2. Cơ sở lý thuyết
1.2.5. Khái niệm giáo dục ngôn ngữ và các mô hình giáo dục ngôn ngữ ở cộng đồng đa ngữ
1.2.5.1. Quan điểm về giáo dục ngôn ngữ và vai trò của ngôn ngữ như là một phương tiện để thực hiện giáo dục
Theo cách hiểu chung nhất, “giáo dục” là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến đối tƣợng nào đó, làm cho đối tƣợng ấy có đƣợc những phẩm chất hoặc năng lực theo yêu cầu nhất định. Nhƣ vậy, giáo dục ngôn ngữ cũng đƣợc hiểu là hoạt động của giáo viên tác động tới học sinh (hay người học nói chung) nhằm làm cho học sinh có đƣợc một năng lực ngôn ngữ nhất định. Cách quan niệm nhƣ vậy mang tính khái quát cao, vì vậy nó gây ra sự mơ hồ trong cách hiểu, tự nó không làm rõ đƣợc vai trò của ngôn ngữ trong giáo dục: vai trò của ngôn ngữ nhƣ là đối tượng và đích hướng đến là sự hiểu biết về ngôn ngữ với vai trò của ngôn ngữ như một phương tiện để diễn đạt và tiếp nhận trong hoạt động giáo dục.
Vai trò quyết định của ngôn ngữ trong quá trình dạy – học trong nhà trường là điều không thể phủ nhận. Giáo dục thực chất cũng là một hoạt động giao tiếp đặc biệt bằng ngôn ngữ. Thông qua ngôn ngữ, giáo viên truyền tải những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho học sinh. Cũng qua ngôn ngữ, học sinh tiếp nhận các kỹ năng và kiến thức đó, phát triển khả năng nhận thức và tƣ duy. Thông qua quá trình nói và viết, ngôn ngữ đƣợc gắn kết với quá trình tƣ duy và chứng tỏ quá trình tƣ duy đang diễn ra. Như vậy, ngôn ngữ vừa là phương tiện tư duy vừa và phương tiện thể hiện kết quả tƣ duy. Sự khác biệt về năng lực ngôn ngữ ở trẻ tác động đến khả năng thành công của chúng trong học đường mạnh hơn bất cứ yếu tố nào. Do đó, nghiên cứu ngôn ngữ với tư cách là phương tiện thực hiện hoạt động giáo dục là rất cần thiết để đánh giá khả năng phát triển của trẻ, đặc biệt là đối với những đứa trẻ sinh ra và lớn lên trong những vùng đa ngữ, nơi mà việc lựa chọn ngôn ngữ nào làm công cụ giảng dạy trong nhà trường thực sự trở thành vấn đề cấp thiết.
55
1.2.5.2. Lựa chọn ngôn ngữ giảng dạy trong môi trường đa ngữ
Nếu trong môi trường giao tiếp đặc thù của nhà trường phổ thông xuất hiện sự khác biệt giữa các ngôn ngữ khác nhau mà cụ thể là giữa ngôn ngữ mẹ đẻ của học sinh (ngôn ngữ thứ nhất đƣợc dùng ở trong gia đình) và ngôn ngữ chuẩn đƣợc sử dụng làm công cụ giảng dạy trong nhà trường (ngôn ngữ thứ hai), có hai câu hỏi được đặt ra:
a. Trong một cộng đồng có nhiều hơn 2 ngôn ngữ đang đƣợc sử dụng nhƣ tiếng mẹ đẻ thì ngôn ngữ nào nên được sử dụng để giảng dạy trong nhà trường?
b. Trong trường hợp không phải tiếng mẹ đẻ của học sinh đang được dạy và học thì việc dạy và học nên đƣợc tiến hành nhƣ thế nào?
Những câu hỏi này có liên quan đến sự lựa chọn ngôn ngữ giảng dạy và các phương pháp dạy – học ngôn ngữ trong môi trường đa ngữ.
Nhìn chung, có hai mô hình giáo dục ngôn ngữ thường được sử dụng:
(1) Giáo dục đơn ngữ: chỉ dùng 1 ngôn ngữ làm phương tiện giảng dạy.
(2) Giáo dục song ngữ: sử dụng hai/ hơn hai ngôn ngữ làm phương tiện trong giảng dạy.
