Chương 3. NĂNG LỰC NGÔN NGỮ, TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGÔN NGỮ VÀ THÁI ĐỘ NGÔN NGỮ CỦA NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN MƯỜNG CHÀ - TỈNH ĐIỆN BIÊN
3.3. Thái độ ngôn ngữ của người dân tộc thiểu số đối với những ngôn ngữ được sử dụng trong cộng đồng
3.3.2. Thái độ ngôn ngữ đối với tiếng mẹ đẻ
a. Đối với câu hỏi đặt ra là “Bạn có thích học chữ dân tộc mình không?” (câu 26 – Phiếu khảo sát) với 3 câu trả lời gợi ý là: (1) Có, (2) Không, (3) Không có ý kiến. Kết quả (đƣợc phân chia theo các phạm vi xã hội) cho thấy nhƣ sau (Bảng 3.20a):
Bảng 3.20a: Thái độ đối với việc học chữ viết tiếng mẹ đẻ 1
Thái độ
Đối tƣợng Có Không Không
có ý kiến Tổng X2
1. Dân tộc
Thái 81% 9.7% 9.3% 289 (100%) 0
Mông 65.4% 18% 16.6% 355 (100%)
Khơ Mú 10.9% 64.1% 25% 312 (100%)
2. Độ tuổi
0
<20 71.8% 17.4% 10.8% 259 (100%)
20 – 35 41.6% 42.4% 16% 269 (100%)
36 – 50 49% 31.5% 19.5% 241 (100%)
51 – 70 46.8% 33.1% 20.1% 139 (100%)
>70 39.6% 22.9% 37.5% 48 (100%)
127 3. Trình độ
0 Không đi học 24.6% 16.9% 58.5% 118 (100%)
Tiểu học 45.4% 43.6% 11% 408 (100%)
THCS 61.4% 25.9% 12.7% 332 (100%)
THPT 80.8% 9.6% 9.6% 73 (100%)
CĐ - ĐH 92% 4% 4% 25 (100%)
4. Nghề nghiệp
0
Học sinh 78.3% 14% 7.7% 235 (100%)
Nội trợ 26.7% 10% 63.3% 30 (100%)
Nông dân 41.9% 40.1% 18% 599 (100%)
Công nhân 80% 0% 20% 5 (100%)
Giáo viên 88.9% 11.1% 0% 9 (100%)
Hành chính 100% 0% 0% 13 (100%)
Buôn bán 50% 22.7% 27.3% 22 (100%)
Nghỉ hưu 48.8% 23.3% 27.9% 43 (100%) 5. Kinh tế gia đình
Khó khăn 42.1% 38.9% 19% 700 (100%) 0
Bình thường 80.1% 8% 12% 251 (100%)
Dƣ dả 80% 0% 20% 5 (100%)
6. Mức độ thường xuyên đi khỏi làng
0 Không bao giờ 18.8% 35.4% 45.8% 48 (100%)
Thường xuyên,
trong ngày 73.5% 16.1% 10.3% 223 (100%) Thỉnh thoảng,
ngắn ngày 43.8% 37.8% 18.5% 633 (100%) Thỉnh thoảng,
dài ngày 100% 0% 0% 3 (100%)
Thường xuyên,
ngắn ngày 100% 0% 0% 9 (100%)
Thường xuyên,
dài ngày 95% 0% 5% 40 (100%)
Tổng 500
(52.3%)
292 (30.5%)
164 (17.2%)
956 (100%)
b. Một câu hỏi nữa mà chúng tôi đặt ra để khảo sát thái độ của người dân đối với tiếng mẹ đẻ của họ là “Người dân tộc có cần học chữ dân tộc không?” (câu 27 – Phiếu khảo sát) với 4 gợi ý trả lời là:
128 (1) Rất cần thiết
