ánh khả năng quang hợp của cây trồng, đây là chỉ tiêu đánh giá tiềm năng năng suất của cây trồng đó. Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy HSQH của các công thức thí nghiệm ở mức khá. Phun Bo khi cây lạc có 3 - 4 lá với nồng độ 0,3% cho HSQH cao nhất (5,00g chất khô/m2 lá/ngày đêm) nhưng khi phun Bo ở thời kỳ cây lạc bắt đầu ra hoa thì nồng độ Bo 0,2% lại cho HSQH đạt cao nhất (5,48g chất khô/m2
lá/ngày đêm). Không phun Bo cho HSQH trong cây thấp nhất ở cả hai thời kỳ phun khác nhau.
4.11. Ảnh hưởng của nồng độ và thời kỳ phun vi lượng Bo đến một số chỉ tiêu về phẩm chất hạt và chỉ tiêu nông hóa thổ nhưỡng của đất về phẩm chất hạt và chỉ tiêu nông hóa thổ nhưỡng của đất
Các nguyên tố vi lượng có vai trò đặc biệt không thay thế bằng các nguyên tố khác trong sự sinh trưởng phát triển thực vật. Chúng tham gia vào nhiều quá trình sinh lý sinh hoá trong cơ thể thực vật. Ngay cả trong điều kiện cây trồng được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng đa lượng NPK... mà thiếu hụt một nguyên tố vi lượng nào đó thì sự sinh trưởng của cây cũng bị hạn chế và cây không cho năng suất tối đa. Thiếu hụt trầm trong nguyên tố vi lượng sẽ làm cây trồng phát sinh nhiều loại bệnh như: lép hạt ở cây hoà thảo, rỗng ruột và thối lõi củ cải, vết bầm ở táo, lá hình hoa thị ở cây ăn quả, bệnh vàng úa lá và nhiều bệnh khác ở cây trồng. Vì vậy sử dụng hợp lý phân vi lượng không những giúp cây sinh trưởng khoẻ, ít bệnh mà còn tăng đáng kể năng suất và chất lượng nông sản phẩm. Theo nghiên cứu của một số tác giả cho thấy khi sử dụng B, Mo, Zn đã làm tăng năng suất lạc lên 14,24 - 27,80%,
hàm lượng Lipid tăng 17,47 - 29,28%, hàm lượng Protein tăng 15,8o - 24,40% và tăng thu nhập lên tới 21,8 - 42,0% [18]. Trong khuôn khổ đề tài này chúng tôi tiến hành phân tích các chỉ tiêu sinh hóa trong hạt để xem xét tác động của vi lượng Bo đến sự tích lũy dầu, Đạm tổng số và hàm lượng Protein trong hạt khi thu hoạch. Ngoài ra để đánh giá khả năng sử dụng vi lượng Bo trong quá trình sinh trưởng của cây lạc chúng tôi phân tích hàm lượng Bo trong đất trước và sau thí nghiệm. Từ đấy có thể so sánh khả năng sử dụng vi lượng Bo ở nồng độ và thời kỳ nào là hiệu quả nhất của cây lạc. Kết quả phân tích thể hiện ở bảng 4.25.
Bảng 4.25: Ảnh hưởng của nồng độ và thời kỳ phun vi lượng Bo đến phẩm chất hạt và hàm lượng Bo trong đất ĐVT: % chất khô Chỉ tiêu Công thức Hàm lượng dầu trong hạt (%) Hàm lượng N tổng số (%) Hàm lượng Protein (%) Hàm lượng Bo trong đất trước TN (ppm) Hàm lượng Bo trong đất sau TN (ppm) A1B1 (Đ/C) 48,37 5,50 29,69 1,23 0,92 A1B2 49,86 5,94 33,92 1,23 1,57 A1B3 49,21 5,93 33,86 1,23 1,43 A1B4 48,86 5,91 33,75 1,23 1,8 A2B2 48,64 5,90 33,69 1,23 1,52 A2B3 48,70 5,76 32,89 1,23 1,62 A2B4 49,25 5,47 31,23 1,23 2,82
(Phân tích tại: Bộ môn sinh lý sinh hóa, khoa Nông học, Đại học Nông Lâm Huế và
bộ môn Kinh tế sử dụng đất, Viện nông hóa thổ nhưỡng, năm 2009)
Về phẩm chất hạt: qua phân tích các chỉ tiêu sinh hoá trong hạt kết quả cho
thấy các công thức thí nghiệm đều có sự sai khác lẫn nhau, cụ thể:
- Hàm lượng dầu: Đây là mmột chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng hạt, hàm lượng dầu trong hạt biến động từ 40,2 - 60,7% vật chất khô của hạt [2]. Qua phân tích cho thấy các công thức đem phân tích có hàm lượng dầu đạt từ 48,37 - 49,86%, như vậy hàm lượng dầu của các công thức thí nghiệm đều ở mức trung bình đến trung bình khá. Trong đó công thức phun Bo với nồng độ 0,1% ở thời kỳ phun thứ nhất có hàm lượng dầu là cao nhất, các công thức A1B3, A2B4 cũng có hàm lượng dầu tương đối cao. Các công thức có sự dụng Bo đều có hàm lượng dầu cao hơn đối chứng không phun nhưng chênh lệch này không đáng kể.
