Bản chất của cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng là những hành vi cụ thể, đơn phương được tổ chức tín dụng thực hiện xâm phạm tới đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng và xã hội. So với các lĩnh vực khác thì phạm vi tác động của hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng lớn hơn so với các lĩnh vực khác. Những phân tích trong Chương này cho thấy, yêu cầu giải quyết hài hòa giữa yêu cầu bảo vệ các chủ thể tham gia thị trường với việc bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng là nhiệm vụ quan trọng của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng. Việc áp dụng các biện pháp chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng cần cân nhắc đến hiệu quả thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, an tồn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng.
Từ việc xác định nội hàm khái niệm, làm rõ các đặc điểm cũng như kinh nghiệm lập pháp của các nước liên quan đến pháp luật chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng có thể nhận thấy, nội dung pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng phải bao gồm các quy định: 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng; 2. Các hành vi/nhóm hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng; 3. Biện pháp xử lý đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng; 4. Thẩm quyền và cơ chế bảo đảm sự tham gia của Ngân hàng Nhà nước trong quá trình xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng. Pháp luật chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng là tổng thể các quy phạm pháp luật nhằm xác định hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh, xác định “tính khơng lành mạnh” trong hành vi hành vi cạnh tranh của các tổ chức tín dụng làm cơ sở cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng xử lý, bảo vệ quyền lợi của mình bị các hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh xâm hại.
Chương 3