Các vấn đề phát sinh từ thực tiễn diễn biến cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ : Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 108)

mạnh trong hoạt động ngân hàng ở Việt Nam

Thứ nhất, trong chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 Chính phủ khẳng định các ngân hàng thương mại nhà nước giữ vai trò chủ đạo trên thị trường ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên, khi phân tích tương quan cạnh tranh, đặc biệt là khả năng ứng dụng các tiến bộ khoa học công

nghệ, cung ứng các dịch vụ ngân hàng hiện đại vào kinh doanh thì dường như các ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần luôn là lực lượng đi trước. Không những thế, thực tiễn hoạt động của các ngân hàng thương mại nhà nước nhà nước phải gánh vác trách nhiệm cho các doanh nghiệp nhà nước vay, nhưng hiệu quả hoạt động của khối doanh nghiệp nhà nước thực sự không cao đã gây nên sức ép đáng kể cho vị trí chủ đạo của các ngân hàng thương mại nhà nước Nhà nước. Cũng giống như các nước Trung và Đông Âu trong giai đoạn trước đây, các ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam trong thời gian khá dài phải thực hiện nhiều trọng trách xã hội do Nhà nước giao, cho vay theo chỉ định của Chính phủ, nhưng khả năng thu hồi vốn từ hoạt động cho vay này là rất khó khăn.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước đôi khi có những “ưu đãi” không công bằng với các ngân hàng thương mại nhà nước hoặc nhà nước chiếm đa số vốn điều lệ khi “ấn” gói tín dụng 30000 tỷ cứu thị trường bất động sản cho các ngân hàng này. Theo quy định tại Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15/05/2013 của Ngân hàng Nhà nước quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ. Nhưng có điều làm băn khoăn đối với dư luận xã hội là những ngân hàng được cung cấp tín dụng cứu thị trường bất động sản dư luận không khỏi băn khoăn, phải chăng đây là những ngân hàng tốt nhất đủ năng lực để đảm đương trọng trách cứu thị trường bất động sản? Có lẽ câu hỏi này của công luận sẽ khó có được lời giải đáp thuyết phục, bởi lẽ khi trả lời câu hỏi trong nhóm ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng nào có nợ xấu lớn nhất [89]. Thực tiễn này dẫn đến hệ quả, các ngân hàng thương mại nhà nước hoặc các ngân hàng thương mại nhà nước sau cổ phần hóa vẫn được dành những chính sách ưu tiên và đương nhiên dành được thế mạnh “một cách không xứng đáng”. Sự phân biệt đối xử trong chính sách này nếu không được cải thiện thì cũng sẽ rất khó bảo đảm được môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng.

Thứ hai, thị trường ngân hàng ở Việt Nam hoạt động trong bối cảnh chính sách của Chính phủ không ổn định, thường xuyên thay đổi và không nhất quán; trong quá trình quản lý thị trường ngân hàng, Nhà nước thường xuyên có các biện

pháp can thiệp hành chính vào thị trường đã làm cho hoạt động của thị trường không tuân theo quy luật của thị trường. Đây là kẽ hở để cho các ngân hàng thương mại lợi dụng chính sách để có các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Chẳng hạn, việc gia hạn tăng vốn pháp định đối với các tổ chức tín dụng không tăng vốn kịp – một quyết định tiền hậu bất nhất theo hướng bảo vệ các ngân hàng thương mại không tuân thủ quy định tăng vốn pháp định theo quy định của pháp luật và như thế, gián tiếp nhà nước bảo bộ cho những ngân hàng thương mại nhỏ, yếu trên thị trường. Quan sát trên thị trường ngân hàng Việt Nam cho thấy, chính những ngân hàng thương mại này được coi là nguyên nhân gây ra những bất ổn cho thị trường ngân hàng thời gian qua. Như vậy, nhìn vào quá trình tăng vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong năm qua, số lượng ngân hàng thương mại đáp ứng đủ vốn 3000 tỷ còn khá khiêm tốn. Trong số các ngân hàng thương mại tăng vốn, có rất ít ngân hàng đáp ứng đủ, thậm chí có những ngân hàng mới chỉ đạt mức vốn pháp định 2000 tỷ đồng. Chẳng hạn, kết thúc đợt chào bán trong tháng 11/2010, ngân hàng Nam Việt đã chào bán thành công 82 triệu cổ phần, tăng vốn lên 1.820 tỷ đồng; ngân hàng Gia Định tăng vốn lên 2.000 tỷ đồng vào ngày 11/11/2010; ngân hàng Kiên Long cũng tăng vốn lên 2.000 tỷ đồng... Một số ngân hàng thương mại cổ phần khác như Bắc Á, Đệ Nhất2, Việt Nam Thương Tín đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng, nhưng việc chào bán hiện nay chưa có kế hoạch cụ thể. Các ngân hàng đã tìm đủ mọi cách để tăng đủ vốn, song xem ra “lực bất tòng tâm”. Một số ngân hàng cứ có kế hoạch trình bày với cơ quan nhà nước đã, còn việc thực chất tăng có đủ và có kịp không thì không quan trọng, và sẽ “giải trình sau” [52]. Hậu quả của việc không tăng vốn đúng thời hạn hoặc cứ có kế hoạch trình bày với cơ quan nhà nước đã, còn việc thực chất tăng có đủ và có kịp không thì không quan trọng, và sẽ “giải trình sau” như đã phân tích ở trên sẽ dẫn đến việc gây hiểu lầm về năng lực tài chính, có thể làm ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng mà về thực

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ : Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w