(2) Học cũng đƣợc, không học cũng đƣợc (3) Không cần
(4) Không có ý kiến
Kết quả khảo sát đƣợc thể hiện trong bảng 3.20b:
Bảng 3.20b: Thái độ đối với việc học chữ dân tộc 2
Thái độ
Đối tƣợng 1 2 3 4 Tổng X2
1. Dân tộc
Thái 80.3% 3.1% 8.7% 7.9% 289 (100%) 0
Mông 64.5% 16.3% 6.2% 13% 355 (100%)
Khơ Mú 9.3% 24.7% 14.1% 51.9% 312 (100%) 2. Độ tuổi
0
<20 70.7% 4.2% 17% 8.1% 259 (100%)
20 – 35 41.3% 21.9% 7.8% 29% 269 (100%) 36 – 50 47.8% 20.7% 3.7% 27.8% 241 (100%) 51 – 70 44.6% 13% 7.9% 34.5% 139 (100%)
>70 39.6% 12.5% 12.5% 35.4% 48 (100%) 3. Trình độ
0 Không đi học 22.9% 11% 8.5% 57.6% 118 (100%)
Tiểu học 44.4% 22% 7.4% 26.2% 408 (100%)
THCS 60.8% 9.3% 14.5% 15.4% 332 (100%)
THPT 80.8% 9.6% 4.1% 5.5% 73 (100%)
CĐ - ĐH 84% 12% 0% 4% 25 (100%)
4. Nghề nghiệp
0 Học sinh 77.4% 3.8% 14.5% 4.3% 235 (100%)
Nội trợ 26.7% 6.7% 10% 56.6% 30 (100%)
Nông dân 41.1% 20% 8% 30.9% 599 (100%)
Công nhân 80% 20% 0% 0% 5 (100%)
Giáo viên 77.8% 22.2% 0% 0% 9 (100%)
Hành chính 84.6% 15.4% 0% 0% 13 (100%)
Buôn bán 50% 18.2% 4.5% 27.3% 22 (100%) Nghỉ hưu 48.8% 9.3% 11.6% 30.3% 43 (100%)
129 5. Kinh tế gia đình
Khó khăn 41.3% 18.9% 10.7% 29.1% 700 (100%) 0 Bình thường 78.5% 4.4% 6.4% 10.8% 251 (100%)
Dƣ dả 80% 20% 0% 0% 5 (100%)
6. Mức độ thường xuyên đi khỏi làng
0 Không bao giờ 16.6% 14.6% 18.8% 50% 48 (100%)
Thường xuyên,
trong ngày 72.3% 4.9% 15.2% 7.6% 223 (100%) Thỉnh thoảng,
ngắn ngày 42.8% 19.7% 7.6% 29.9% 633 (100%) Thỉnh thoảng,
dài ngày 100% 0% 0% 0% 3 (100%)
Thường xuyên,
ngắn ngày 100% 0% 0% 0% 9 (100%)
Thường xuyên,
dài ngày 95% 2.5% 0% 2.5% 40 (100%)
Tổng 490
(51.2%)
144 (15.1%)
91 (9.5%)
231 (24.2%)
956 (100%)
Bảng 3.20a thể hiện thái độ của người dân đối với việc học chữ dân tộc mình. Qua đó ta thấy phần lớn người dân thích học chữ của dân tộc mình (chiếm 52,3%) trong khi chỉ có 30,5% trả lời là không thích và 17,3% không có ý kiến. Kết quả này cũng phù hợp với nhận thức của họ rằng liệu người dân tộc thiểu số có cần học chữ dân tộc mình không. Có 51,2% số người dân được hỏi cho rằng người dân tộc cần thiết phải học chữ dân tộc mình trong khi chỉ có 9,5% cho rằng không cần, số còn lại thì cho rằng học cũng đƣợc, không học cũng đƣợc hoặc không có ý kiến đối với vấn đề này.
