Các quy phạm đạo đức, tập quán thương mại trong hoạt động kinh doanh ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ : Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 79)

doanh ngân hàng

Đạo đức kinh doanh trong hoạt động ngân hàng là tổng hợp các qui tắc, nguyên tắc, chuẩn mực, nhờ đó tổ chức tín dụng tự giác điều chỉnh hành vi của mình với môi trường kinh doanh sao cho phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con

người, với tiến bộ xã hội và với sự phát triển một cách bền vững, thể hiện sự tôn trọng của tổ chức tín dụng đối với đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng cũng như toàn xã hội. Đạo đức kinh doanh ngân hàng là những quy tắc, chuẩn mực quy định dành cho các tổ chức tín dụng trong hoạt động kinh doanh. Các quy phạm đạo đức kinh trong hoạt động ngân hàng hướng đến mục tiêu xây dựng hành vi kinh doanh của tổ chức tín dụng là lành mạnh, có trách nhiệm với xã hội, thực chất là hệ thống chuẩn mực cao hơn hành vi kinh doanh theo pháp luật. Hệ thống quy phạm đạo đức kinh doanh ngân hàng bao gồm:

- Hệ thống chuẩn mực, quy tắc được ban hành bởi Hiệp hội ngân hàng. Đây là những quy tắc do Hiệp hội đặt ra cho các thành viên của mình nhằm hướng tới bảo đảm môi trường hoạt động kinh doanh an toàn, bình đẳng cho mỗi thành viên.

- Hệ thống chuẩn mực, quy tắc do chính tổ chức tín dụng đặt ra. Đây là hệ thống giá trị cốt lõi, thể hiện tầm nhìn chiến lược, quan điểm, mục tiêu kinh doanh của mỗi tổ chức tín dụng. Hệ thống chuẩn mực này không chỉ áp dụng cho chính tổ chức tín dụng mà còn là cơ sở để đánh giá, phân loại nhân viên, là căn cứ đầu tiên và quan trọng nhất để xác lập, duy trì, thực thi đạo đức kinh doanh trên thực tế.

Tập quán được hiểu là “Những quy tắc xử sự được hình thành một cách tự phát lâu ngày thành thói quen trong đời sống xã hội hoặc giao lưu quốc tế, đang tồn tại và được các chủ thể thừa nhận là quy tắc xử sự chung” [108, tr.693]. Tập quán thương mại quốc tế được hiểu là “Thói quen thương mại được hình thành lâu đời, có nội dung cụ thể, rõ ràng, được áp dụng liên tục và được thừa nhận trong quan hệ thương mại quốc tế” [108, tr.694]. Trong hoạt động ngân hàng, hệ thống các tập quán thương mại quốc tế phát sinh các giao dịch thương mại quốc tế liên quan đến quan hệ thanh toán xuất nhập khẩu, mang tính nghiệp vụ, kỹ thuật chuyên môn và được thế giới chấp nhận sử dụng trong quan hệ thương mại và thanh toán quốc tế.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ : Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 79)