Tình hình sử dụng ngôn ngữ của người dân tộc thiểu số trong giao tiếp ở cộng đồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trạng thái đa ngữ tại huyện mường chà tỉnh điện biên (Trang 120 - 129)

Chương 3. NĂNG LỰC NGÔN NGỮ, TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGÔN NGỮ VÀ THÁI ĐỘ NGÔN NGỮ CỦA NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN MƯỜNG CHÀ - TỈNH ĐIỆN BIÊN

3.2.2. Tình hình sử dụng ngôn ngữ của người dân tộc thiểu số trong giao tiếp ở cộng đồng

Đối với giao tiếp ở cộng đồng, đề tài phân chia thành 20 tình huống giao tiếp khác nhau và kết quả sẽ đƣợc trình bày và phân tích cụ thể nhƣ sau:

3.2.2.1. Tình hình sử dụng ngôn ngữ của người dân tộc thiểu số khi thực hiện các hoạt động ở cộng đồng

Để khảo sát tình hình sử dụng ngôn ngữ của người dân khi thực hiện các hoạt động tại cộng đồng thì chúng tôi đề xuất 4 tình huống tiêu biểu (trên cơ sở tham khảo những công trình đi trước):

(1) Khi hát hò, kể chuyện (2) Khi cúng bái

(3) Trong nghi lễ, cưới hỏi, tang ma (4) Khi ghi chép

Và kết quả đƣợc trình bày trong bảng 3.13:

111

Bảng 3.13: Tình hình sử dụng ngôn ngữ khi thực hiện các hoạt động ở cộng đồng Hoàn

cảnh

Dân tộc

Ngôn ngữ Thái Mông Khơ Mú Tổng

Khi hát hò, kể chuyện

Tiếng Việt 17 (5.9%) 0 0 17 (1.8%)

Tiếng mẹ đẻ 199 (68.8%) 215 (60.6%) 194 (62.2%) 608 (63.6%) Cả hai ngôn ngữ 73 (25.3%) 140 (48.4%) 118 (37.8%) 331 (34.6%)

Tùy trường hợp 0 0 0 0

Tổng 289(100%) 355(100%) 312(100%) 956(100%)

Khi cúng bái

Tiếng Việt 0 0 0 0

Tiếng mẹ đẻ 289 (100%) 355 (100%) 312 (100%) 956(100%)

Cả hai ngôn ngữ 0 0 0 0

Tùy trường hợp 0 0 0 0

Tổng 289(100%) 355(100%) 312(100%) 956(100%) Trong

nghi lễ, cưới hỏi, tang ma

Tiếng Việt 0 0 4 (1.3%) 4 (0.4%)

Tiếng mẹ đẻ 261 (90.3%) 318 (89.6%) 230 (73.7%) 809 (84.6%) Cả hai ngôn ngữ 28 (9.7%) 37 (10.4%) 78 (25%) 143 (15%)

Tùy trường hợp 0 0 0 0

Tổng 289(100%) 355(100%) 312(100%) 956(100%)

Khi ghi chép

Tiếng Việt 253 (87.5%) 301 (84.8%) 249 (79.8%) 803 (84%)