Nếu có đến 81% số người Thái được hỏi thích học chữ của dân tộc mình, với người Mông là 65,4% và chỉ có 10,9% người Khơ Mú trả lời là nếu dân tộc họ có chữ viết riêng thì họ cũng mong muốn được học. Người Thái cũng có nhận thức cao đối với vấn đề người dân tộc có cần học chữ dân tộc mình không khi có 80,3% số người dân cho rằng rất cần thiết trong khi có 64,5% người Mông và chỉ 9,3% người Khơ Mú có cùng quan điểm. Kết quả này phần nào phản ánh đúng với thực tế khi người Thái và người Mông đã có chữ riêng từ lâu trong khi người Khơ Mú thì chưa có. Như vậy việc một dân tộc chưa có chữ viết riêng rõ ràng đã ảnh hưởng phần nào đến ý thức về việc học chữ viết dân tộc mình của họ.
130
Xét về trình độ, kết quả ở bảng 3.20a và 3.20b cho thấy tỉ lệ người dân thích học chữ viết dân tộc (trong từng nhóm phân chia theo trình độ) và cho rằng học chữ viết dân tộc là cần thiết tỉ lệ thuận với trình độ học vấn của họ. Điều này có nghĩa là nhóm người dân có trình độ càng cao thì tỉ lệ thích học chữ viết dân tộc càng lớn.
Những người không được đến trường hay trình độ thấp thì thường không bày tỏ ý kiến hoặc không thích học chữ viết dân tộc. Trình độ học vấn rõ ràng là đã góp phần tác động đến ý thức của người dân đối với việc học chữ dân tộc của họ.
Xét về độ tuổi và nghề nghiệp, tỉ lệ người trẻ, những người trong nhóm học sinh – sinh viên, giáo viên hay làm việc hành chính thích học chữ dân tộc và thấy cần thiết phải học chữ dân tộc mình lớn hơn so với tỉ lệ này ở nhóm người lớn tuổi, nhóm người làm nghề nội trợ, buôn bán, nghỉ hưu. Kết quả này có thể chính là kết quả có được nhờ việc đưa chữ t dân tộc vào giảng dạy trong nhà trường. Học sinh, sinh viên, giáo viên hay người làm nghề hành chính – những người được biết và được học chữ dân tộc thì có xu hướng thích học tiếng dân tộc của họ. Đây là một tín hiệu tích cực để có thể tiếp tục triển khai và đẩy mạnh công tác dạy chữ dân tộc cho người dân tộc thiểu số.
Khi phỏng vấn sâu trên nhóm những người cho rằng người dân tộc không cần học chữ dân tộc thì những câu trả lời chủ yếu theo hai hướng: (1) Với nhóm người Thái, Mông thì thấy việc biết hay không biết chữ dân tộc sẽ không có ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của họ. Chỉ cần biết chữ quốc ngữ là đủ vì mọi văn bản giấy tờ có tính pháp lý cần thiết cho cuộc sống của họ đều bằng chữ quốc ngữ; (2) Với nhóm người Khơ Mú thì phần lớn là vì dân tộc họ chưa có chữ viết riêng và họ thấy việc đấy cũng không làm thay đổi quá nhiều cuộc sống của họ so với người Mông là dân tộc đã có chữ viết (So sánh rằng: người Mông có chữ viết nhưng có nhiều người cũng không biết chữ Mông và người Mông thì vẫn nghèo đấy thôi). Cách nghĩ này cho thấy là vẫn còn rất nhiều người dân chưa nhận thức được vai trò của chữ viết trong việc bảo tồn văn hóa mà phần lớn họ chỉ nhìn vào việc có sử dụng hay không chữ dân tộc và chữ dân tộc có giúp họ có cuộc sống tốt hơn không mà thôi.
