Chính sách ngôn ngữ đối với vùng dân tộc thiểu số của Trung ƣơng và địa phương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trạng thái đa ngữ tại huyện mường chà tỉnh điện biên (Trang 80 - 87)

2. Cơ sở lý thuyết

2.1. Các yếu tố tác động đến cảnh huống ngôn ngữ ở Mường Chà

2.1.3. Chính sách ngôn ngữ đối với vùng dân tộc thiểu số của Trung ƣơng và địa phương

2.1.3.1. Chính sách ngôn ngữ đối với vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Ngay từ những ngày đầu thành lập Đảng cho đến nay, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và có chủ trương nhất quán về việc tôn trọng tiếng mẹ đẻ của các dân tộc.

Đối với vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam, chính sách ngôn ngữ tập trung vào 3 nội dung chính là: (a) Xác định vị thế của tiếng mẹ đẻ các dân tộc thiểu số; (b) Vấn đề chữ viết cho ngôn ngữ các dân tộc thiểu số và (c) Vấn đề các ngôn ngữ có quá ít người nói. Nội dung cụ thể như sau:

71

a. Xác định vị thế của tiếng mẹ đẻ các dân tộc thiểu số

Một trong những nội dung quan trọng của chính sách ngôn ngữ đối với vùng dân tộc thiểu số là vấn đề xác định vị thế của tiếng mẹ đẻ các dân tộc thiểu số, đặt trong mối quan hệ giữa ngôn ngữ quốc gia và ngoại ngữ.

Các chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch của Đảng và Nhà nước ta từ trước đến nay đều thống nhất một quan điểm là xác định và xác nhận tiếng Việt có vai trò là công cụ giao tiếp, đồng thời là công cụ phát triển xã hội của tất cả các dân tộc trong môi trường đa dân tộc như nước ta.

Bên cạnh việc xác định vai trò ngôn ngữ phổ thông của tiếng Việt trong giao tiếp chung giữa các dân tộc, Đảng và Nhà nước còn nhận thức đúng giá trị của tiếng mẹ đẻ các dân tộc trong sự phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là phát triển bản sắc văn hóa của họ. Bên cạnh việc khuyến khích, tổ chức và tạo điều kiện để tiếng Việt thực sự là công cụ, là động lực phát triển của các dân tộc thiểu số, Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng, coi trọng và quan tâm đến quyền được sử dụng và phát triển tiếng mẹ đẻ của các dân tộc thiểu số. Điều đó đƣợc thể hiện trong Hiến pháp năm 1960: “Các dân tộc có quyền duy trì hoặc sửa đổi phong tục, tập quán, dùng tiếng nói, chữ viết phát triển văn hóa dân tộc mình”. Điều này đƣợc khẳng định lại trong Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 tức là Hiến pháp đang có giá trị pháp luật hiện nay, rằng “Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình”.

b. Vấn đề chữ viết cho ngôn ngữ các dân tộc thiểu số

Trong các văn kiện có tính pháp lý của Đảng, Nhà nước và Chính phủ đều luôn thể hiện sự tôn trọng đối với tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số và coi việc dạy học chữ viết của các dân tộc thiểu số là việc làm cần thiết để giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Luật Giáo dục năm 2005 nêu rõ: “Nhà nước tạo điều kiện cho người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giúp cho học sinh người dân tộc thiểu số dễ dàng tiếp thu kiến

72

thức khi học tập trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số được thực hiện theo quy định của Chính phủ”.

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX: “Ngoài tiếng phổ thông, các dân tộc có chữ viết riêng được khuyến khích học chữ dân tộc” (tr.203).

Quyết định 53/CP ngày 22/2/1980: “Tiếng nói và chữ viết hiện có của các dân tộc thiểu số được Nhà nước tôn trọng, duy trì và giúp đỡ phát triển…”

Mặc dù việc dạy học chữ viết của các dân tộc thiểu số đã đƣợc khuyến khích, tôn trọng và giúp đỡ song trên thực tế vấn đề này còn gặp rất nhiều vướng mắc.

Trước hết là việc không phải dân tộc nào cũng có chữ viết và đối với những dân tộc đã có chữ viết thì tình hình cũng rất phức tạp do có dân tộc thì đã có bộ chữ viết Latinh, có dân tộc vẫn còn theo bộ chữ viết cổ. Quan điểm của Đảng và Chính phủ trong việc giải quyết vấn đề này cũng đƣợc thể hiện trong nhiều văn bản pháp lý.

