Thái độ ngôn ngữ đối với tiếng Việt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trạng thái đa ngữ tại huyện mường chà tỉnh điện biên (Trang 131 - 136)

Chương 3. NĂNG LỰC NGÔN NGỮ, TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NGÔN NGỮ VÀ THÁI ĐỘ NGÔN NGỮ CỦA NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN MƯỜNG CHÀ - TỈNH ĐIỆN BIÊN

3.3. Thái độ ngôn ngữ của người dân tộc thiểu số đối với những ngôn ngữ được sử dụng trong cộng đồng

3.3.1. Thái độ ngôn ngữ đối với tiếng Việt

Vấn đề đầu tiên mà đề tài đặt ra khi khảo sát thái độ ngôn ngữ của người dân là vấn đề về sự cần thiết của việc học tiếng Việt. Đối với câu hỏi đặt ra là “Bạn thấy việc học tiếng Việt có cần thiết không?” (câu 24 – Phiếu khảo sát) thì 100% người đƣợc hỏi cho rằng học tiếng Việt là rất cần thiết. Và đối với mục đích của việc học tiếng Việt (Học tiếng Việt để làm gì? – Câu 25 – Phiếu khảo sát) chúng tôi đƣa ra 4 mục đích cho người dân lựa chọn là:

(1) Để giao tiếp

(2) Để học hành lên cao

(3) Để giao tiếp và phục vụ cuộc sống (tìm kiếm việc làm, có thu nhập tốt hơn, dễ dàng tiếp cận thông tin…)

(4) Cả ba lý do

Kết quả đƣợc thể hiện trong bảng sau (Bảng 3.18):

Bảng 3.18: Thái độ đối với mục đích học tiếng Việt Mục đích

Đối tƣợng (1) (2) (3) (4) Tổng X2

1. Dân tộc

Thái 9% 0.3% 43% 45.7% 289 (100%) 0

Mông 4.8% 2% 32.1% 61.1% 355 (100%)

Khơ Mú 20.2% 1% 32.3% 46.5% 312 (100%)

2. Độ tuổi

0

<20 9.7% 3.9% 13.1% 73.3% 259 (100%)

20 – 35 8.9% 0.4% 47.5% 43.1% 269 (100%)

36 – 50 10% 0% 43.5% 46.5% 241 (100%)

51 – 70 12.9% 0% 36% 51.1% 139 (100%)

>70 31.3% 0% 58.3% 10.4% 48 (100%)

3. Trình độ

0 Không đi học 57.6% 0% 39% 3.4% 118 (100%)

Tiểu học 5.9% 1% 31.6% 61.5% 408 (100%)

THCS 4.2% 1.5% 41.8% 52.4% 332 (100%)

THPT 0% 2.7% 42.5% 54.8% 73 (100%)

CĐ - ĐH 0% 0% 0% 100% 25 (100%)

122 4. Nghề nghiệp

0

Học sinh 7.7% 4.3% 6% 82.1% 235 (100%)

Nội trợ 63.4% 0% 33.3% 3.3% 30 (100%)

Nông dân 8.7% 0.2% 45.5% 45.6% 599 (100%)

Công nhân 0% 0% 80% 20% 5 (100%)

Giáo viên 0% 0% 0% 100% 9 (100%)

Hành chính 0% 0% 0% 100% 13 (100%)

Buôn bán 4.5% 0% 86.3% 9.2% 22 (100%)

Nghỉ hưu 37.2% 0% 58.1% 4.7% 43 (100%)

5. Kinh tế gia đình

Khó khăn 12.6% 1.6% 33.8% 52.1% 700 (100%) 0

Bình thường 7.2% 0% 41.8% 51% 251 (100%)

Dƣ dả 0% 0% 80% 20% 5 (100%)

6. Mức độ thường xuyên đi khỏi làng

0 Không bao giờ 45.8% 0% 45.9% 8.3% 48 (100%)

Thường xuyên,

trong ngày 8.5% 4% 12.5% 74.9% 223 (100%) Thỉnh thoảng,

ngắn ngày 10.3% 0.2% 45.2% 44.4% 633 (100%) Thỉnh thoảng,

dài ngày 0% 0% 66.7% 33.3% 3 (100%)

Thường xuyên,

ngắn ngày 0% 0% 22.2% 77.8% 9 (100%)

Thường xuyên,

dài ngày 0% 2.5% 12.5% 85% 40 (100%)

Tổng 106

(11.1%)

11 (1.2%)

345 (36%)

494 (51.7%)

956 (100%) Kết quả ở bảng trên cho thấy:

Ý thức của đồng bào đối với vai trò của tiếng Việt, chữ Quốc ngữ rất cao. 100% số người được hỏi đều khẳng định cần phải biết tiếng Việt. Một nhận thức như vậy về ngôn ngữ quốc gia là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc phổ biến, giảng dạy tiếng Việt nói riêng, cho sự phát triển văn hóa xã hội trong vùng đồng bào dân tộc nói chung.