131
3.3.2.2. Thái đội đối với lý do sử dụng tiếng mẹ đẻ
Đối với việc tìm hiểu lý do sử dụng tiếng mẹ đẻ (Bạn nói tiếng mẹ đẻ vì… - Câu 30 – Phiếu khảo sát) của người dân, chúng tôi đưa ra 4 phương án trả lời là:
(1) Một cách tự nhiên, vì không biết ngôn ngữ nào khác (2) Để giao tiếp với người cùng dân tộc
(3) Vì bạn thích (4) Ý kiến khác
Kết quả khảo sát nhƣ sau:
Bảng 3.21: Thái độ đối với lý do sử dụng tiếng mẹ đẻ
Thái độ
Đối tƣợng 1 2 3 4 Tổng X2
1. Dân tộc
Thái 0% 74.4% 25.6% 0% 289 (100%) 0
Mông 0% 81.1% 10.7% 8.2% 355 (100%)
Khơ Mú 1% 96.2% 1.9% 1% 312 (100%)
2. Độ tuổi
0
<20 0% 79.5% 16.6% 0% 259 (100%)
20 – 35 0% 89.6% 8.2% 2.2% 269 (100%)
36 – 50 0% 85.8% 10.8% 3.3% 241 (100%)
51 – 70 0% 82.7% 12.2% 5% 139 (100%)
>70 6.3% 70.8% 20.8% 2.1% 48 (100%)
3. Trình độ
0.007 Không đi học 2.5% 85.6% 6.8% 5.1% 118 (100%)
Tiểu học 0% 88.5% 8.1% 3.4% 408 (100%)
THCS 0% 78% 18.7% 3.3% 332 (100%)
THPT 0% 84.9% 13.7% 1.4% 73 (100%)
CĐ - ĐH 0% 80% 20% 0% 25 (100%)
4. Nghề nghiệp
0
Học sinh 0% 77.9% 18.3% 3.8% 235 (100%)
Nội trợ 0% 76.7% 20% 3.3% 30 (100%)
Nông dân 0% 87.1% 9.5% 3.3% 599 (100%)
Công nhân 0% 100% 0% 0% 5 (100%)
132
Giáo viên 0% 88.9% 11.1% 0% 9 (100%)
Hành chính 0% 84.6% 15.4% 0% 13 (100%)
Buôn bán 0% 86.4% 9.1% 4.5% 22 (100%)
Nghỉ hưu 7% 74.4% 16.3% 2.3% 43 (100%)
5. Kinh tế gia đình
Khó khăn 0.4% 87.2% 8.1% 4.3% 700 (100%) 0 Bình thường 0% 75.3% 23.9% 0.8% 251 (100%)
Dƣ dả 0% 80% 20% 0% 5 (100%)
6. Mức độ thường xuyên đi khỏi làng
0 Không bao giờ 6.3% 81.2% 10.4% 2.1% 48 (100%)
Thường xuyên,
trong ngày 0% 80.7% 15.7% 3.6% 223 (100%) Thỉnh thoảng,
ngắn ngày 0% 86.1% 10.4% 3.5% 633 (100%) Thỉnh thoảng,
dài ngày 0% 100% 0% 0% 3 (100%)
Thường xuyên,
ngắn ngày 0% 88.9% 11.1% 0% 9 (100%)
Thường xuyên,
dài ngày 0% 70% 27.5% 2.5% 40 (100%)
Tổng 3
(0.3%)
803 (84%)
118 (12.4%)
32 (3.3%)
956 (100%)
Có thể dễ dàng nhận thấy rằng hầu hết người dân dùng tiếng mẹ đẻ của họ để giao tiếp với người cùng dân tộc (84%). Kết quả này một lần nữa khẳng định vai trò áp đảo của ngôn ngữ dân tộc trong các hoàn cảnh giao tiếp với người cùng dân tộc.
Do tỉ lệ người dân lựa chọn phương án này là khá lớn nên khi tiến hành phân tích ngữ liệu, chúng tôi nhận thấy không có sự chênh lệch quá nhiều giữa các nhóm đối tƣợng theo các phân tầng nhƣ giới tính, tuổi tác, trình độ, nghề nghiệp hay dân tộc.
