Phương pháp nghiên cứu về cây trồng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nồng độ và thời kỳ phun vi lượng Bo đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lạc L14 vụ xuân 2009 tại hợp tác xã kim long, thành phố huế (Trang 31 - 34)

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.2. Phương pháp nghiên cứu về cây trồng

Các chỉ tiêu theo dõi trong thí nghiệm:

• Chiều cao cây qua các thời kỳ (cm)

• Tổng số cành/cây

• Chiều dài cành cấp 1 đầu tiên (cm)

• Diện tích lá, chỉ số diện tích lá qua các thời kỳ

• Số lá/thân chính qua các thời kỳ

• Khả năng tích lũy chất khô qua các thời kỳ (gam/cây)

• Hiệu suất quang hợp (gam/m2 lá/ngày đêm)

• Số lượng và khối lượng nốt sần qua các thời kỳ

• Tổng số hoa trên cây

• Tỷ lệ hoa hữu hiệu (%)

• Số quả trên cây, số quả chắc trên cây

• Tỷ lệ nhân (%)

• Khối lượng 100 quả, 100 hạt (gam)

• Năng suất lý thuyết (tạ/ha)

• Năng suất thực thu (tạ/ha)

• Phẩm chất hạt: hàm lượng Protein, dầu,... của hạt

• Phân tích đất: hàm lượng vi lương Bo trước và sau thí nghiệm

• Sâu bệnh hại lạc

• Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng Bo

Phương pháp theo dõi:

Chiều cao cây: Theo dõi chiều cao cây qua các thời kỳ:

- 3 - 4 lá thật - Ra hoa rộ - Đâm tia - Thu hoạch

Cách đo: Đo từ chỗ phân cành cấp 1 đầu tiên đến đỉnh sinh trưởng của thân chính. Theo dõi 5 cây trên ô thí nghiệm.

Theo dõi sự phát sinh phát triển của cành lạc:

- Theo dõi tổng số cành trên cây, số cành cấp 1 trên cây, số cành cấp 2 trên cây (theo dõi qua các thời kỳ).

- Xác định chiều dài cành cấp 1 đầu tiên.

Diện tích lá, chỉ số diện tích lá qua các thời kỳ:

- Diện tích lá (dm2 lá/cây): Được xác định theo phương pháp cân nhanh. Lấy 5 cây trên một ô thí nghiệm, ngắt toàn bộ lá, trộn đều, cân được khối lượng M (g), lấy ngẫu nhiên 10 lá và khoan lỗ, cân các mẩu lá được khối lượng m (g).

Công thức tính: m d M S × × = 5 Trong đó: S: Diện tích lá (dm2/cây)

M: Khối lượng lá của n cây lấy mẫu (gam) m: Khối lượng các mẩu lá khoan (gam)

d: Diện tích các miếng lá khoan (dm2) d = 10 x (3,14 x R2) (R là bán kính của dụng cụ dùng để khoan lá)

- Chỉ số diện tích lá (LAI): (m2 lá/m2 đất) Công thức tính:

LAI = Số cây/m2 x diện tích lá/cây (m2)

- Số lá trên thân chính: Đếm số lá trên thân chính qua các thời kỳ.

Khả năng tích lũy chất khô qua các thời kỳ (gam/cây).

Hiệu suất quang hợp:

(S S )T P P HSQH . . 2 / 1 1 2 1 2 + −

= (g chất khô/m2 lá/ngày đêm)

P1: Khối lượng khô tuyệt đối bình quân của một cây tại thời điểm 1 (g) P2: Khối lượng khô tuyệt đối bình quân của một cây tại thời điểm 2 (g)

S1: Diện tích lá bình quân của một cây ở thời điểm 1 (m2) S2: Diện tích lá bình quân của một cây ở thời điểm 2 (m2) T: Số ngày giữa hai thời điểm lấy mẫu

Tổng thời gian ra hoa của lạc: Từ khi có 10% số cây trên ô ra hoa đến khi số

hoa bình quân/cây/ngày < 1 hoa liên tiếp trong 3 ngày.

Tổng số hoa trên cây: Theo dõi hằng ngày trong giai đoạn cây lạc ra hoa đến

khi kết thúc ra hoa.

Tỷ lệ hoa hữu hiệu:

Số quả chắc/cây

Tỷ lệ hoa hữu hiệu (%) = x 100

Tổng số hoa/cây

Số quả trên cây: Tổng số quả và số quả chắc trên cây, theo dõi 5 cây trên

một ô thí nghiệm, đếm trên từng cây tổng số quả và số quả chắc và lấy trung bình.

Phương pháp theo dõi nốt sần:

Tưới đẫm nước trước khi nhổ để tránh làm đứt rễ, sau đó đếm và cân khối lượng nốt sần bằng cân phân tích, mỗi ô thí nghiệm nhổ 3 cây. Tiến hành ở hai giai đoạn:

- Ra hoa rộ đợt I - Tạo quả

Tỷ lệ nhân (%): Lấy ngẫu nhiên 100 quả khô. Cân lấy khối lượng 100 quả,

bóc vỏ quả lấy nhân và tiến hành cân khối lượng nhân. Sau đó tính ra phần trăm tỷ lệ nhân. Cân 3 mẫu và lấy số trung bình.

Khối lượng 100 quả (gam): Lấy ngẫu nhiên 100 quả khô cân lấy khối lượng.

Cân 3 mẫu và lấy số trung bình.

Năng suất lý thuyết:

Số quả chắc/cây x số cây/m2 x P100 quả x 7.500m2

NSLT (tạ/ha) =

Năng suất thực thu:

NSTT (tạ/ha) = Năng suất 1m2 x 7.500

Phẩm chất hạt: Phân tích hàm lượng protein, dầu ở trong hạt lạc. Hàm lượng

Protein được xác định theo phương pháp Kjeldahe, hàm lượng dầu được xác định theo phương pháp Soxhlet.

Phân tích đất: Trước khi bố trí thí nghiệm tiến hành lấy mẫu đất trong khu

vực thí nghiệm, tiến hành phân tích hàm lượng vi lượng trong mẫu đất. Sau khi thu hoạch năng suất tiếp tục lấy mẫu đất ở các công thức để phân tích hàm lượng vi lương Bo còn lại trên từng công thức thí nghiệm.

Sâu bệnh hại lạc: điều tra diễn biến sâu bệnh hại trên cây lạc qua các thời kỳ.

Tính hiệu quả kinh tế của việc sử dụng vi lượng Bo: Tính toán lãi suất thu

được trên từng các công thức thí nghiệm.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nồng độ và thời kỳ phun vi lượng Bo đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lạc L14 vụ xuân 2009 tại hợp tác xã kim long, thành phố huế (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w