Tiếng mẹ đẻ 0 0 0 0

Cả hai ngôn ngữ 0 0 0 0

Tùy trường hợp 0 0 0 0

Không trả lời 36 (12.5%) 54 (15.2%) 63 (20.2%) 153 (16%) Tổng 289(100%) 355(100%) 312(100%) 956(100%) Những số liệu ở bảng 3.13 cho thấy khi thực hiện các hoạt động trong cộng đồng, người dân tộc thiểu số cũng luôn ưu tiên lựa chọn tiếng mẹ đẻ của minh. Hoạt động cúng bái ở cộng đồng là hoạt động mà người dân sử dụng hoàn toàn tiếng mẹ đẻ của mình. Trong các hoạt động nghi lễ, cưới hỏi, tang ma thì tiếng mẹ đẻ cũng được người dân lựa chọn với tỉ lệ cao (84,6%). Tuy nhiên, tỉ lệ này có sự chênh lệch đôi chút giữa các dân tộc khi có 90,3% người Thái và 89,6% người Mông cho biết họ sử dụng tiếng mẹ đẻ thì chỉ có 73,7% người Khơ Mú có cùng lựa chọn. Với những người không dùng hoàn toàn tiếng mẹ đẻ thì đa phần đều sử dụng cả tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ. Thậm chí những người buôn bán ở gần đường, người làm giáo

112

viên, cán bộ hành chính cho biết: mặc dù phần lớn thời gian tham gia sinh hoạt, học tập và làm việc với người Việt nhưng khi vào những dịp lễ hay giao tiếp trong cộng đồng cùng bà con thân thuộc họ đều ƣu tiên sử dụng tiếng mẹ đẻ của họ.

Trong các hoạt động mang tính văn hóa văn nghệ nhƣ hát hò, kể chuyện thì sự tham gia của tiếng Việt nhiều hơn với 34,6% trong tổng số 956 người được phỏng vấn lựa chọn sử dụng kết hợp với tiếng mẹ đẻ. Tỉ lệ sử dụng hoàn toàn tiếng mẹ đẻ trong hoạt động này cao nhất vẫn ở người dân tộc Thái với 68,8% trong khi người Khơ Mú là 62,2% và người Mông là 60,6%. Đáng chú ý là có 17 người cho biết họ hầu như chỉ sử dụng tiếng Việt trong tình huống này và họ đều là người dân tộc Thái. Con số này phần nào thể hiện tính hòa nhập của người Thái đối với tiếng Việt cũng như phản ảnh đúng với khả năng tiếng Việt của người Thái khi họ là nhóm dân tộc có năng lực tiếng Việt tốt nhất.

Trong ghi chép, tuy có 64 người biết chữ viết tiếng mẹ đẻ của họ nhưng tuyệt đại đa số những người biết chữ tiếng Việt đều sử dụng tiếng Việt để thực hiện ghi chép. Điều này cho thấy sự tiếng Việt có sự ƣu thế vƣợt trội ở kênh viết so với các ngôn ngữ dân tộc đã có chữ viết mà cụ thể ở đây là chữ Thái và chữ Mông.

Những kết quả vừa đƣợc phân tích ở trên đã khẳng định vai trò của ngôn ngữ dân tộc trong các hoạt động cộng đồng. Và những kết quả này cũng cho thấy người Thái sử dụng tiếng mẹ đẻ của họ nhiều hơn so với người Khơ Mú và người Mông nhƣng cũng là nhóm dân tộc thể hiện xu thế hòa nhập với tiếng Việt nhiều hơn.

Điều đó phần nào thể hiện vị thế của tiếng Thái trong cộng đồng dân tộc ở Mường Chà nói riêng và Điện Biên nói chung.

3.2.2.2. Tình hình sử dụng ngôn ngữ của người dân tộc thiểu số khi đến nhà người khác và khi có khách đến nhà

Với tình huống khi đến nhà người khác và khi có khách đến nhà thì chúng tôi phân chia thành 6 tình huống nhỏ tùy vào đối tƣợng giao tiếp:

(1) Đến nhà người cùng dân tộc (2) Đến nhà người dân tộc khác (3) Đến nhà người dân tộc Kinh

113

(4) Nói với khách đến nhà là người cùng dân tộc (5) Nói với khách đến nhà là người khác dân tộc (6) Nói với khách đến nhà là người dân tộc Kinh Và kết quả đƣợc trình bày trong bảng 3.14:

Bảng 3.14: Tình hình sử dụng ngôn ngữ khi đến nhà người khác và khi có khách đến nhà