Tuy nhiên đối với lý do nói tiếng mẹ đẻ vì “thích” thì tỉ lệ cao nhất là ở nhóm dân tộc Thái với 25,6%. Điều này phần nào cho thấy người Thái rất yêu thích ngôn ngữ của họ. Xét theo độ tuổi thì những người thích nói tiếng mẹ đẻ chiếm tỉ lệ cao nhất ở nhóm tuổi trên 70 và dưới 20. Kết quả này có thể lý giải từ hai phương diện. Thứ
133
nhất, từ phương diện tự tôn dân tộc thì những người cao tuổi có tính tự tôn dân tộc rất lớn và thường có khả năng tiếng Việt hạn chế nên thường thích sử dụngtiếng mẹ đẻ nhiều hơn. Đó là sự phản ánh một phần của thái độ trung thành ngôn ngữ. Thứ hai, từ phương diện nhận thức đối với sự duy trì bản sắc dân tộc thì nhóm người trẻ tuổi (phần lớn là học sinh, sinh viên) được đến trường nhiều hơn, được học hành và có nhiều cơ hội tiếp xúc với tiếng Việt hơn nhƣng tỉ lệ thích nói tiếng mẹ đẻ cao hơn so với các nhóm tuổi khác cho thấy rằng trình độ nhận thức cao có thể có tác động tích cực đến ý thức về bản sắc dân tộc. Mặt khác, nhóm tuổi dưới 20 là nhóm tuổi có số người được học chữ dân tộc nhiều nhất (trong chương trình song ngữ và dạy chữ dân tộc trong nhà trường). Như vậy, việc được học chữ dân tộc cũng có thể coi là một nhân tố có thể đã có những ảnh hưởng nhất định và làm cho các em yêu thích ngôn ngữ dân tộc của mình hơn.
3.3.2.3. Thái độ đối với cách thức học chữ dân tộc và chữ quốc ngữ
Để tìm hiểu thái độ của người dân đối với việc học chữ viết dân tộc và chữ tiếng Việt, chúng tôi đặt ra câu hỏi: “Theo bạn, nên học chữ dân tộc và chữ quốc ngữ như thế nào?” (câu 29 – Phiếu khảo sát) với 5 phương án trả lời để người dân lựa chọn là:
(1) Học chữ dân tộc trước (2) Học chữ quốc ngữ trước (3) Học đồng thời
(4) Chỉ học chữ quốc ngữ (5) Không có ý kiến
Và kết quả khảo sát nhƣ sau:
Bảng 3.22: Thái độ đối với đối với cách thức học chữ dân tộc và chữ quốc ngữ
Thái độ
Đối tƣợng 1 2 3 4 5 Tổng X2
1. Dân tộc
Thái 7.3% 2.8% 64.7% 9% 16.2% 289 (100%) 0 Mông 10.7% 11.3% 32.1% 16.9% 29% 355 (100%)
Khơ Mú 1% 3.5% 5.8% 7.7% 82% 312 (100%)
134 2. Độ tuổi
0
<20 13.9% 6.6% 37.8% 12.4% 29.3% 259 (100%) 20 – 35 3.3% 2.2% 28.3% 10.4% 55.8% 269 (100%) 36 – 50 4.6% 6.2% 34.8% 10% 44.4% 241 (100%) 51 – 70 4.3% 8.6% 31.7% 14.4% 41% 139 (100%)
>70 0% 18.8% 35.4% 12.5% 33.3% 48 (100%) 3. Trình độ
0 Không đi học 0.8% 10.2% 20.3% 12.7% 56% 118 (100%)
Tiểu học 9.3% 7.4% 22.3% 7.6% 53.4% 408 (100%) THCS 6.3% 4.2% 42.8% 17.5% 29.2% 332 (100%) THPT 1.4% 1.4% 65.7% 8.2% 23.3% 73 (100%)
