Tổng quan các nghiên cứu trong nước và quốc tế về các yếu tố ảnh hưởng đến lao động nhập cư

Một phần của tài liệu Sự thay đổi việc làm của dân nhập cư ở đà lạt trong vòng 10 năm trở lại đây (Trang 20 - 32)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan các nghiên cứu trong nước và quốc tế về các yếu tố ảnh hưởng đến lao động nhập cư

Trong nhiều năm qua, đã có nhiều bài viết, công trình, đề tài, dự án nghiên cứu liên quan đƣợc triển khai. Những nghiên cứu ban đầu xuất hiện vào thập niên 1980, đáng chú ý trong đó là một số bài viết của các nhà khoa học và các nhà quản lý nhƣ Đặng Nghiêm Vạn, Lê Duy Đại, Lê Mạnh Khoa, Nguyễn Đức Hùng, Đỗ Tiến Dũng, Nguyễn Xuân Du, Nguyễn An Vinh, Hoàng Lê, in trong sách Tây Nguyên trên đường phát triển - ấn phẩm phản ánh kết quả nghiên cứu của Chương trình Tây Nguyên II (Chương trình cấp nhà nước, mã số 48C) do Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam (nay là Viện Khoa học xã hội Việt Nam) chủ trì, trong đó, bước đầu quan tâm và đưa ra những lo ngại và khuyến cáo cho tình trạng di dân và tăng dân số cơ học ở Tây Nguyên. Từ thập niên 1990 đến nay, khi tình trạng di dân vào Tây Nguyên diễn ra mạnh mẽ và trên quy mô lớn, việc nghiên cứu di dân vào Tây Nguyên đƣợc chú trọng và đẩy mạnh hơn. Một số bài nghiên cứu và sách chuyên khảo đƣợc ấn hành. Nhiều đề tài, dự án nghiên cứu đƣợc triển khai.

Có thể kể ra một số ấn phẩm và đề tài, dự án tiêu biểu nhƣ sách Di dân tự do và các biện pháp tác động của Trung tâm dân số và nguồn lao động, sách Dân số và dân số tộc người ở Việt Nam của tác giả Khổng Diễn, 1995; Dự án điều tra cơ bản và xác định các giải pháp giải quyết tình trạng di dân tự do đến Tây Nguyên và một số tỉnh khác của Cục định canh, định cƣ & Kinh tế mới và Viện Kinh tế Nông nghiệp, Chương trình Tây Nguyên 3 cũng đã có nhiều đề tài về di dân nhƣ đề tài “Chính sách dân số và di dân trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên” do Đặng Nguyên Anh làm chủ nhiệm đề tài và Viện Xã hội học, Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam chủ trì; hay đề tài “Đô thị

hóa và quản lý đô thị trong phát triển bền vững vùng Tây Nguyên” do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội chủ trì và Hoàng Bá Thịnh chủ nhiệm đề tài.