Hoàn cảnh

Dân tộc

Ngôn ngữ Thái Mông Khơ Mú Tổng

Đến nhà người cùng dân tộc

Tiếng Việt 0 0 0 0

Tiếng mẹ đẻ 287 (99.3%) 355 (100%) 306 (98.1%) 948 (99.2%)

Cả hai ngôn ngữ 0 0 0 0

Tùy trường hợp 2 (0.7%) 0 6 (1.9%) 8 (0.8%) Tổng 289(100%) 355(100%) 312(100%) 956(100%) Đến

nhà người khác dân tộc

Tiếng Việt 271 (93.7%) 292 (82.3%) 184 (59%) 747 (78.1%)

Tiếng mẹ đẻ 0 0 0 0

Cả hai ngôn ngữ 0 0 0 0

Tùy trường hợp 18 (6.3%) 63 (17.7%) 128 (41%) 209 (21.9%) Tổng 289(100%) 355(100%) 312(100%) 956(100%) Đến

nhà người dân tộc Kinh

Tiếng Việt 289 (100%) 355 (100%) 311 (99.7%) 955 (99.9%)

Tiếng mẹ đẻ 0 0 0 0

Cả hai ngôn ngữ 0 0 0 0

Tùy trường hợp 0 0 1 (0.3%) 1 (0.1%)

Tổng 289(100%) 355(100%) 312(100%) 956(100%) Nói với

khách đến nhà là người cùng dân tộc

Tiếng Việt 288 (99.7%) 355 (100%) 312 (100%) 955 (99.9%)

Tiếng mẹ đẻ 0 0 0 0

Cả hai ngôn ngữ 0 0 0 0

Tùy trường hợp 1 (0.3%) 0 0 1 (0.1%)

Tổng 289(100%) 355(100%) 312(100%) 956(100%) Nói với

khách đến nhà là người khác dân tộc

Tiếng Việt 278 (96.2%) 256 (72.1%) 185 (59.3%) 719 (75.2%)

Tiếng mẹ đẻ 0 0 0 0

Cả hai ngôn ngữ 0 0 0 0

Tùy trường hợp 11 (3.8%) 99 (27.9%) 127 (40.7%) 237 (24.8%) Tổng 289(100%) 355(100%) 312(100%) 956(100%) Nói với

khách

Tiếng Việt 289 (100%) 332 (93.5%) 312 (100%) 933 (97.6%)

Tiếng mẹ đẻ 0 0 0 0

114 đến nhà

là người dân tộc Kinh

Cả hai ngôn ngữ 0 0 0 0

Tùy trường hợp 0 23 (6.5%) 0 23 (2.4%)

Tổng 289(100%) 355(100%) 312(100%) 956(100%) Từ những kết quả ở bảng 3.14 có thể thấy đối với những trường hợp có khách đến nhà hay đến nhà người khác cùng dân tộc thì số người dân ưu tiên sử dụng tiếng mẹ đẻ của họ gần nhƣ tuyệt đối ở cả ba dân tộc.

Trong trường hợp hợp đến nhà người khác dân tộc thì số người Thái ưu tiên sử dụng tiếng Việt nhiều hơn hẳn với 93,7% trong khi người Mông là 82,3% và người Khơ Mú là 59%. Một điểm đáng lưu ý là những người Khơ Mú có thể nói được tiếng Thái thì cũng cho biết rằng trong một số trường hợp khi họ đến nhà người Thái thì họ cũng có thể sử dụng tiếng Thái để nói chuyện để người Thái cảm thấy thoải mái hơn và việc lựa chọn tiếng Thái để nói chuyện là do họ chủ động.