CĐ - ĐH 4% 8% 56% 0% 32% 25 (100%)
4. Nghề nghiệp
0 Học sinh 14% 6% 41.7% 8.1% 30.2% 235 (100%)
Nội trợ 6.7% 0% 30% 16.7% 46.6% 30 (100%) Nông dân 4.3% 6% 27.5% 13.5% 48.7% 599 (100%)
Công nhân 0% 0% 80% 0% 20% 5 (100%)
Giáo viên 11.1% 0% 66.7% 0% 22.2% 9 (100%) Hành chính 0% 15.4% 61.5% 0% 23.1% 13 (100%) Buôn bán 0% 0% 45.5% 13.6% 40.9% 22 (100%) Nghỉ hưu 0% 16.3% 44.2% 7% 32.6% 43 (100%) 5. Tình hình kinh tế của gia đình
Khó khăn 5.7% 6.9% 23.9% 13.1% 50.4% 700 (100%) 0 Bình thường 8.8% 4.4% 59% 7.2% 20.7% 251 (100%)
Dƣ dả 0% 0% 80% 0% 20% 5 (100%)
6. Mức độ thường xuyên đi khỏi làng
0 Không bao giờ 6.3% 8.3% 18.8% 18.8% 47.8% 48 (100%)
Thường xuyên,
trong ngày 15.2% 6.3% 37.2% 9% 32.3%
223 (100%) Thỉnh thoảng,
ngắn ngày 3.9% 6.5% 29.1% 12.8% 47.7%
633 (100%) Thỉnh thoảng,
dài ngày 0% 0% 100% 0% 0%
3 (100%) Thường xuyên,
ngắn ngày 0% 0% 88.9% 0% 11.1%
9 (100%) Thường xuyên,
dài ngày 0% 0% 80% 0% 20%
40 (100%)
Tổng 62
6.5%
59 6.2%
319 33.4%
110 11.5%
406 42.5%
956 100%
135
Thực ra, lâu nay, trong mối quan hệ giữa dạy chữ Quốc ngữ với dạy chữ của từng dân tộc, chúng ta đã có một số thử nghiệm. Tuy nhiên những cách dạy này chủ yếu là do những quy định của những người có trách nhiệm, ít khi chúng ta quan tâm đến nguyện vọng thực tế của từng cộng đồng. Để có thể phần nào khắc phục tồn tại này thì việc tìm hiểu thái độ, nguyện vọng của người dân là việc làm cần thiết. Qua khảo sát trong phạm vi đề tài, kết quả ở bảng 2.14 trên cho thấy phần lớn người dân không có ý kiến đối với vấn đề này (42,5%), có 33,3% người dân muốn học đồng thời chữ dân tộc với chữ quốc ngữ. Có đến 11,5% cho rằng không cần học chữ dân tộc mà chỉ cần học chữ quốc ngữ, số còn lại thì tỉ lệ giữa những người muốn học chữ quốc ngữ trước và những người muốn học chữ dân tộc trước là tương đương.
Những lựa chọn này có sự khác biệt lớn giữa người dân ở các dân tộc khác nhau, trình độ hay độ tuổi, nghề nghiệp khác nhau.
Xét về dân tộc thì người Thái có tỉ lệ người dân mong muốn học đồng thời hai loại chữ viết là cao nhất (64,7%), người Mông cũng có đến 32,1% số người được hỏi thích được học đồng thời trong khi phần lớn người Khơ Mú (82%) lại không có bất kỳ ý kiến nào đối với vấn đề này. Kết quả này một lần nữa chứng minh rằng việc một dân tộc không có chữ viết riêng tác động rất lớn đến nhận thức của người dân đối với vấn đề dạy học chữ dân tộc.