Tuy nhiên, đối với mục đích của việc học tiếng Việt thì chỉ có 11,1% số người đƣợc phỏng vấn học tiếng Việt chỉ để giao tiếp; 36% là để giao tiếp và phục vụ cuộc

123

sống. Như vậy có 52,9% (=51,7 + 1,2) số người khảo sát học tiếng Việt có lựa chọn lý do học hành lên cao là mục đích của việc học tiếng Việt và chủ yếu là ở nhóm đối tượng người trẻ tuổi, học sinh, giáo viên, người làm việc hành chính – những người đƣợc học hành và nhận thức đầy đủ.

Xét trong từng dân tộc thì tỉ lệ lựa chọn mục đích học tiếng Việt chỉ để giao tiếp cao nhất là ở dân tộc Khơ Mú với 20,2% trong khi ở dân tộc Mông chỉ là 4,8% và ở dân tộc Thái là 9%. Tỉ lệ lựa chọn cả ba mục đích cao nhất cao nhất lại ở dân tộc Mông với 61,1%. Kết quả này cho thấy mục đích học tiếng Việt ở ba dân tộc không có sự khác nhau quá lớn. Phần lớn người dân ở cả ba dân tộc đều học tiếng Việt không chỉ để giao tiếp mà còn để phục vụ cuộc sống và học hành lên cao. Sự khác biệt lớn nhất chỉ ở nhóm dân tộc Khơ Mú có tỉ lệ lựa chọn học tiếng Việt chỉ để giao tiếp là cao nhất. Và tỉ lệ này xét về các phạm vi xã hội khác thì chủ yếu là ở nhóm tuổi cao, làm nghề nội trợ/ nghỉ hưu, trình độ thấp và không bao giờ ra khỏi làng. Như vậy, có thể thấy, với trình độ cao, nhận thức đầy đủ và có cơ hội giao lưu tiếp xúc nhiều sẽ giúp người dân có ý thức tốt hơn về vai trò của tiếng Việt trong cuộc sống. Tuy nhiên, xét trên tổng thể thì phần lớn người dân nhận thức được rằng việc thông thạo tiếng Việt không chỉ giúp người dân tộc thiểu số có thể giao tiếp tốt hơn mà còn giúp họ có cuộc sống tốt và cơ hội học hành lên cao.

3.3.1.2. Thái độ đối với lý do sử dụng tiếng Việt

Một vấn đề mà chúng tôi đặt ra để khảo sát thái độ ngôn ngữ của người dân đối với tiếng Việt là tìm hiểu lý do họ sử dụng tiếng Việt. Với câu hỏi “Bạn nói tiếng Việt vì…” (câu 31 – Phiếu khảo sát) với 4 câu trả lời chúng tôi đưa ra cho người dân lựa chọn là:

(1) Vì người cùng giao tiếp không biết tiếng dân tộc của bạn (2) Để giao tiếp với người khác dân tộc

(3) Vì bạn thích (4) Ý kiến khác

124

Bảng 3.19: Thái độ đối với lý do nói tiếng Việt Lý do

Đối tƣợng (1) (2) (3) (4) Tổng X2

1. Dân tộc

Thái 78.2% 19.4% 2.4% 0% 289 (100%) 0

Mông 41.1% 52.4% 2.5% 3.9% 355 (100%)

Khơ Mú 58.7% 40.7% 0% 0.6% 312 (100%)

2. Độ tuổi

0

<20 41.3% 53.7% 3.5% 1.5% 259 (100%) 20 – 35 60.2% 37.9% 0.4% 1.5% 269 (100%) 36 – 50 62.2% 34.5% 2.5% 0.8% 241 (100%)

51 – 70 73.4% 23.7% 0% 2.9% 139 (100%)

>70 70.8% 25% 0% 4.2% 48 (100%)

3. Trình độ

0 Không đi học 78.9% 18.6% 0.8% 1.7% 118 (100%)

Tiểu học 49.7% 46.1% 2.7% 1.5% 408 (100%)

THCS 64.8% 31.6% 1.2% 2.4% 332 (100%)

THPT 57.5% 42.5% 0% 0% 73 (100%)

CĐ - ĐH 8% 92% 0% 0% 25 (100%)

4. Nghề nghiệp

0 Học sinh 37.5% 57.4% 3.8% 1.3% 235 (100%)

Nội trợ 90% 10% 0% 0% 30 (100%)

Nông dân 65.4% 31.6% 1.2% 1.8% 599 (100%)

Công nhân 0% 100% 0% 0% 5 (100%)

Giáo viên 11.1% 88.9% 0% 0% 9 (100%)

Hành chính 15.4% 84.6% 0% 0% 13 (100%)

Buôn bán 45.5% 50% 0% 4.5% 22 (100%)

Nghỉ hưu 81.4 16.3% 0% 2.3% 43 (100%)