Quyết định 53/CP ngày 22/2/1980 của Chính phủ nêu rõ: “Nhiều dân tộc chưa có chữ viết có yêu cầu sử dụng bộ vần chữ riêng để ghi tiếng nói của dân tộc mình.

Một số dân tộc thiểu số đã có chữ viết lối cổ muốn có chữ viết mới theo chữ cái Latinh cho gần gũi với chữ phổ thông. Những yêu cầu này cần được coi trọng và từng bước giải quyết”

“Các dân tộc thiểu số chưa có chữ viết đều được giúp đỡ xây dựng chữ viết theo hệ chữ Latinh. Các dân tộc thiểu số đã có chữ viết cổ, nếu có yêu cầu, thì được giúp đỡ xây dựng chữ viết mới theo hệ chữ Latinh”…

“Để dạy và học chữ dân tộc và chữ phổ thông được dễ dàng, nhanh chóng, thuận tiện cho cả đồng bào các dân tộc thiểu số và đồng bào người Kinh học chữ dân tộc, cần xây dựng mới hoặc cải tiến chữ viết dân tộc theo bộ vần, gần gũi với bộ vần chữ phổ thông.

Trong kho chữ viết mới của các dân tộc được sử dụng phổ biến, các chữ dân tộc kiểu cổ và kho tàng sách cổ của các dân tộc vẫn được giữ gìn và khai thác.”…

Trong thực tế, vấn đề dạy học chữ viết của các dân tộc thiểu số cần căn cứ vào nhu cầu của người dân và điều kiện cụ thể của từng vùng để triển khai thực hiện một cách có hiệu quả. Việc tiến hành dạy học và biên soạn chương trình dạy học đối

73

với một số bộ chữ nhƣ Chăm, Jrai, Chu Ru, Mông… đã đƣợc thể hiện rõ trong các Quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hiện nay, việc triển khai thực hiện chính sách về chữ viết các dân tộc thiểu số ở mỗi địa phương có những nét khác nhau tùy theo tình hình thực tế tại địa phương.

c. Vấn đề các ngôn ngữ có quá ít người nói

Trong số các ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay, có những ngôn ngữ có số lượng người nói quá ít và được xếp vào danh sách những ngôn ngữ nguy cấp.

Chính sách đối với nhóm ngôn ngữ này cũng là một phần rất quan trọng trong nội dung của chính sách ngôn ngữ.

Trong số 54 dân tộc, xét về dân số, hiện có 5 dân tộc có số dân tương đối ít (từ 100 đến dưới 1000). Đó là Si La, Pu Péo, Rơ-măm, Ơ-đu, Brâu. Mặc dù Đảng và Nhà nước ta luôn xác định nhiệm vụ bảo tồn tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số là việc làm cần thiết để bảo tồn văn hóa dân tộc nhƣng đối với nhóm các ngôn ngữ đặc biệt nguy cấp này, cần có những chủ trương và biện pháp cụ thể để triển khai một cách hiệu quả nhất.

Tác giả Nguyễn Thiện Giáp (2005) đã tổng kết vấn đề chính sách dân tộc thiểu số một cách chính xác và đầy đủ nhƣ sau: “Nhìn chung, có thể khẳng định rằng chính sách của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đối với ngôn ngữ các dân tộc thiểu số là đúng và căn bản. Nó đã đáp ứng được các vấn đề dân tộc và ngôn ngữ ở Việt Nam trong công cuộc giải phóng dân tộc và xây dựng tổ quốc. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều điều bất cập.”

2.1.3.2. Thực tiễn triển khai chính sách ngôn ngữ đối với vùng dân tộc thiểu số ở Điện Biên hiện nay

Ở Điện Biên hiện nay, Chính quyền tỉnh luôn tuân thủ các chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề ngôn ngữ các dân tộc thiểu số, tôn trọng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số.

Tại thời điểm này, trong số 19 dân tộc thiểu số ở Điện Biên, chỉ 8 dân tộc có chữ viết riêng; đấy là các dân tộc: Dao, Giáy, Hoa, Lào, Nùng, Tày, Mông và Thái.