Khi xem xét di dân, không thể không kể đến hai nguồn tài liệu lớn đó là Điều tra di cƣ Việt Nam và Tổng điều tra dân số và nhà ở. Cuộc điều tra di cƣ năm 2004 đƣợc thiết kế nhƣ một nghiên cứu vi mô về tình hình di dân trong nước đến một số khu vực trọng điểm. Bao gồm các khu vực nông thôn, khu vực công nghiệp và thành phố lớn. Cuộc điều tra do Tổng cục thống kê thực hiện với sự trợ giúp kỹ thuật của Quỹ dân số Liên hợp quốc. Điều tra di cƣ Việt Nam 2004 bổ sung sự hiểu biết về tác động di cƣ ở Việt Nam. Cuộc điều tra đƣợc thiết kế bao gồm các loại hình và các luồng di cƣ khác nhau. Những khu vực đƣợc lựa chọn cho cuộc điều tra cũng đƣợc phân bố trên toàn lãnh thổ bao gồm cả nông thôn và thành thị. Với 5 khu vực đƣợc lựa chọn, đại diện có những khu vực có mức chuyển đến cao nhất, cuộc điều tra đƣợc tiến hành với 10.000 người, trong đó, bao gồm 5000người di cư và 5000 người không di cƣ, chia đều cho từng khu vực. Cuộc điều tra cung cấp đƣợc nhiều thông tin hữu dụng về quá trình di chuyển, các yếu tố kinh tế - xã hội, nhân khẩu học của người di cư, các vấn đề về lao động, việc làm, điều kiện sống và nhà ở, cũng như tiếp cận các dịch vụ xã hội cho cả người di cư và người không di cƣ cũng đƣợc mô tả trong nghiên cứu. Tuy nhiên, các vấn đề mới chỉ đề cập ở mặt thực trạng, và chung nhất của vấn đề. Các vấn đề về sự thay đổi nghề nghiệp, việc làm của người di cư không được đề cập một cách rõ nét. Hơn nữa, với thiết kế mẫu có chủ đích, không cung cấp các ƣớc lƣợng đại diện cho một khu vực địa lý xác định. Đối với 5 khu vực trong thiết kế mẫu, việc chọn đối tƣợng điều tra không tiến hành chọn theo xác suất bằng nhau, cả giữa các khu vực và trong một khu vực. Vì vậy, kết quả của một khu vực không thể giải thích là đại diện cho dân số của khu vực đó. Tuy nhiên, cuộc nghiên cứu

có nhiều điểm nổi bật mà luận án sẽ kế thừa đó là việc thiết kế đối tƣợng điều tra của cuộc nghiên cứu cho cả người di cư và người không di cư để so sánh đối chiếu sự khác biệt, thay đổi của hai nhóm dân cƣ này. Và mỗi một đối tượng có một bộ bảng hỏi riêng trên nền những cái tương đồng.

Tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh Lâm Đồng năm 1999 và 2009 cũng là nguồn tài liệu quan trọng cho luận án này. Tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh Lâm Đồng năm 2009– Các kết quả chủ yếu, bao gồm 3 phần với 6 chương, đã bao phủ được nhiều các vấn đề về dân số, về di cư và đô thị hóa, về giáo dục – đào tạo, về điều kiện nhà ở và sinh hoạt của hộ dân cƣ, vấn đề về lao động, việc làm. Bằng những phương pháp nghiên cứu, điều tra hết sức công phu, quy mô đƣợc áp dụng trên phạm vi toàn quốc và toàn tỉnh, cách chọn mẫu có thể suy rộng cho tổng thể, cuốn sách là tài liệu tham khảo quý báu cho các điều tra trên diện rộng, hay cho những nghiên cứu mang tính điển cứu. Vì mẫu được thiết kế là mẫu chùm cả khối, theo phương pháp phân tầng- hệ thống một giai đoạn. Việc chọn mẫu được thực hiện theo 2 bước: Bước 1:

chọn phân tầng để xác định quy mô mẫu của từng quận/huyện trực thuộc tỉnh;

bước 2: chọn độc lập và hệ thống từ dàn mẫu địa bàn của mỗi quận huyện để xác định các điều tra cụ thể. Với quy mô mẫu là 15% tổng dân số cả nước, nên hiệu quả, độ tin cậy của số liệu điều tra tương đối cao và đặc biệt, có thể suy rộng cho tổng thể. Các tiêu chí để chọn mẫu đƣợc phản ánh một cách đặc trƣng cho từng khía cạnh của vấn đề. Nhờ vậy, chúng tôi kế thừa cách chọn mẫu này cho luận án của mình. Tuy nhiên, vì là nghiên cứu tổng điều tra nên các vấn đề đƣợc phổ rộng, những khía cạnh chi tiết, cụ thể của từng vấn đề chƣa đƣợc đề cập thỏa đáng và đầy đủ cho từng đối tƣợng cụ thể, ví dụ nhƣ vấn đề lao động việc làm. Để tìm số liệu cho vấn đề lao động, việc làm của các nhóm dân cƣ khác nhau là không có, hoặc số liệu cho các nhóm di cƣ và không di cƣ cũng chƣa đƣợc cuộc điều tra đề cập.

