Ảnh hưởng của nồng độ và thời kỳ phun vi lượng Bo đến sự phát triển của cành lạc

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nồng độ và thời kỳ phun vi lượng Bo đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lạc L14 vụ xuân 2009 tại hợp tác xã kim long, thành phố huế (Trang 55 - 60)

Đồ thị 4.8: Sự tương tác củ a2 yếu tố thí nghiệm đến chiều dài cành cấp I thời kỳ thu hoạch

4.6.Ảnh hưởng của nồng độ và thời kỳ phun vi lượng Bo đến sự phát triển của cành lạc

cành lạc

Số cành trên cây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự sinh trưởng và phát triển của cây. Số cành càng nhiều, khả năng sinh trưởng của cành càng mạnh thì khả năng quang hợp của cây càng lớn vì số cành quyết định đến tổng số lá trên cây, dẫn đến khả năng tổng hợp được nhiều chất hữu cơ và khả năng tích lũy chất khô cao hơn. Vì vậy sự xuất hiện đủ cành ở phần gốc thân sớm và các cành sinh

trưởng khỏe, mập là cơ sở để tạo nên năng suất cao. Trong các giống lạc đứng thuộc nhóm Spanish nói chung và giống lạc L14 nói riêng thường có 2 cấp cành là cành cấp 1 và cành cấp 2, tổng số cành đạt cao nhất thường 10 - 12 cành. Trong sản xuất để khai thác tối đa năng suất cá thể thường phải tạo mọi điều kiện để cây lạc có 8 - 9 cành, trong đó phải có 2 cành cấp 1 đầu tiên (2 cành tử diệp) và 4 cành cấp 2 trên 2 cành đó. Tổng số cành trên cây, số lượng cành cấp 1 và cấp 2 ngoài phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống, các yếu tố ngoại cảnh, phương thức canh tác, mật độ gieo trồng, mùa vụ thì việc bón phân cũng có ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu này. Do đó để tạo điều kiện cho cành ra sớm, tập trung vào to khỏe thì cần có một chế độ bón phân cân đối và hợp lý.

Bảng 4.12: Ảnh hưởng của các nồng độ vi lượng Bo đến sự phát triển cành

ĐVT: Cành/Cây

Nồng độ Bo (%)

Chỉ tiêu

Tổng số cành/cây Số cành cấp I/cây Số cành cấp II/cây

0,0 7,79b 4,70 c 3,09 a

0,1 8,26 b 4,99 ab 3,27 a

0,2 8,83 a 5,43 a 3,40 a

0,3 8,26 b 4,96 bc 3,30 a

LSD0,05 0.55 0.34 0,37

(Ghi chú: Các công thức giống nhau được biểu thị cùng một chữ cái, các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05)

Qua bảng chúng tôi thấy số cành cấp II không có sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm. Số cành cấp I ở các nồng độ phun khác nhau có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê. Phun Bo ở nồng độ 0,2% cho tổng số cành, số cành cấp I lớn nhất, nồng đọ 0,3% có số cành cấp I và tổng số cành nhỏ nhất trong các công thức có sử dụng Bo. Công thức không phun Bo cho tổng số cành cấp I, cấp II bé nhất. Như vậy việc sử dụng Bo có tác động đến tổng số cành và sự hình thành cành cấp I ở lạc, tuy nhiên lại ít tác động lên sự hình thành cành cấp II. Các nồng độ phun Bo khác nhau có tác động khác nhau tới chỉ tiêu này.

Bảng 4.13: Ảnh hưởng của các thời kỳ phun vi lượng Bo đến sự phát triển của cành lạc ĐVT: Cành/Cây Thời kỳ phun Bo Chỉ tiêu

Tổng số cành/cây Số cành cấp I/cây Số cành cấp II/cây

3 - 4 lá 8,13 a 4,88 a 3,25 a

Bắt đầu ra hoa 8,44 a 5,16 a 3,28 a

LSD0,05 0,80 0,35 0,72

(Ghi chú: Các công thức giống nhau được biểu thị cùng một chữ cái, các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05)

Nhìn vào bảng 4.13 chúng tôi thấy rằng ở các thời kỳ phun Bo khác nhau có tổng số cành cấp I, cấp II là không có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê. Tuy nhiên phun Bo ở thời kỳ cây lạc bắt đầu ra hoa vẫn cho tổng số cành cấp I, cấp II cao hơn so với phun Bo ở thời kỳ 3 - 4 lá. Như vậy ảnh hưởng của các thời kỳ phun Bo cho lạc không biểu hiện rõ ràng trong việc hình thành, phát triển cành lạc.