- Đạm tổng số: Qua phân tích % đạm tổng số của các công thức đều đạt từ 5,2 - 5,94% vật chất khô của hạt. Công thức đối chứng có hàm lượng đạm tổng số là thấp nhất. Các nồng độ phun Bo ở thời kỳ phun thứ nhất có hàm lượng đạm tổng số khá đồng đều và tương đối cao so với các nồng độ phun thời kỳ phun thứ 2. Nồng độ 0,3% ở thời kỳ phun thứ 2 có hàm lượng đạm tổng số đạt 5,47%, thấp hơn so với các nồng độ 0,1 và 0,2% trong cùng thời kỳ phun và thấp hơn rất nhiều so với cùng nồng độ này trong thời kỳ phun 1. Như vậy khi phun vi lượng Bo cho lạc vào thời kỳ 3 - 4 lá bất kỳ nồng độ phun từ 0,1 - 0,3% có thể làm tăng hàm lượng dầu trong hạt cao hơn so với các công thức cùng nồng độ phun trong thời kỳ phun thứ 2.
- Hàm lượng Protein: Trong hạt hàm lượng Protein biến động từ 20 - 37,5%, theo kết quả phân tích hàm lượng Protein trong hạt của các công thức thí nghiệm chúng tôi nhận thấy hàm lượng Protein đạt từ 29,69 - 33,92%. Như vậy hàm lượng Protein của các công thức thí nghiệm đạt mức khá cao, ở tất cả các công thức có sử dụng Bo đều có hàm lượng Protein cao hơn so với đối chứng không phun. Các công thức A1B2, A1B3, A1B4, A2B2 có hàm lượng Protein khá đồng đều nhau, trong đó hàm lượng Protein của công thức A1B2 là cao nhất. Các công thức A2B3, A2B4 chỉ đạt từ 31,23 - 32,89% ở mức trung bình. Như vậy việc sử dụng vi lượng Bo có tác dụng lên khả năng tích luỹ Protein ở cây lạc.
Qua phân tích chúng tôi nhận thấy việc sử dụng Bo cho lạc ở các thời kỳ và các nồng độ phun khác nhau có sự khác nhau, tất cả các công thức có sử dụng đều cho hiệu quả tích luỹ dầu, đạm tổng số và Protein cao hơn so với đối chứng phun nước lã. Nhìn chung các nồng độ phun Bo ở thời kỳ cây lạc 3 - 4 lá có khả năng tích luỹ các chất cao hơn các nồng độ ở thời kỳ thứ 2, trong đó phun Bo với nồng độ 0,1% cho kết quả cao nhất.
Về chỉ tiêu nông hoá thổ nhưỡng:
Hàm lượng Bo tổng số trong đất nông nghiệp biến động từ 1 - 467 ppm, đối với vùng khí hậu ẩm ướt hàm lượng Bo thường thấp khoảng 0,2 - 1,5ppm còn đối với vùng đất khô hạn hàm lượng Bo có thể lên tới 10 - 40ppm [28].
Qua phân tích hàm lượng Bo tổng số trong đất trước khi tiến hành thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả là hàm lượng Bo trong khu đất thí nghiệm chỉ đạt 1,23ppm. Theo tài liệu nghiên cứu thì hàm lượng Bo này thấp, không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cây trồng, do đó đây cũng là cơ sở để chúng tôi tiến hành phun bổ sung Bo vào các thời kỳ sinh trưởng của cây lạc. Sau khi thu hoạch chúng tôi tiếp tục lấy mẫu đất và đưa phân tích kiểm tra hàm lượng Bo còn lại trong đất và thu được kết quả như bảng 4.25. Theo bảng cho thấy hàm lượng Bo ở công thức đối
chứng thấp nhất trong các mẫu đất phân tích, hàm lượng chỉ đạt 0,92ppm. Trước thí nghiệm hàm lượng Bo là 1,23ppm, sau thí nghiệm ở công thức không phun bổ sung vi lượng Bo thì hàm lượng Bo tổng số trong đất giảm còn 0,92ppm, nếu loại trừ khả năng bị rửa trôi (loại trừ sai số trên đồng ruộng, các công thức khác cũng bị rửa trôi tương tự) thì cây lạc đã lấy đi của đất một hàm lượng Bo nhất định. Tất cả các công thức có sử dụng Bo thì khi phân tích hàm lượng Bo tổng số còn lại đều cho kết quả từ 1,43 - 2,82ppm. Các công thức sử dụng nồng độ Bo khác nhau và ở các thời kỳ phun Bo khác nhau cũng có sự chênh lệch về hàm lượng Bo còn lại trong đất. Nhìn chung trong cùng 1 thời kỳ phun thì nồng độ phun Bo 0,3% có hàm lượng Bo tổng số còn lại là cao nhất. Ở thời kỳ phun thứ hai hàm lượng Bo còn lại ở các công thức đều cao hơn các công thức cùng nồng độ phun ở thời kỳ phun 3 - 4 lá. Hàm lượng Bo ở nồng độ phun 0,3% trong thời kỳ thứ hai đạt 2,82ppm là khá cao, cao nổi trội hơn so với các công thức khác trong thí nghiệm. Chúng tôi nhận thấy các công thức có phun bổ sung Bo đều cho hàm lượng Bo tổng số trong đất sau thí nghiệm cao hơn hàm lượng Bo có trong đất trước thí nghiệm và nếu so với hàm lượng Bo của đất nông nghiệp ở vùng khí hậu nóng ẩm thì đạt ở mức khá cao. Như vậy việc sử dụng Bo phun bổ sung cho lạc không chỉ có tác động tốt cho các chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá của cây lạc mà còn góp phần cải tạo đất, duy trì hàm lượng Bo tổng số trong đất sau thu hoạch.