Trong số đó, về mặt tự dạng lại có một số dân tộc dùng chữ Hán (dân tộc Dao, dân

74

tộc Giáy và dân tộc Hoa); có dân tộc dùng loại chữ có nguồn gốc từ chữ Phạn (dân tộc Lào và dân tộc Thái); có dân tộc dùng loại chữ có nguồn gốc từ chữ cái Latinh (dân tộc Mông, dân tộc Tày và dân tộc Nùng)...

Theo Quyết định số 895/QĐ-UBND ngày 8/9/2011 của UBND tỉnh Điện Biên, về việc phê duyệt đề án dạy tiếng Thái, tiếng Mông cho học sinh tiểu học và THCS tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2010-2015, định hướng đến 2020; thì Điện Biên là một tỉnh miền núi có nhiều dân tộc, trong đó dân tộc Thái chiếm 37,99%, dân tộc Mông chiếm 34,81%, dân tộc Kinh chiếm 18,43%, còn lại là các dân tộc thiểu số khác.

Các dân tộc trong tỉnh đều mong muốn và có nhu cầu đƣợc học tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình để nâng cao nhận thức xã hội, bảo vệ quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và bảo tồn vốn ngôn ngữ. Nhiệm vụ bảo tồn vốn chữ viết của dân tộc Thái và dân tộc Mông là công việc rất quan trọng và cần thiết của quá trình nghiên cứu tìm hiểu và phát huy văn hóa các dân tộc Tây Bắc nói chung và của tỉnh nói riêng.

Trên thực tế, cách đây gần 20 năm tỉnh Điện Biên đã triển khai thí điểm dạy chữ Thái và chữ Mông trong các trường tiểu học. Một thống kê cho biết giai đoạn 1996- 2000 đã có 200 học sinh học tiếng Thái tại huyện Tuần Giáo; giai đoạn 2001-2005 có trên 1.500 học sinh học tiếng Thái tại huyện Tuần Giáo, huyện Điện Biên; gần 1.400 học sinh học tiếng Mông tại huyện Tủa Chùa và Điện Biên Đông. Ngày 29/7/2013, tại Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên, đã diễn ra Hội thảo “Xây dựng chương trình tiếng Thái, tiếng Mông lớp 6 - 7 cấp THCS”. Ông Lò Ngọc Duyên - người có mặt tại Hội thảo với tư cách Hội đồng biên soạn chữ Thái cho biết:

Chương trình dạy tiếng Thái, tiếng Mông lớp 6 và 7 trung học cơ sở là sự kế thừa và phát triển từ nội dung chương trình lớp 3 - 4 và 5 cấp tiểu học. Sau chương trình tiểu học, nhiều em có khả năng nghe nói và đọc viết tiếng mẹ đẻ mình. Lên lớp 6 và lớp 7, bài học phong phú và hấp dẫn hơn với các chuyên đề về phong tục, lễ hội, trang phục, ẩm thực, văn học dân gian... của 2 dân tộc.

Theo “Đề án dạy tiếng Thái, Mông cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020”, đã đƣợc UBND tỉnh thông qua, thì Đề

75

án nhằm mục tiêu bảo tồn, phát huy tiếng nói, chữ viết của dân tộc Thái và dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Năm sau, tỉnh ra Quyết định số 969 QĐ-UBND ngày 25/10/2012 phê chuẩn Bộ chữ Thái sử dụng trong dạy chữ dân tộc và ngày 12/3/2014 có Quyết định 1302 Đ-SGDĐT về việc thành lập Hội đồng chỉnh sửa tài liệu dạy tiếng Thái tập 1, 2, 3 cho học sinh Tiểu học. Theo đó sẽ hoàn chỉnh và thực hiện chương trình dạy cho học sinh tiểu học, trung học cơ sở theo quy mô, nội dung và lộ trình; đào tạo đội ngũ cán bộ giáo viên dạy tiếng Thái, Mông phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu tiếng dân tộc... Về chương trình và tài liệu giảng dạy, với cấp tiểu học tiếng Mông sử dụng chương trình, tài liệu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; tiếng Thái sử dụng chương trình và tài liệu thí điểm giai đoạn 2001-2005. Với bậc trung học cơ sở, để kiến thức, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ Thái và ngôn ngữ Mông của học sinh được nâng cao, tài liệu sẽ bổ sung theo hướng mở rộng và nâng tầm, song vẫn đảm bảo bám sát nội dung, chương trình của môn Ngữ văn cấp Trung học cơ sở. Đề án thống nhất, đối với tiếng Thái sẽ sử dụng ngôn ngữ ngành Thái đen (Tay Đăm) và mẫu chữ Thái cổ; đối với tiếng Mông thì sử dụng ngôn ngữ ngành Mông đỏ (Mông Lềnh-Mông Hoa) và sử dụng mẫu chữ do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