Đi vào những nghiên cứu chuyên sâu hơn, bàn về di cư và ảnh hưởng của di cƣ tới phát triển kinh tế xã hội, trong nhiều năm gần đây, xuất hiện nhiều nghiên cứu có quy mô và bài bản cả về mặt hàn lâm và thực tiễn, từ các nghiên cứu nước ngoài đến các nghiên cứu trong nước. Các nghiên cứu ở nước ngoài có thể kể đến nhƣ M.P. Todaro, 1969, M. Woolcock, 2000, 2001, Belser, Patrick và Martin Rama, 2001, M.B. Aguilerra, 2002, Martin Ruhs, Silva, 2014 đã có những nghiên cứu chuyên sâu về di cư trong thị trường lao động. Trong đó, nhiều tác giả đồng quan điểm khi cho rằng thị trường lao động thay đổi nhờ vai trò của di dân, và chính di dân đã tạo nên tính năng động cho thị trường này nhƣ Bian, Yanjie, Shu, 2001, Martin Ruhs, Silva, 2014.

Ở trong nước có nhiều nghiên cứu của các tác giả sau mà ta phải kể đến nhƣ Trịnh Duy Luân 1992, 1994, 2000, Đặng Nguyên Anh, 1997, 2010, 2011; Tương Lai, 1998, Bạch Văn Bảy, 1997, Nga My, 1997, Tống Văn Chung, 2005, Lê Thanh Hải, 2000, Lê Văn Thành ,2007, Trần Đan Tâm, 2007đều bàn đến di dân và ảnh hưởng của di dân tới phát triển. Các nghiên cứu của Trịnh Duy Luân cho thấy sự phân thay đổi của các thành phố có vai trò không nhỏ của các luồng di dân. Cũng chính các luồng di dân này tạo ra những phân tầng xã hội lên sự phát triển của các thành phố [Trịnh Duy Luân,1994, 34 - 37]. Các nghiên cứu của Đặng Nguyên Anh đề cập nhiều về các loại hình di dân từ nông thôn – đô thị, đến di cƣ con lắc, di cƣ tự do, di cƣ lao động ở nhiều địa phương trên toàn quốc [Đặng Nguyên Anh, 1997,2009, 2010], tác giả đã chỉ ra di cƣ giữ một vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông thôn ở nước ta Tuy nhiên, các nghiên cứu chƣa chỉ ra quá trình tạo lập cuộc sống nơi đến và những sự thay đổi việc làm của loại hình di cƣ này đã tạo ra diện mạo hay đóng góp gì cho thành phố hay cho chính cuộc sống của người di cư.

Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, phỏng vấn chuyên gia, phân tích chính sách và phân tích số liệu, các nghiên cứu đã phân tích và đánh giá tác động của việc di dân tới thu nhập và mức sống của các hộ gia đình, về tăng trưởng kinh tế (như tiết kiệm, đầu tư), sự tham gia vào thị trường lao động, giáo dục, học vấn, tác động giới và một số chiều cạnh xã hội khác.

Khi bàn về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình di cư, nhiều nghiên cứu chỉ rõ vai trò của vốn xã hội nhƣ H.Moerbeek, 1995; M.B. Aguilera, 2002;

S.J.Appold và Nguyễn Quý Thanh, 2004, Nguyễn Duy Thắng, 2007, vàmạng lưới xã hộinhư M.Granovestter, 1974; Corcoran, G.Ducan, 1980, cũng như vai trò của yếu tố nhân khẩu học nhƣ giới tính nhƣ J.Harper, B.Wheaton, 1995, học vấn, tôn giáo có ảnh hưởng nhiều tới quyết định di chuyển và quá trình di cư của họ. Trong đó, yếu tố giới tính ảnh hưởng nhiều đến khả năng di cư của nữ giới không chỉ trong thị trường lao động mà còn hạn chế khả năng thích nghi và hòa nhập vào đời sống cộng đồng mới nơi nhập cƣ nhƣ Đặng Nguyên Anh,2005, 2007.