4.12. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
Mục tiêu cuối cùng của công tác nghiên cứu giống cây trồng là năng suất. Năng suất là chỉ tiêu cuối cùng đánh giá một cách chính xác và toàn diện nhất đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng nói chung và cây lạc nói riêng. Đây là chỉ tiêu được quan tâm hàng đầu của người sản xuất. Đối với cây lạc, các yếu tố cấu thành năng suất là: số cây trên một đơn vị diện tích, số quả trên cây, tỉ lệ quả chắc trên cây, trọng lượng 100 quả chắc, trọng lượng100 hạt. Tuy nhiên, thông thường để xác định năng suất lạc người ta sử dụng công thức tính gồm các yếu tố cấu thành như sau:
Năng suất (tạ/ha) = số cây/1m2 x số quả chắc/cây x P100 quả(g) x 7500 x 10-7
Các yếu tố cấu thành năng suất trên được hình thành trong các thời điểm khác nhau của quá trình sinh trưởng phát triển của cây, chịu ảnh sự tác động của các điều kiện khác nhau và chúng có mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau. Muốn đạt năng suất cao, người trồng trọt phải biết tác động các biện pháp kỹ thuật hợp lý, cơ cấu các yếu tố cấu thành năng suất hợp lý, ảnh hưởng có lợi lẫn nhau để kết quả cuối cùng có tích số năng suất đạt cao nhất.
- Số quả chắc trên cây lạc là chỉ tiêu đánh giá về số lượng thường phụ thuộc vào sự tác động của nhiều yếu tố diễn ra trong một thời gian dài từ khi lạc có 3 lá thật đến thu hoạch. Khi lạc có 3 lá thật mầm hoa đã được hình thành và số lượng hoa/cây lạc thường được quyết định ở thời kỳ này. Sau đó 20 - 30 ngày hoa lạc bắt đầu nở. Quá trình nở hoa và thụ phấn thụ tinh của mỗi hoa diễn ra trong vòng 1 ngày và rất mẫn cảm với các yếu tố ngoại cảnh, trong đó về dinh dưỡng khoáng cây cần có đủ đạm và kali. Quá trình nở hoa và thụ phấn thụ tinh của các hoa trên cây thường diễn ra đến cuối vụ nhưng tập trung chủ yếu trong vòng 20 - 30 ngày đầu và khoảng 10 - 30% số hoa này trở thành hoa hữu hiệu, còn sau đó thì diễn ra lai rai và thường là các hoa vô hiệu. Các hoa sau khi hoàn thành thụ phấn thụ tinh, bầu hoa phát triển thành tia đề đưa bầu hoa xuống dưới đất rồi dần phát triển vỏ quả, vỏ quả đạt kích thước tối đa khoảng 30 ngày sau khi hoa nở, giai đoạn này cây lạc cần điều kiện đất tơi xốp và khoảng 70 - 80% nhu cầu về canxi. Sau đó quá trình tích lũy chất khô về hạt mới diễn ra đến khi chín. Giai đoạn này mọi hoạt động sống của cây diễn ra mãnh liệt nhất và có yêu cầu cao về nhiệt độ, nước và dinh dưỡng khoáng. Như vậy, số quả chắc trên cây phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác diễn ra trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây lạc. Do vậy để nâng cao năng suất lạc thì việc tác động các biện pháp kỹ thuật trong đó chế độ bón phân hợp lý đóng vai trò rất quan trọng [11].
Kết quả thu được của chúng tôi về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất được trình bày ở các bảng sau:
Bảng 4.26: Ảnh hưởng của các nồng độ Bo đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
Nồng độ Bo (%) Chỉ tiêu