Xét về trình độ, nghề nghiệp thì những người có trình độ thấp hay không đi học, người làm nghề nội trợ, nông dân phần lớn không có ý kiến với việc thích học chữ dân tộc như thế nào. Kể cả với những người mong muốn được học chữ viết dân tộc họ thì hầu như đều không có sự hình dung về việc học chữ dân tộc trước, sau hay đồng thời với học chữ tiếng Việt sẽ tốt và hiệu quả hơn. Những người có trình độ cao thì tỉ lệ thích học đồng thời hai loại chữ cao hơn so với những người có trình độ thấp. Tỉ lệ này chủ yếu là những người thuộc nhóm nghề nghiệp học sinh, sinh viên, giáo viên hay người làm việc hành chính. Rất nhiều trong số họ đã được học chữ viết của dân tộc mình. Đối với những người thích học và thấy việc học chữ viết tiếng mẹ đẻ mình là cần thiết thì học đồng thời hai loại chữ cũng là phương án mà phần lớn họ lựa chọn. Đây cũng là một điều mà những nhà giáo dục, những nhà
136
hoạch định chính sách cần quan tâm khi đƣa ra các giải pháp về dạy học chữ viết dân tộc trong nhà trường.
Xét về tuổi tác, không có sự khác biệt quá lớn trong việc lựa chọn các phương án giữa các nhóm tuổi khác nhau. Tuy nhiên tỉ lệ người dân không có ý kiến lại có sự khác biệt rõ giữa những người trong độ tuổi dưới 20 và các nhóm còn lại. Chỉ có chưa đến 30% số người trẻ dưới 20 tuổi không có ý kiến trong khi ở các nhóm tuổi còn lại tỉ lệ này đều trên 50%.
Về kinh tế và mức độ thường xuyên ra khỏi làng thì nếu phần lớn những người có kinh tế khó khăn và ít ra khỏi làng không có ý kiến với vấn đề này thì phần lớn những người có kinh tế gia đình ở mức bình thường hay dư dả, những người thường xuyên ra khỏi làng chọn phương án học đồng thời.
3.3.2.4. Thái độ đối với phạm vi sử dụng tiếng mẹ đẻ
Một khía cạnh khác mà chúng tôi muốn làm rõ là nguyện vọng của đồng bào đối với phạm vi sử dụng tiếng mẹ đẻ. Để xác định vấn đề này, câu hỏi đƣợc đặt ra là “Bạn mong muốn tiếng mẹ đẻ mình được sử dụng trong những hoàn cảnh nào?”, (câu 28 – Phiêu khảo sát) với 6 tình huống đƣợc đề xuất:
(1) Sử dụng trong giao tiếp hàng ngày (2) Sử dụng trong giao tiếp hành chính
(3) Sử dụng trong sách, báo, phát thanh, truyền hình…
(4) Sử dụng trong in pano, áp phích…
(5) Sử dụng trong nghi lễ, cúng bái (6) Giảng dạy ở trường
Và nguyện vọng của đồng bào đƣợc phản ánh nhƣ sau:
Bảng 3.23: Thái độ đối với phạm vi sử dụng tiếng mẹ đẻ
Dân tộc Hoàn cảnh
Thái
độ Thái Mông Khơ Mú Tổng
Giao tiếp hàng ngày
Có 100% 100% 100% 956 (100%
Không 0% 0% 0% 0 (0%)
Tổng (289) 100%
(355) 100%
(312) 100%
(956) 100%
137 Giao tiếp hành chính
Có 78.2% 79.4% 37.8% 626 (65.5%) Không 21.8% 20.6% 62.2% 330 (34.5%) Tổng (289)
100%
(355) 100%
(312) 100%
(956) 100%
Trong sách, báo, phát thanh, truyền hình…
Có 76.1% 63.4% 45.2% 586 (61.3%) Không 23.9% 36.6% 54.8% 370 (38.7%) Tổng (289)
100%
(355) 100%
(312) 100%
(956) 100%
Trong pano, áp phích…
Có 41.5% 25.4% 4.2% 223 (23.3%) Không 58.5% 74.6% 95.8% 733 (76.6%) Tổng (289)
100%
(355) 100%
(312) 100%