Đối với trường hợp khi có khách đến nhà là người khác dân tộc thì tình hình cũng tương tự với 96,2% số người Thái lựa chọn sử dụng tiếng Việt, tiếp đến là người Mông với 72,1% và người Khơ Mú cũng chỉ có 59,3%. Những con số này cũng rất hợp lý với những khảo sát về năng lực ngôn ngữ ở trên. Người Thái với năng lực tiếng Việt cao hơn thì thường cũng có sự lựa chọn sử dụng tiếng Việt nhiều hơn. Với những người không sử dụng tiếng Việt để giao tiếp với người khác dân tộc trong hai hoàn cảnh này thì đều cho biết họ sử dụng ngôn ngữ nào tùy vào từng trường hợp cụ thể. Một số người khi được phỏng vấn sâu đã trả lời rằng nếu khách đến nhà mà có thể nói được ngôn ngữ của họ thì họ vẫn muốn đƣợc giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ của họ. Những người Khơ Mú biết tiếng Thái cho biết nếu đến nhà người Thái họ có thể chủ động trò chuyện bằng tiếng Thái thì khi có người Thái đến nhà họ thì họ thích nói tiếng Việt hơn để những người trong gia đình cũng có thể hiểu được (vì không phải thành viên nào trong gia đình cũng biết tiếng Thái).

115

3.2.2.3. Tình hình sử dụng ngôn ngữ của người dân tộc thiểu số trong các hoàn cảnh giao tiếp nơi công cộng, hành chính, nơi làm việc - học tập

Các hoàn cảnh giao tiếp nơi công cộng (chợ, bưu điện, trạm y tế,…), giao tiếp hành chính và giao tiếp ở nơi làm việc, học tập cũng đƣợc phân chia thành 10 tình huống nhỏ tùy vào đối tƣợng giao tiếp:

(1) Giao tiếp với người gặp lần đầu mà không biết dân tộc của họ (2) Giao tiếp nơi công cộng với người cùng dân tộc

(3) Giao tiếp nơi công cộng với người khác dân tộc (4) Giao tiếp nơi công cộng với người dân tộc Kinh (5) Giao tiếp hành chính với người cùng dân tộc (6) Giao tiếp hành chính với người khác dân tộc (7) Giao tiếp hành chính với người dân tộc Kinh (8) Giao tiếp nơi làm việc với người cùng dân tộc (9) Giao tiếp nơi làm việc với người khác dân tộc (10) Giao tiếp nơi làm việc với người dân tộc Kinh Kết quả đƣợc trình bày trong bảng 3.15 và 3.16 và 3.17:

Bảng 3.15: Tình hình sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp nơi công cộng

Hoàn cảnh

Dân tộc

Ngôn ngữ Thái Mông Khơ Mú Tổng

Người gặp lần đầu mà không biết dân tộc của họ

Tiếng Việt 158(54.7%) 233(65.6%) 85 (27.2%) 476(49.8%)

Tiếng mẹ đẻ 0 0 0 0

Cả hai ngôn ngữ 0 0 0 0

Tùy trường hợp 131(45.3%) 122(34.4%) 227(72.8%) 480(50.2%) Tổng 289(100%) 355(100%) 312(100%) 956(100%) Giao tiếp

nơi công cộng với người cùng dân tộc

Tiếng Việt 1 (0.3%) 0 0 1 (0.1%)

Tiếng mẹ đẻ 260 (90%) 340(95.8%) 304(97.4%) 904(94.6%) Cả hai ngôn ngữ 28 (9.7%) 15(4.2%) 8 (2.6%) 51 (5.3%)

Tùy trường hợp 0 0 0 0

Tổng 289(100%) 355(100%) 312(100%) 956(100%)

116 Giao tiếp

nơi công cộng với người khác dân tộc

Tiếng Việt 289 (100%) 232(65.4%) 152(48.7%) 673(70.4%)

Tiếng mẹ đẻ 0 0 0 0

Cả hai ngôn ngữ 0 123(34.6%) 120(38.5%) 283(29.6%)

Tùy trường hợp 0 0 40 (12.8%) 0

Tổng 289(100%) 355(100%) 312(100%) 956(100%) Giao tiếp

nơi công cộng với người dân tộc Kinh

Tiếng Việt 289 (100%) 355 (100%) 219(70.2%) 863(90.3%)