5. Kinh tế gia đình

Khó khăn 54% 42.6% 1.4% 2.1% 700 (100%) 0 Bình thường 69.3% 27.5% 2.8% 0.4% 251 (100%)

Dƣ dả 60% 40% 0% 0% 5 (100%)

6. Mức độ thường xuyên đi khỏi làng

0 Không bao giờ 70.8% 18.8% 2.1% 8.3% 48 (100%)

Thường xuyên,

trong ngày 36.8% 57.8% 4% 1.3% 223 (100%) Thỉnh thoảng,

ngắn ngày 66.5% 31.1% 0.9% 1.4% 633 (100%)

125 Thỉnh thoảng,

dài ngày 66.7% 33.3% 0% 0% 3 (100%)

Thường xuyên,

ngắn ngày 11.1% 88.9% 0% 0% 9 (100%)

Thường xuyên,

dài ngày 37.5% 62.5% 0% 0% 40 (100%)

Tổng 555

(58.1%)

369 (38.6%)

16 (1.7%)

16 (1.7%)

956 (100%) Từ những kết quả ở bảng 3.19 có thể rút ra một số nhận xét sau:

Xét trên tổng thể, phần lớn người dân nói tiếng Việt vì người cùng giao tiếp không biết tiếng dân tộc của họ (58,1%). Lý do này đƣợc chọn nhiều hơn so với lý do là nói tiếng Việt để giao tiếp với người khác dân tộc (38,6%). Điều này cho thấy đối với một bộ phận không nhỏ người dân tộc thiểu số, họ sẽ vẫn dùng ngôn ngữ mẹ đẻ để giao tiếp kể cả với người khác dân tộc nếu người đó có khả năng giao tiếp bằng tiếng dân tộc của họ. Đối với lý do nói tiếng Việt thì số người nói tiếng Việt vì thích chỉ có 1,7% và 1,7% còn lại đƣa ra một vài lý do khác nhƣ: nói tiếng Việt vì yêu cầu của hoàn cảnh (học sinh trong lớp học chẳng hạn), nói để tự tin hơn trong hoàn cảnh giao tiếp nhất định…

Xét về dân tộc, có đến 78,2% người Thái sử dụng tiếng Việt khi người cùng giao tiếp không biết tiếng dân tộc của họ trong khi chỉ có 41,1% người Mông và 58,7% người Khơ Mú lựa chọn lý do này. Điều này phần nào cho thấy vai trò của tiếng Thái trong cộng đồng. Vì tiếng Thái không chỉ được sử dụng bởi người Thái mà còn bởi người dân các dân tộc khác. Do vậy, kể cả trong trường hợp giao tiếp với người khác dân tộc mà người đó có thể nói tiếng Thái thì người Thái vẫn ưu tiên dùng ngôn ngữ của họ.

Xét về tuổi tác, người dân ở độ tuổi càng cao thì tỉ lệ nói tiếng Việt khi người cùng giao tiếp không biết tiếng mẹ đẻ của họ càng nhiều. Có đến trên 70% số người dân ở độ tuổi 50 trở lên lựa chọn lý do này trong 41,3% số người dưới 20 tuổi có cùng lựa chọn. Những người trẻ dưới 20 tuổi ưu tiên tiếng Việt hơn khi nói chuyện với người khác dân tộc (53,7%). Tỉ lệ người dân sử dụng tiếng Việt vì họ thích ở người có độ tuổi dưới 20 tuổi cũng nhiều nhất. Kết quả này có thể giải thích được bởi 2 lý do: (1) lớp trẻ có trình độ học vấn tốt hơn, khả năng tiếng Việt cao hơn so

126

với lớp người lớn tuổi và (2) những người trẻ tuổi được tiếp xúc với môi trường tiếng Việt nhiều hơn. Do vậy, xu hướng lớp người trẻ nói tiếng Việt ngày càng nhiều hơn. Họ sẽ chủ động sử dụng tiếng Việt khi nói chuyện với người khác dân tộc mà không cần biết người đó có biết tiếng mẹ đẻ của họ hay không.

Xét về một số phân tầng khác như trình độ, nghề nghiệp, mức độ thường xuyên ra khỏi làng thì kết quả cho thấy gần 50% học sinh, người làm nghề hành chính, giáo viên; những người có trình độ cao và thường xuyên ra khỏi làng… có xu hướng chọn lý do thứ 2 cao hơn (nói tiếng Việt để giao tiếp với người khác dân tộc), các nghề khác ưu tiên chọn lý do thứ nhất (vì người cùng giao tiếp không biết tiếng dân tộc của bạn) để giải thích việc họ sử dụng tiếng Việt. Về kinh tế thì không có sự khác nhau quá lớn giữa 3 nhóm. Điều này một lần nữa khẳng định những người có cơ hội tiếp xúc nhiều với tiếng Việt, có trình độ học vấn cao hơn thì xu hướng sử dụng tiếng Việt cũng lớn hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trạng thái đa ngữ tại huyện mường chà tỉnh điện biên (Trang 131 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)