Yếu tố thu nhập cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc di cư của người dân nhƣ Nguyễn Thanh Liêm, 2006; Bùi Quang Bình, 2008. Trong nghiên cứu của Nguyễn Thanh Liêm đã phân tích sâu sắc mối quan hệ giữa di cƣ và thu nhập giữa các nhóm di cư ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Bài viết dựa vào số liệu của “Dự án nghiên cứu liên ngành về gia đình nông thôn Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi”. Đó là dự án đƣợc triển khai trên vùng nông thôn của 3 tỉnh: Yên Bái, Tiền Giang và Thừa Thiên - Huế. Thời điểm khảo sát tại các tỉnh là không đồng đều nhau tương ứng là 2004, 2005 và 2006. Trong nghiên cứu này sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lƣợng. Nhƣng kết quả nghiên cứu ban đầu và giới hạn chỉ mới sử dụng các số liệu định lƣợng; trong mỗi tỉnh phỏng vấn 300 hộ gia đình. Giống như những nghiên cứu ở trước đó, tác giả cũng cho rằng thu nhập của gia đình là một yếu tố tác động tới việc di cƣ. Những gia đình giàu có thì

cho con cái đi học xa nhƣ là một sự đầu tƣ dài hạn cho gia đình. Còn đối với gia đình nghèo khó thì cho con cái đi xa để kiếm việc và nhanh chóng kiếm tiền nhằm đáp ứng những nhu cầu cấp bách cho chính người di cư và gia đình.

Hạn chế của nghiên cứu này là đã gộp cả hai đối tƣợng nên thông tin về mục đích di cƣ chƣa đƣợc làm rõ cụ thể. Tác giả cũng đã lập luận và giải thích được người giàu họ có điều kiện tốt để di cư trong khi đó người nghèo cũng chịu nhiều áp lực buộc họ phải di chuyển. Đồng thời, tác giả lại nêu mối quan hệ giữa di cƣ và thu nhập là phi tuyến tính. Tác giả cũng nhấn mạnh cả nhóm người giàu nhất và nhóm người nghèo nhất đều được hưởng lợi từ quá trình di cư nhưng dường như người giàu lại được hưởng lợi nhiều hơn. Bài viết đã chỉ ra đƣợc tính đa dạng và sự khác biệt giữa các vùng về tình trạng và mức độ di cƣ. Tuy nhiên, nghiên cứu tập trung xem xét ở góc độ di cƣ của con cái.

Những góc độ về nghề nghiệp, việc làm của bố mẹ hay con cái có ảnh hưởng nhƣ thế nào đến việc tạo lập cuộc sống của con cái họ tại nơi đến còn chƣa đƣợc làm rõ. Và với dung lƣợng mẫu 300 cho mỗi tỉnh đặt ra câu hỏi liệu dung lƣợng mẫu có đủ để suy rộng cho tổng thể cũng chƣa có câu trả lời.

Những nghiên cứu trên đi sâu vào tìm hiểu về di cƣ nói chung, các loại hình di cư, ảnh hưởng của di cư tới phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, vấn đề lao động nhập cư chưa được đề cập thỏa đáng. Cũng như ảnh hưởng từ các yếu tố vốn xã hội, các yếu tố nhân khẩu học, thu nhập có ảnh hưởng gì đến lao động nhập cư, ổn định cuộc sống của người nhập cư tại nơi làm việc chưa được nghiên cứu. Về phương pháp, dù có kết hợp các phương pháp định lượng và định tính, phương pháp chuyên gia, song các nghiên cứu chƣa chỉ rõ tính hệ thống và đại diện trong chọn mẫu, trong khi tiến hành trên diện rộng ở nhiều địa bàn.

