KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.4. Ảnh hưởng của nồng độ và thời kỳ phun vi lượng Bo đến sự tăng trưởng chiều dài cành cấp I đầu tiên
Cùng với thân chính, cành lạc góp phần tạo nên bộ khung của cây và quyết định số lá trên cây. Thông thường thì cành càng dài sẽ có càng nhiều lá. Chiều dài cành cấp I đầu tiên có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất vì hoa ở cặp cành này có tỷ lệ hoa hữu hiệu cao, cho nhiều quả chắc nên làm tăng khối lượng 100 quả.
Vì vậy khi nghiên cứu về sự phát triển của cành/cây chúng ta đặc biệt quan tâm đến chiều dài cành cấp I đầu tiên. Nếu cặp cành này to khỏe, phân cành hợp lý thì khả năng cho năng suất sẽ cao hơn. Chúng tôi thu được kết quả như các bảng:
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của các nồng độ vi lượng Bo đến sự tăng trưởng chiều dài cành cấp I đầu tiên
ĐVT: cm
Nồng độ Bo (%)
Thời kỳ STPT của cây lạc
5 - 7 lá Ra hoa rộ đợt I Kết thúc ra hoa Thu hoạch 0,0 4,23b 12,75c 22,46c 38,64c 0,1 4,44ab 16,27b 25,41ab 41,84b 0,2 4,62a 17,60a 27,25a 44,52a 0,3 4,52ab 16,22b 25,23b 42,73ab LSD0,05 0,3089 1,09 1,95 2,29
(Ghi chú: Các công thức giống nhau được biểu thị cùng một chữ cái, các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05).
Qua bảng 4.6 chúng tôi thấy: cùng với sự tăng lên của chiều cao thân chính qua các giai đoạn sinh trưởng thì chiều dài cành cấp I đầu tiên cũng tăng lên, chiều
dài cành cấp I đầu tiên cũng tăng mạnh từ giai đoạn ra hoa rộ đợt I đến thu hoạch. Chiều dài cành cấp I đầu tiên ở các nồng độ Bo khác nhau có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê, trong các nồng độ thì nồng độ Bo 0,2% luôn cho chiều dài cành cấp I cao nhất ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây. Công thức không được phun Bo luôn cho chiều dài cành cấp I ngắn nhất.
Ảnh hưởng của yếu tố thời kỳ phun đến sự tăng trưởng chiều dài cành cấp I thể hiện như bảng 4.7.
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của các thời kỳ phun vi lượng Bo đến sự tăng trưởng chiều dài cành cấp I đầu tiên
ĐVT: cm
Thời kỳ phun Bo
Thời kỳ STPT của cây lạc
5 - 7 lá Ra hoa rộ đợt I Kết thúc ra hoa Thu hoạch
3 - 4 lá 4,65 a 14,83 a 23,77 a 40,59 a
Bắt đầu ra hoa 4,25 a 16,58 a 26,40 a 43,27 a
LSD0,05 1,01 1,92 3,69 3,53
(Ghi chú: Các công thức giống nhau được biểu thị cùng một chữ cái, các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05).
Ảnh hưởng của các thời kỳ phun đến chiều dài cành cấp I đầu tiên là không giống nhau ở các giai đoạn sinh trưởng của cây. Theo bảng 4.7 thì chiều dài cành cấp I trong giai đoạn 5 - 7 lá rất thấp, chiều dài cành tăng dần ở các thời kỳ theo dõi tiếp theo và đặc biệt tăng mạnh ở giai đoạn từ kết thúc ra hoa cho đến khi thu hoạch. Ở giai đoạn cây lạc có 5 - 7 lá thì phun Bo ở thời kỳ cây lạc có 3 - 4 lá đã cho chiều dài cành cấp I cao hơn so với phun Bo ở thời kỳ cây lạc bắt đầu ra hoa. Nhưng từ giai đoạn cây lạc ra hoa rộ đến khi kết thúc ra hoa thì phun Bo ở thời kỳ cây bắt đầu ra hoa đã chứng tỏ hiệu quả hơn. Tuy nhiên kết quả phân tích thống kê cho thấy ở các thời kỳ phun khác nhau là không có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê.
Sự tương tác của 2 yếu tố thí nghiệm nồng độ phun và thời kỳ phun lên chỉ tiêu chiều dài cành cấp I đầu tiên được thể hiện ở bảng 4.8 và các đồ thị 4.5, 4.6, 4.7, 4.8.
4.304 4.349 4.349 4.394 4.439 4.484 4.529 4.574 4.619 4.664 4.708 above
SU TUONG TAC CUA 2 YEU TO THI NGHIEM DEN CHIEU DAI CANH CAP 1 THOI KY 5-7 LAz=4.862+-0.302*x+0.642*y z=4.862+-0.302*x+0.642*y
Đồ thị 4.5:Sự tương tác của 2 yếu tố thí nghiệm đếnchiều dài cành cấp I thời kỳ 5-7 lá