Nghị định số 82/2010/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 15/7/2010 quy định việc dạy và học chữ viết của các dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên đã quy định: Bộ chữ tiếng dân tộc thiểu số được dạy và học trong nhà trường phải là bộ chữ cổ truyền được cộng đồng sử dụng, đƣợc cơ quan chuyên môn xác định hoặc bộ chữ đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê chuẩn. Chương trình và sách giáo khoa tiếng dân tộc thiểu số được biên soạn và thẩm định theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Căn cứ công văn số 4539/BGDĐT-GDDT ngày 04/9/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2015 – 2016 đối với giáo dục dân tộc; ngày 14/9/2015, Sở Gáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên ban hành công văn số 1421/SGDĐT – GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2015 – 2016 đối với giáo dục dân tộc đến tất cả các đơn vị trực thuộc. Theo đó, tiếp tục thực hiện hiệu quả “Đề án dạy tiếng Thái, tiếng Mông cho học sinh tiểu học và

76

THCS tỉnh Điện Biên giai đoạn 2010-2015, định hướng đến 2020” theo Quyết định số 895/QĐ-UBND ngày 08/9/2011 của UBND tỉnh.

Ở Mường Chà, báo cáo tổng kết năm học 2014 – 2015 của Phòng GD – ĐT huyện Mường Chà cho thấy: Công tác giáo dục dân tộc luôn được quan tâm đúng mức. Tổng số học sinh dân tộc chiếm trên 90% tổng số học sinh trong toàn huyện.

Các đơn vị thường xuyên tổ chức hoạt động giao lưu tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số; tổ chức dạy học tăng thời lượng môn tiếng Việt lớp tại 16 trường tiểu học vùng dân tộc thiểu số nhằm nâng cao chất lƣợng đọc, viết cho học sinh dân tộc ngay từ đầu cấp học phổ thông; triển khai thực hiện Đề án tiếng Thái tại 2 trường (Mường Anh, Nậm He), tiếng Mông tại 5 trường (Tiểu học số 1 Sá Tổng, Huổi Mí, Hừa Ngài, Sa Lông, Ma Thì Hồ. Chương trình dạy tiếng Mông thực hiện theo chương trình chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình dạy tiếng Thái theo chương trình thí điểm. Qua đánh giá của Phòng Giáo dục, chương trình dạy tiếng dân tộc đã nhận được sự khích lệ của nhân dân và chính quyền địa phương. Học sinh thích học và học tập tích cực trong giờ học tiếng dân tộc. Song khả năng về viết chữ và phương pháp dạy học của đội ngũ giáo viên dạy tiếng dân tộc còn hạn chế, cần phải đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng thêm thì mới đáp ứng đƣợc yêu cầu. Ngoài ra, công tác kiểm tra, tƣ vấn của Ban giám hiệu cũng khó khăn do không biết hoặc biết ít tiếng, chữ dân tộc. Sách giáo khoa cho học sinh, sách giáo khoa cho giáo viên đã đƣợc trang cấp đủ cho mỗi học sinh và mỗi giáo viên 1 bộ; song một số đồ dùng dạy học nhƣ tranh ảnh, vật mẫu để giảng từ mới, một số văn phòng phẩm khác cho học sinh còn thiếu thốn.

Hy vọng trong tương lai không xa, trên địa bàn tỉnh Điện Biên, thông qua các nguồn kinh phí đầu tƣ, không chỉ tiếng Thái, tiếng Mông mà còn nhiều chữ viết của các dân tộc thiểu số tiếp tục đƣợc khôi phục và truyền dạy một cách có hiệu quả, góp phần vào việc duy trì và bảo tồn sự đa dạng ngôn ngữ ở Điện Biên nói chung.

77

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trạng thái đa ngữ tại huyện mường chà tỉnh điện biên (Trang 80 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)