Tạo lập cơ sở pháp lý cho việc sử dụng tập quán, chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh trong việc xác định và chống cạnh tranh không

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ : Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 120 - 122)

2 Ngân hàng này đã sáp nhập với ngân hàng thương mại cổ phần Tín Nghĩa, ngân hàng thương mại cổ phần

4.1.2.Tạo lập cơ sở pháp lý cho việc sử dụng tập quán, chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh trong việc xác định và chống cạnh tranh không

lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại

Pháp luật hiện hành chưa có quy định về đạo đức trong kinh doanh mà chỉ có quy định về đạo đức xã hội trong Bộ luật dân sự 2005. Theo đó, đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng. Khoản 4 Điều 3 Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 quy định: “Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngân hàng được quyền thỏa

thuận áp dụng tập quán thương mại, bao gồm: a) Tập quán thương mại quốc tế do Phòng thương mại quốc tế ban hành; b) Tập quán thương mại khác khơng trái với pháp luật của Việt Nam”.

Nhìn vào quy định của pháp luật hiện hành cho thấy, pháp luật Việt Nam đã thừa nhận việc áp dụng tập quán trong kinh doanh ngân hàng, nhưng những tập quán do Phòng thương mại quốc tế ban hành và những tập quán thương mại không trái với pháp luật Việt Nam được hiểu và vận dụng như thế nào để áp dụng và giải quyết các vụ việc cạnh tranh khơng lành mạnh ở Việt Nam là rất khó khăn. Bởi lẽ, theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 thì tập quán thương mại là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Để áp dụng được tập quán thương mại trong kinh doanh phải thỏa mãn điều kiện:

- Khơng có quy định pháp luật; - Các bên khơng có thoả thuận;

- Khơng có thói quen đã được thiết lập giữa các bên;

- Không được trái với những nguyên tắc quy định trong Luật Thương mại và trong Bộ luật Dân sự.

Để có được đạo đức kinh doanh, tập quán kinh doanh, nền kinh tế thị trường của các quốc gia cần phải có thời gian phát triển đủ dài mới có thể tích lũy được kinh nghiệm, những quy luật, những hành xử đẹp trong kinh doanh của doanh

nghiệp. Theo Ngô Thái Phượng, quy tắc đạo đức kinh doanh ngân hàng cần bao gồm và đề cập đến sáu nội dung, giá trị đạo đức cơ bản sau: i) tính trung thực; ii) tính cơng bằng; iii) tính tin cậy, iv) đúng pháp luật; iv) tính minh bạch và vi) trách nhiệm xã hội [80, tr.14-17].

Lý luận và thực tiễn cho thấy, đạo đức kinh doanh ngân hàng phản ánh trình độ phát triển thị trường ngân hàng qua các giai đoạn phát triển khác nhau; việc thực hành đạo đức kinh doanh ngân hàng của ngân hàng thương mại phụ thuộc vào đạo đức của người quản lý, điều hành của chính ngân hàng thương mại đó; đạo đức kinh doanh ngân hàng dễ bị tha hóa do tác động của lợi nhuận, lịng tham và sự chi phối của các nhóm lợi ích hơn so với những lĩnh vực kinh doanh khác cũng như chịu sự chi phối mạnh mẽ của Hiệp hội Ngân hàng và dư luận xã hội. Việc hình thành chuẩn mực đạo đức kinh doanh ngân hàng có vai trị quan trọng cho việc chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng. Bởi lẽ:

- Về bản chất, đạo đức kinh doanh nói chung, đạo đức kinh doanh ngân hàng của các ngân hàng thương mại nói riêng là cái thúc đẩy hành động của các ngân hàng thương mại hướng tới cộng đồng xã hội. Trong điều kiện các ngân hàng thương mại Việt Nam đang cố gắng “kinh doanh theo pháp luật” thì việc hình thành chuẩn mực đạo đức kinh doanh ngân hàng sẽ góp phần hình thành hệ thống các ngân hàng thương mại kinh doanh có đạo đức, gắn hoạt động kinh doanh ngân hàng với trách nhiệm xã hội.

- Góp phần hình thành văn hóa kinh doanh ngân hàng. Văn hóa kinh doanh khơng phải tự nhiên mà có, nó cần phải trải qua q trình rèn luyện lâu dài và cần phải dựa trên nền tảng văn hóa kinh doanh dựa vào truyền thống quốc gia. Thực chất của việc xác lập nền tảng đạo đức kinh doanh nhằm chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại chính là q trình tìm kiếm và xác định giá trị đích thực của hoạt động kinh doanh ngân hàng, ngăn ngừa các kiểu làm ăn chụp giật như đã từng xảy ra trên thị trường ngân hàng Việt Nam.

- Góp phần xây dựng đội ngũ doanh nhân thực hành kinh doanh trên nền tảng đạo đức kinh doanh vững chắc. Thực tiễn cho thấy, việc thực hành đạo đức kinh doanh được thể hiện thông qua hành vi kinh doanh của người quản trị, điều hành cũng như từng cán bộ, nhân viên ngân hàng, là cơ sở quan trọng cho việc xác lập hình ảnh của ngân hàng đối với khách hàng. Như vậy, thực chất của việc sử dụng đạo đức kinh doanh nhằm chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại chính là hình thành đội ngũ cán bộ, nhân viên kinh doanh ngân hàng có trách nhiệm với ngân hàng, bản thân và khách hàng và từ đó góp phần quan trọng vào việc xây dựng thương hiệu ngân hàng trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ : Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 120 - 122)