THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ : Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 73)

KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG

KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG động ngân hàng của các ngân hàng thương mại

Gần một thế kỷ qua, bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh đã được thừa nhận là bộ phận cấu thành của bảo hộ sở hữu công nghiệp. Vào năm 1900, tại Hội nghị ngoại giao Brussels về Sửa đổi Công ước Pari về bảo hộ sở hữu công nghiệp (Gọi chung là Công ước Pari), lần đầu tiên ghi nhận bằng việc bổ sung Điều 10bis vào công ước [88, tr.130]. Theo Điều 10bis của Công ước Pari “bất kỳ hành động

cạnh tranh nào trái với thông lệ trung thực trong lĩnh vực công nghiệp hay thương mại đều bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh”. Những hành vi sau đây đặc

biệt bị cấm:

- Mọi hành vi nhằm gây ra sự nhầm lẫn, bằng bất kỳ phương tiện nào, với cơ sở, hàng hóa hay hoạt động kinh doanh, thương mại của đối thủ cạnh tranh;

- Những tuyên bố sai trái trong công việc kinh doanh nhằm làm mất uy tín của cơ sở, hàng hóa hay hoạt động kinh doanh, thương mại của đối thủ cạnh tranh;

- Những chỉ dẫn hoặc tuyên bố sử dụng trong quá trình kinh doanh nhằm lừa dối cơng chúng về bản chất, quy trình sản xuất, đặc điểm, sự phù hợp về mục đích hoặc số lượng của hàng hóa.

Quan niệm về cạnh tranh không lành mạnh của Công ước Pari đã trở thành chuẩn mực cho các quốc gia thể chế hóa thành các quy định chống cạnh tranh khơng lành mạnh và có ba xu hướng lập pháp chính sau đây: 1. Bảo hộ dựa trên pháp luật chuyên ngành; 2. Bảo hộ dựa trên Luật vi phạm chung hoặc Luật về “Mạo nhận” và Bí mật thương mại và 3. Sự kết hợp cả hai hướng trên [88, tr.134-135].

Pháp luật chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng là một hệ thống bao gồm các quy phạm pháp luật quốc tế và hệ thống pháp

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ : Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 73)