1.2.5.3. Khái niệm giáo dục song ngữ
Trên thực tế, bản thân khái niệm “giáo dục song ngữ” (bilingual education) đã hàm chứa trong nó những ranh giới phân định phức tạp. Giáo dục song ngữ bao gồm việc dạy các môn học trong nhà trường bằng hai hay nhiều thứ tiếng khác nhau. Ngôn ngữ giảng dạy bằng tiếng nước ngoài, quốc ngữ, và các tiếng sắc tộc thiểu số/ bản địa với thời lƣợng nhất định, trong những phân môn nhất định cấu thành mục đích, thể loại, và hình thức giáo dục song ngữ/ đa ngữ. Khái niệm Giáo dục song ngữ/ tam ngữ/ đa ngữ đƣợc dùng rất phổ biến hầu nhƣ toàn thế giới, trong các quốc gia đa ngữ. Tuy nhiên mỗi nước có một cách hiểu và áp dụng trong hoàn cảnh cụ thể của mình với những mô hình và tên gọi khác nhau. Cá biệt có nơi không xem là họ đang thực hiện giáo dục song ngữ hay đa ngữ dù có hơn hai ngôn ngữ đang dạy trong trường (vì họ nhầm rằng song ngữ hay đa ngữ là dạy hai hay nhiều thứ tiếng cùng một lúc trong một lớp học). Vì vậy, nếu hiểu giáo dục song ngữ là hệ thống bao gồm việc giảng dạy hầu hết các môn học thông qua hai ngôn ngữ khác nhau, thì các hệ thống giáo dục song ngữ đƣợc phân chia dựa trên những tiêu chí
56
khác nhau nhƣ: đối tƣợng học, ngôn ngữ sử dụng (trong gia đình, trong lớp học, ngoài xã hội), tương quan (chức năng, địa vị) giữa các ngôn ngữ trong cộng đồng hay quốc tế, khuynh hướng chính trị xã hội, mục đích của giáo dục… Cho dù cách phân loại và số lƣợng khác nhau, giáo dục song ngữ cũng nằm trong một trong ba khuynh hướng đối với ngôn ngữ thiểu số như sau:
- Giáo dục song ngữ chuyển đổi (transitional): Các kiểu loại song ngữ ở đây có mục đích cuối cùng là sử dụng ngôn ngữ đa số.
- Giáo dục song ngữ duy trì (maintenance): Các kiểu loại song ngữ ở đây có mục đích duy trì ngôn ngữ thiểu số.
- Giáo dục song ngữ hoàn thiện (enrichment): Các kiểu loại thuộc nhóm này giúp phát triển ngôn ngữ thiểu số.
Colin Baker (2008) phân chia 10 loại hình giáo dục song ngữ khác nhau, trong đó phân biệt đối tƣợng, ngôn ngữ sử dụng trong lớp học, mục tiêu giáo dục – xã hội và kết quả [tr.287] và chia làm hai nhóm giáo dục song ngữ mạnh và giáo dục song ngữ yếu:
(1) Song ngữ ép dùng ngôn ngữ: trẻ em thiểu số trong môi trường giáo dục phổ thông bị ép buộc sử dụng một ngôn ngữ với mục tiêu đồng hóa.
(2) Song ngữ ép dùng một ngôn ngữ với lớp tuyển chọn: Cũng nhƣ loại hình trên, nhƣng học sinh thiểu số có thể bổ sung lớp học về ngôn ngữ đa số.
(3) Song ngữ phân biệt: Loại hình này chỉ sử dụng tiếng thiểu số để dạy, với mục đích áp dụng chính sách đơn ngữ lên cộng đồng thiểu số yếu thế.
(4) Song ngữ chuyển đổi: Học sinh thiểu số đƣợc học và sử dụng tiếng mẹ đẻ cho đến khi họ thành thạo ngôn ngữ đa số đủ để học các môn học chính khóa bằng ngôn ngữ này.
(5) Song ngữ chính mạch có kèm môn ngoại ngữ: Học sinh thiểu số học các môn học bằng ngôn ngữ đa số, và học tiếng mẹ đẻ nhƣ là một ngoại ngữ, với hàm lƣợng giới hạn.
(6) Song ngữ phân tách: Hình thứ này có khuynh hướng ly khai, nghĩa là học nội dung ở trường hoàn toàn bằng ngôn ngữ thiểu số.
(7) Song ngữ dùng chuyên một ngôn ngữ: Có nguồn gốc từ những thí nghiệm giáo dục ở Canađa, là hình thức giáo dục song ngữ mạnh, trong đó nội dung các môn học
57
được học hoàn toàn trong môi trường của một ngôn ngữ duy nhất, và khoảng 50%
số môn học học bằng ngôn ngữ thứ hai.
(8) Song ngữ duy trì/di sản: Loại hình song ngữ mạnh này sử dụng tiếng mẹ đẻ trong trường học, với mục tiêu là phát triển song song cả hai ngôn ngữ, vừa bảo vệ ngôn ngữ di sản, vừa đảm bảo ngôn ngữ kia.
(9) Song ngữ song lập: Khi số lượng học sinh thiểu số và đa số tương đương nhau, thì cả hai ngôn ngữ đều đƣợc sử dụng trong lớp (đan xen hay tuần tự: một tiết bằng ngôn ngữ này và một tiết bằng ngôn ngữ kia).
(10) Song ngữ chính mạch: Đây là loại hình giáo dục song ngữ mạnh, trong đó học sinh nhỏ tuổi đƣợc học nội dung các môn học bằng tiếng mẹ đẻ của mình trong lớp còn học sinh lớn tuổi hơn thì được học một phần nội bằng ngôn ngữ phương tiện, thường là ngôn ngữ đa số.
Mô hình giáo dục song ngữ là một trong những mô hình giáo dục để có thể góp phần bảo tồn sự đa dạng ngôn ngữ ở các cộng đồng đa ngữ.