(956) 100%
Trong nghi lễ, cúng bái
Có 72.7% 83.9% 99.4% 818 (85.6%) Không 27.3% 16.1% 0.6% 138 (14.4%) Tổng (289)
100%
(355) 100%
(312) 100%
(956) 100%
Giảng dạy ở trường
Có 83% 82.5% 17.3% 587 (61.4%) Không 17% 17.5% 82.7% 369 (38.6%) Tổng (289)
100%
(355) 100%
(312) 100%
(956) 100%
Nhìn vào bảng kết quả 3.23, chúng ta có thể nhận thấy rằng, phạm vi mà người dân mong muốn ngôn ngữ dân tộc của mình đƣợc sử dụng nhiều nhất là trong giao tiếp hàng ngày (100%); tiếp đến là trong nghi lễ, cúng bái (85,5%); trong các phương tiện truyền thông (65,5%); trong giảng dạy ở trường (61,4%) và trong giao tiếp hành chính (61,3%). Phạm vi mà tỉ lệ người dân ít lựa chọn nhất là trong việc in pano, áp phích (23,3%). Tuy nhiên những lựa chọn này có sự khác nhau tương đối giữa người dân ở các dân tộc khác nhau. Người Thái có tỉ lệ người dân lựa chọn các lĩnh vực mà họ mong muốn ngôn ngữ của họ đƣợc sử dụng là nhiều nhất. Đối với hầu hết các phạm vi sử dụng được đề xuất, tỉ lệ người Thái và người Mông lựa chọn đều trên 70%, riêng với việc dùng ngôn ngữ dân tộc để in pano, áp phích cũng có trên 40% số người dân lựa chọn. Trong khi đó, câu trả lời của người Khơ Mú chủ yếu tập trung vào 3 phạm vi là giao tiếp hàng ngày; lễ nghi, cúng bái và các phương tiện sách, báo, truyền thông. Kết quả này phần nào đã phản ánh ý thức của người
138
Thái và người Mông về vai trò của tiếng Thái và tiếng Mông đồng thời cho thấy sức sống của hai ngôn ngữ này trong cộng đồng là rất lớn.
3.3.2.5. Thái độ đối với việc duy trì ngôn ngữ dân tộc
Để có thể có cái nhìn đầy đủ hơn về thái độ ngôn ngữ của người dân tộc thiểu số thì một trong những vấn đề không kém phần quan trọng là thái độ của người dân đối với việc duy trì ngôn ngữ riêng của họ và lưu truyền cho thế hệ sau. Khi được hỏi: “Bạn có muốn con cái bạn tiếp tục sử dụng ngôn ngữ dân tộc của bạn không và tại sao?” (câu 33 – Phiếu khảo sát) với 6 phương án trả lời được đề xuất:
(1) Có, để bảo tồn bản sắc dân tộc
(2) Có, để giao tiếp với người cùng dân tộc (3) Có, để giao tiếp và bảo tồn
(4) Không vì không thích
(5) Không vì không cần thiết, chỉ cần học tiếng Việt (6) Không có ý kiến
Bảng 3.24: Thái độ đối với việc duy trì ngôn ngữ dân tộc Dân tộc
Thái độ Thái Mông Khơ Mú Tổng
Có, để bảo tồn bản sắc dân tộc 10.7% 7% 1.3% 60 (6.3%) Có, để giao tiếp với người
cùng dân tộc 20.1% 20.6% 5.5% 148 (15.5%)
Có, để giao tiếp và bảo tồn 51.2% 58.3% 92.9% 645 (67.5%)
Không vì không thích 0.7% 0.6% 0% 4 (0.4%)
Không vì không cần thiết, chỉ
cần học tiếng Việt 9.7% 5.3% 0.3% 48 (5%)
Không có ý kiến 7.6% 8.2% 0% 51 (5.3%)
Tổng 289
100%
355 100%
312 100%
956 100%
Với tỉ lệ cao số người dân mong muốn con cái mình thành thạo ngôn ngữ dân tộc (67,5%) không chỉ để giao tiếp mà còn để bảo tồn bản sắc dân tộc cho thấy người dân ý thức rất cao về việc lưu giữ bản sắc dân tộc của họ trong đó có ngôn ngữ đồng thời cũng là một sự khẳng định vai trò và sức sống của những ngôn ngữ