Quan điểm xây dựng pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ : Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 124 - 127)

2 Ngân hàng này đã sáp nhập với ngân hàng thương mại cổ phần Tín Nghĩa, ngân hàng thương mại cổ phần

4.2.1. Quan điểm xây dựng pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mạ

lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại

4.2.1. Quan điểm xây dựng pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại

Thứ nhất, thể chế hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng thị

trường ngân hàng an toàn, lành mạnh

Thị trường ngân hàng Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển với những biến động thăng trầm nhất định. Thực tiễn phát triển thị trường ngân hàng Việt Nam cho thấy, quan điểm của Đảng và Nhà nước góp phần quan trọng vào việc xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường cho hoạt động kinh doanh ngân hàng diễn ra. Sự phát triển của thị trường ngân hàng Việt Nam thời gian qua cho thấy, “Ở Việt Nam cũng như ở Đông Nam Á và Hàn Quốc, sự yếu kém của hệ

thống ngân hàng là hậu quả trực tiếp của nhiều thập kỷ ngân hàng cho vay theo chỉ định của Chính phủ. Bản thân ngân hàng (quốc doanh) có rất ít quyền tự chủ, và phải làm những việc mà Chính phủ yêu cầu họ làm” [54, tr.207-208] thì việc quán

triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng thị trường ngân hàng an toàn, lành mạnh là nhân tố quyết định đến việc bảo đảm sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Nội dung quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng thị trường ngân hàng an toàn, lành mạnh được thể hiện trên tinh thần “Củng cố, phát triển hệ thống các

tổ chức tín dụng đa dạng về sở hữu, quy mơ và loại hình phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Hệ thống các tổ chức tín dụng bao gồm các ngân hàng lớn, hoạt động lành mạnh đóng vai trị làm trụ cột trong hệ thống, có khả năng cạnh tranh trong khu vực, đồng thời có những ngân hàng vừa và nhỏ, tổ chức tín dụng phi ngân hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu dịch vụ ngân hàng của mọi tầng lớp trong xã hội”. Cụ thể là:

Một là, đối với các ngân hàng thương mại nhà nước cần tiếp tục nâng cao vai

trị, vị trí chi phối của các ngân hàng thương mại nhà nước; bảo đảm các ngân hàng thương mại nhà nước thật sự là lực lượng chủ lực, chủ đạo của hệ thống các tổ chức tín dụng, có quy mơ lớn, hoạt động an tồn, hiệu quả và có năng lực quản trị tiên tiến, khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế. Chúng ta đã cơ bản hoàn thành việc cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước, hiện chỉ cịn Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là chưa thực hiện cổ phần hóa và Chính phủ khẳng định sẽ cổ phần hóa vào thời điểm thích hợp. Về cơ bản có thể đánh giá, các ngân hàng thương mại nhà nước sau cổ phần hóa hoạt động có hiệu quả, là cơng cụ quan trọng của nhà nước trong việc dẫn dắt thị trường, nhất là trong điều kiện thị trường có biến động. Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại nhà nước hoặc nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối đang có nguy cơ trở thành phương tiện cung tiền vào lưu thơng mà khơng được kiểm sốt chặt chẽ, các điều kiện ưu đãi mà thực chất là những bảo hộ của nhà nước đối với các ngân hàng thương mại này chưa có biện pháp kiểm sốt chặt chẽ. Đây có thể là kẽ hở cho thị trường hoạt động không đúng quy luật.

Hai là, đối với các các ngân hàng thương mại cổ phần sẽ tiến hành chấn chỉnh,

sắp xếp lại để bảo đảm hoạt động an toàn, lành mạnh, hiệu quả, đúng pháp luật và cùng với các ngân hàng thương mại nhà nước giữ cho hệ thống các tổ chức tín dụng ổn định và phát triển vững chắc. Các tổ chức tín dụng phải cạnh tranh lành mạnh và hoạt động một cách công khai, minh bạch, đồng thời đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực về quản trị và an toàn hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật. Tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng lành mạnh phát triển và kiên quyết xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém. Kiểm sốt quy mơ, tốc độ tăng trưởng và phạm vi hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng phù hợp với điều kiện tài chính và năng lực quản trị. Như vậy, đối với các ngân hàng thương mại cổ phần, nhất là ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ, hoạt động khơng hiệu quả hoặc gặp khó khăn trong hoạt động Nhà nước đang tiến hành cuộc “đại phẫu” đối với khối ngân hàng thương mại này nhằm xây dựng hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần vững mạnh về năng lực tài chính,

quản trị, điều hành hiệu quả, đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng thương mại nhà nước và các ngân hàng thương mại có vốn đầu tư nước ngồi.

Ba là, đối với các tổ chức tín dụng nước ngồi sẽ tạo điều kiện thuận lợi hoạt

động kinh doanh tại Việt Nam và cạnh tranh bình đẳng với các tổ chức tín dụng Việt Nam. Khuyến khích các tổ chức tín dụng nước ngồi hợp tác kinh doanh chặt chẽ với tổ chức tín dụng Việt Nam, đặc biệt trong việc xử lý những vấn đề khó khăn của các tổ chức tín dụng Việt Nam. Tăng cường hợp tác, liên kết các tổ chức tín dụng nước ngồi với các tổ chức tín dụng Việt Nam trong phát triển sản phẩm, đổi mới quản trị và hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng.

Thứ hai, phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại gắn liền với việc kiểm sốt

các biểu hiện khơng lành mạnh trong cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong việc cung ứng dịch vụ ngân hàng mới

Các dịch vụ ngân hàng mới có ưu điểm là đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và hàm lượng khoa học trong các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới cũng nhiều hơn. Song yêu cầu kiểm soát các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong việc cung ứng dịch vụ ngân hàng mới cần phải được tiến hành đồng thời với việc thẩm định, giám sát việc kinh doanh các dịch vụ ngân hàng mới. Biểu hiện cơ bản của việc cung ứng dịch vụ ngân hàng mới là “nói q” những tiện ích mà dịch vụ ngân hàng do ngân hàng mình cung ứng, nói xấu hoặc gièm pha dịch vụ ngân hàng do đối thủ cạnh tranh cung cấp hoặc lợi dụng những kẽ hở của công nghệ để đánh cắp/xâm phạm bí mật về dịch vụ ngân hàng mới của đối thủ cạnh tranh…

Thứ ba, tăng cường vai trò giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với hành vi

cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại, đồng thời bảo đảm cơ chế phối hợp hiệu quả giữa Cơ quan Thanh tra, Giám sát ngân hàng với Cơ quan quản lý cạnh tranh trong giải quyết vụ việc cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 đã có quy định về giám sát ngân hàng bao gồm mục đích, thẩm quyền, đối tượng, nội dung giám sát ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 10/2012/TT-NHNN ngày 16/04/2012 của

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về xử lý sau thanh tra, giám sát đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả việc chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại đòi hỏi pháp luật về chống hành vi cạnh

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ : Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 124 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w