Tiếng mẹ đẻ 0 0 0 0

Cả hai ngôn ngữ 0 0 0 0

Tùy trường hợp 0 0 93 (29.8%) 93 (9.7%)

Tổng 289(100%) 355(100%) 312(100%) 956(100%)

Bảng 3.16: Tình hình sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hành chính

Hoàn cảnh

Dân tộc Ngôn ngữ

Thái Mông Khơ Mú Tổng

Giao tiếp hành chính với người cùng dân tộc

Tiếng Việt 0 0 11 (3.5%) 11 (1.1%)

Tiếng mẹ đẻ 258(89.3%) 289(81.4%) 298(95.5%) 845(88.4%)

Cả hai ngôn ngữ 0 0 0 0

Tùy trường hợp 31 (10.7%) 66 (18.6%) 3 (1%) 100(10.5%) Tổng 289(100%) 355(100%) 312(100%) 956(100%) Giao tiếp

hành chính với người khác dân tộc

Tiếng Việt 288(99.7%) 344(96.9%) 305(97.8%) 937(98%)

Tiếng mẹ đẻ 0 0 0 0

Cả hai ngôn ngữ 0 0 0 0

Tùy trường hợp 1 (0.3%) 11 (3.1%) 7 (2.2%) 19 (2%) Tổng 289(100%) 355(100%) 312(100%) 956(100%) Giao tiếp

hành chính với người dân tộc Kinh

Tiếng Việt 289(100%) 355(100%) 221(70.8%) 865(90.5%)

Tiếng mẹ đẻ 0 0 0 0

Cả hai ngôn ngữ 0 0 0 0

Tùy trường hợp 0 0 91 (29.2%) 91 (9.5%)

Tổng 289(100%) 355(100%) 312(100%) 956(100%)

117

Bảng 3.17: Tình hình sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp nơi làm việc, học tập

Hoàn cảnh

Dân tộc

Ngôn ngữ Thái Mông Khơ Mú Tổng

Giao tiếp nơi làm việc với người cùng dân tộc

Tiếng Việt 1 (0.3%) 0 8 (2.5%) 9 (0.9%)

Tiếng mẹ đẻ 179 (62%) 276(77.7%) 286(91.7%) 741(77.5%)

Cả hai ngôn ngữ 0 0 0 0

Tùy trường hợp 109(37.7%) 79 (22.3%) 18 (5.8%) 206 (21.6) Tổng 289(100%) 355(100%) 312(100%) 956(100%) Giao tiếp

nơi làm việc với người khác dân tộc

Tiếng Việt 289(100%) 339(95.5%) 105(33.7%) 733(76.7%)

Tiếng mẹ đẻ 0 0 0 0

Cả hai ngôn ngữ 0 0 0 0

Tùy trường hợp 0 16 (4.5%) 207(66.3%) 223(23.3%) Tổng 289(100%) 355(100%) 312(100%) 956(100%) Giao tiếp

nơi làm việc với người dân tộc Kinh

Tiếng Việt 289(100%) 355(100%) 308(98.7%) 952(99.6%)

Tiếng mẹ đẻ 0 0 0 0

Cả hai ngôn ngữ 0 0 0 0

Tùy trường hợp 0 0 4 (1.3%) 4 (0.4%)

Tổng 289(100%) 355(100%) 312(100%) 956(100%) Từ kết quả đƣợc trình bày ở 3 bảng trên có thể rút ra một số nhận xét sau:

Trong những hoàn cảnh giao tiếp công cộng, khi đi làm các thủ tục hành chính, ở nơi học tập làm việc thì có sự khác biệt rõ về việc lựa chọn ngôn ngữ trong sử dụng tùy thuộc vào đối tƣợng cùng giao tiếp. Khi giao tiếp ở nơi công cộng, có đến 94,6% số người được hỏi sử dụng tiếng mẹ đẻ để giao tiếp với người cùng dân tộc; khi giao tiếp hành chính là 88,4% và khi đi học tập, làm việc, thì tỉ lệ này là 77,5%. Số người không dùng tiếng mẹ đẻ của họ ở nơi học tập, làm việc khi nói chuyện với người cùng dân tộc chủ yếu rơi vào nhóm học sinh, sinh viên, giáo viên, công nhân. Điều này phản ánh một phần sự tác động của môi trường làm việc nên việc sử dụng tiếng nói của dân tộc mình có ít hơn so với những người thuộc nhóm nghề khác.

Xét ở từng dân tộc, trong những hoàn cảnh giao tiếp với người khác dân tộc hay dân tộc Kinh thì người Thái sử dụng tiếng Việt nhiều nhất với tỉ lệ tuyệt đối và gần như

118

tuyệt đối trong những trường hợp này, tiếp đến là người Mông và sau cùng là người Khơ Mú. Trong hoàn cảnh lần đầu gặp một người mà không biết tiếng mẹ đẻ của họ thì người Mông lại có tỉ lệ số người sử dụng tiếng Việt nhiều nhất với 65,6% trong khi người Thái là 54,7% và người Khơ Mú chỉ có 27,2% có cùng lựa chọn. Trong những hoàn cảnh giao tiếp với người cùng dân tộc thì người Thái lại có tỉ lệ sử dụng tiếng mẹ đẻ ít nhất và người Khơ Mú có tỉ lệ này cao nhất. Điều này có thể lý giải từ chính kết quả về năng lực tiếng Việt của người Thái. Người Thái có năng lực tiếng Việt cao nên kể cả trong những tình huống giao tiếp với người cùng dân tộc nhưng ở nơi công cộng, nơi làm việc/ học tập hay giao tiếp hành chính thì họ vẫn lựa chọn tiếng Việt thay vì tiếng mẹ đẻ của mình. Mặt khác, người Thái cũng có tỉ lệ cơ cấu nghề nghiệp ở nhóm nghề trình độ cao nhƣ giáo viên, hành chính, học sinh sinh viên nên việc họ lựa chọn tiếng Việt để giao tiếp kể cả với người cùng dân tộc một phần xuất phát từ chính môi trường làm việc/ học tập của họ.

Nhìn chung, nếu người dân tộc thiểu số ưu tiến sử dụng tiếng nói dân tộc của học để giao tiếp với người cùng dân tộc kể cả ở những nơi công cộng thì ngược lại, với năng lực tiếng Việt khá cao, họ hầu nhƣ sử dụng tiếng Việt khi giao tiếp với người khác dân tộc hay người Kinh. Trong trường hợp lần đầu gặp một người mà chưa biết rõ thành phần dân tộc thì cũng có 49,8% số người được hỏi chọn tiếng Việt để giao tiếp, những người còn lại cho rằng tùy theo trường hợp cụ thể (chẳng hạn, nếu người đó biết tiếng mẹ đẻ của họ và chủ động sử dụng thì họ sẽ nói tiếng mẹ đẻ của họ). Kết quả này cho thấy người dân tộc thiểu số sử dụng tiếng mẹ đẻ hay tiếng Việt chịu sự chi phối một phần của môi trường giao tiếp và đặc biệt bởi đối tượng cùng tham gia giao tiếp. Với người cùng dân tộc, họ ưu tiên sử dụng tiếng Việt, với người khác dân tộc hay người Kinh thì tiếng Việt được sử dụng với tỉ lệ cao hơn. Nhƣ vậy, thành phần dân tộc của đối tƣợng cùng tham gia giao tiếp là một yếu tố có tác động mạnh tới việc sử dụng ngôn ngữ của người dân.

119

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trạng thái đa ngữ tại huyện mường chà tỉnh điện biên (Trang 120 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)