Xét sự tương tác giữa các yếu tố thí nghiệm lên chỉ tiêu phát triển cành lạc chúng tôi thu được bảng 4.14 và các đồ thị 4.14, 4.15, 4.16. Để có thể nhận định rõ hơn ảnh hưởng của nồng độ và thời kỳ phun vi lượng Bo đến các chỉ tiêu về sự phát triển cành lạc, chúng tôi phân tích ảnh hưởng qua từng yếu tố thí nghiệm:

- Tổng số cành trên cây: nhìn chung tổng số cành của tất cả các công thức đều đạt ở mức khá cao, biến động từ 7,73 - 8,93 cành trên cây. Các nồng độ khác nhau trong cùng một thời kỳ phun có sự sai khác có ý nghĩa, tuy nhiên sai khác rõ rệt nhất là giữa các công thức có sử dụng vi lượng Bo so với đối chứng phun nước lã. Cùng một nồng độ nhưng ở các thời kỳ phun khác nhau không có sự sai khác có ý nghĩa. Các nồng độ 0,1, 0,2 và 0,3% ở cả hai thời kỳ phun cũng sai khác lẫn nhau không đáng kể. Nồng độ phun Bo 0,2% ở cả hai thời kỳ phun luôn cho tổng số cành là lớn nhất.

- Số cành cấp 2 trên cây: qua bảng chúng tôi cũng nhận thấy số cành cấp 2 trên cây giữa các công thức không có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê. Như vậy việc sử dụng Bo không ảnh hưởng đến động thái phân cành cấp 2 của lạc.

Bảng 4.14: Ảnh hưởng của các yếu tố thí nghiệm đến sự phát triển của cành lạc ĐVT: Cành/Cây Thời kỳ phun Bo Nồng độ (%) Chỉ tiêu Tổng số cành/cây Số cành cấp I/cây Số cành cấp II/cây 3 - 4 lá 0,0 7,73 c 4,46 d 3,26 a 0,1 8,06 abc 5,13 abc 3,13 a 0,2 8,73 ab 5,33 ab 3,40 a 0,3 8,00 abc 4,80 cd 3,20 a Bắt đầu ra hoa 0,0 7,86 bc 4,93 bcd 2,93 a 0,1 8,46 abc 5,06 abc 3,40 a 0,2 8,93 a 5,53 a 3,40 a 0,3 8,20 abc 5,13 abc 3,40 a LSD0,05 (giữa 2 nghiệm thức nồng độ

trong cùng một thời kỳ phun) 0,78 0,47 0,53

LSD0,05 (giữa 2 nghiệm thức nồng độ

trong các thời kỳ phun khác nhau) 0,99 0,52 0,81

(Ghi chú: Các công thức giống nhau được biểu thị cùng một chữ cái, các chữ cái khác nhau biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05)

- Số cành cấp 1 trên cây: qua bảng cho thấy các nồng độ phun khác nhau trong cùng một thời kỳ phun có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê. Cùng một nồng độ nhưng ở các thời kỳ phun khác nhau lại không có sự sai khác có ý nghĩa trừ nồng độ 0,3% lại có sự sai khác rõ rệt, phun Bo với nồng độ 0,3% ở thời kỳ 3 - 4 lá có số cành cấp 1 nhỏ hơn rất nhiều so với nồng độ này ở thời kỳ phun thứ 2. Các công thức sử dụng Bo đều có số cành cấp 1 lớn hơn so với đối chứng phun nước lã. Như vậy việc sử dụng Bo có tác động tốt đến khả năng sinh trưởng số cành cấp 1 của cây lạc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua phân tích các chỉ tiêu chúng tôi nhận định rằng việc sử dụng Bo ở tất cả các nồng độ phun đều có tác động tốt đến sự tăng trưởng số cành cấp 1 và tổng số cành trên cây nhưng không ảnh hưởng đến việc hình thành số cành cấp 2. Nồng độ 0,2% luôn cho tổng số cành và số cành cấp 1 cao nhất. Các nồng độ phun Bo ở thời kỳ bắt đầu ra hoa cho hiệu quả cao hơn so với thời kỳ 3 - 4 lá.

4.862 4.909 4.909 4.956 5.004 5.051 5.098 5.146 5.193 5.240 5.287 above

SU TUONG TAC CUA 2 YEU TO THI NGHIEM DEN SO CANH CAP 1 TREN CAYz=4.548+0.266*x+0.848*y z=4.548+0.266*x+0.848*y

Đồ thị 4.14: Sự tương tác của 2 yếu tố thí nghiệm đến số cành cấp I trên cây 3.219 3.229 3.238 3.248 3.257 3.267 3.276 3.286 3.295 3.305 above

SU TUONG TAC CYA 2 YEU TO THI NGHIEM DEN SO CANH CAP 2 TREN CAYz=3.373+-0.059*x+-0.152*y z=3.373+-0.059*x+-0.152*y

Đồ thị 4.15: Sự tương tác của 2 yếu tố thí nghiệm đến số cành cấp II trên cây 8.098 8.144 8.190 8.236 8.282 8.329 8.375 8.421 8.467 8.513 above

SU TUONG TAC CUA 2 YEU TO THI NGHIEM DEN TONG SO CANH TREN CAYz=7.797+0.255*x+0.84*y z=7.797+0.255*x+0.84*y

Đồ thị 4.16: Sự tương tác của 2 yếu tố thí nghiệm đến tổng số cành trên cây

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nồng độ và thời kỳ phun vi lượng Bo đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lạc L14 vụ xuân 2009 tại hợp tác xã kim long, thành phố huế (Trang 55 - 60)