).

Khối lượng 100 hạt: Cũng như P100 quả thì P100 hạt ở các công thức phun Bo đều cao hơn so với không phun Bo. Phun Bo với nồng độ 0,2% và 0,3% cho P100 hạt tương đương nhau (52,50 g và 50,52 g), không phun Bo cho P100 hạt thấp nhất (50,03g).

Năng suất lý thuyết (NSLT): Qua bảng ta thấy có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các nồng độ phun. Các nồng độ phun Bo từ 0,1-0,3% đều cho năng suất lý thuyết cao hơn so với không phun. Phun Bo với nồng độ 0,2% cho năng suất lý thuyết cao nhất (44,85 tạ/ha), không phun Bo cho năng suất lý thuyết thấp nhất (30,96 tạ/ha).

Năng suất thực thu (NSTT): Qua bảng chúng ta thấy rằng việc không phun

Bo có ảnh hưởng xấu đến năng suất cuối cùng của lạc, năng suất được chia làm hai nhóm có phun và nhóm không phun, giữa hai nhóm này có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê và có sự chênh lệch lớn giữa không phun với nồng độ lớn nhất là 0,2% và năng suất chênh lệch tới xấp xỉ 5 tạ/ha.

cấu thành năng suất và năng suất Thời kỳ phun Bo Chỉ tiêu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nồng độ và thời kỳ phun vi lượng Bo đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lạc L14 vụ xuân 2009 tại hợp tác xã kim long, thành phố huế (Trang 80 - 82)