1.2. Tổng quan nghiên cứu về lao động,việc làm của người dân nhập cư trong thị trường lao động

Chủ đề dân nhập cƣ và lao động nhập cƣ trong nhiều năm gần đây đang là chủ đề quan tâm của rất nhiều quốc gia từ các nghiên cứu hàn lâm đến thực

tiễn chính sách, ở cả trong và ngoài nước. Trong đó phải kể đến Yanyi K.Djamba, Sidney Goldstein and Alice Goldstein, 2000; Pieter Bevelander, 2005; Shahamak Rezaei, 2007; Donald E.Eggerth and Michael A.Flynn, 2012…Tất cả đều có những nghiên cứu rất sâu về cơ hội việc làm của dân nhập cư trên thị trường ở nhiều nước như Thủy Điển, Đan Mạch, Mỹ và Việt Nam. Đi sâu vào từng nghiên cứu, ở “Employment status of immigrant women: The case of Sweden” [Pieer Bevelander, 2005, 173 - 202] và

Migration and Occupational changes during period of economic transition:

Women and Men in Việt Nam” [Yanyi K.Djamba, 2000] cùng đề cập đến các cơ hội việc làm và sự thay đổi việc làm, nghề nghiệp của phụ nữ và nam giới di cư trong thị trường lao động. Tuy nhiên, những cơ hội này khó khăn hơn đối với phụ nữ vì họ phải gặp rất nhiều rào cản từ phía gia đình và thể chế, từ định kiến giới, đặc biệt ở Việt Nam. Cả ở Thủy Điển hay Việt Nam thì cơ hội tham gia thị trường của phụ nữ đều thấp hơn nam giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam khoảng cách này càng gia tăng do định kiến giới ở Việt Nam vốn đã sâu sắc. Cả hai nghiên cứu đều cho thấy cơ hội thay đổi nghề nghiệp việc làm của phụ nữ và nam giới trên thị trường lao động trong quá trình chuyển đổi và phát triển kinh tế là rất lớn, họ có nhiều cơ hội hơn trong việc lựa chọn việc làm của mình. Thị trường lao động, sự phát triển kinh tế trong tình hình mới cho phép người di cư và dân nhập cư tự do lựa chọn, phát triển việc làm, nghề nghiệp của mình. Tuy nhiên, rào cản lớn khiến dòng di cƣ lao động này khiến họ chỉ có thể làm những công việc đơn giản và đƣợc trả công không cao đó là do họ thiếu vắng trình độ, kỹ năng làm việc, đặc biệt đối với nhóm phụ nữ.

Nghiên cứu cũng đề cập vai trò của thể chế rất quan trọng trong việc nâng đỡ các nhóm di dân và nhập cƣ để ổn định công việc và cuộc sống của họ tại nơi ở mới. Với phương pháp chọn mẫu phân tầng tỷ lệ, trong nghiên cứu của mình Pieter đã rất thành công trong việc lựa chọn mẫu là người di cư dài hạn, di cư ngắn hạn và người địa phương. Qua đó so sánh được sự khác biệt cũng

nhƣ sự thay đổi của từng nhóm di cƣ cụ thể, và vì thế chính sách đề ra phù hợp với từng nhóm đối tƣợng cụ thể.

Cũng nghiên cứu về việc làm của dân nhập cƣ, ở nghiên cứu “Breaking out: The dynamics of immigrant owned businesses” [Shahamak Rezaei, 2007, 94 - 105] cho thấy tính năng động của người lao động nhập cư. Cũng tương đồng với nghiên cứu của Pieter và Yanyi, nghiên cứu cũng cho thấy do sự phát triển kinh tế ở các nước kém phát triển, đã hạn chế rất lớn cơ hội và lợi ích của các nhóm xã hội đặc biệt là phụ nữ. Và nghiên cứu này đã cho thấy các yếu tố về mạng xã hội, các nguồn lực kinh tế và các mối quan hệ đồng nghiệp, nơi làm việc có gia tăng cơ hội việc làm rất lớn cho người nhập cư.

Tính năng động xã hội giúp ích rất lớn cho họ tìm kiếm và thay đổi việc làm trên thị trường lao động, đặc biệt là nhờ các nguồn lực trên mà họ có được các kỹ năng làm việc, điều mà rất cần cho một thị trường lao động, một nền kinh tế phát triển. Hay ở nghiên cứu “Applying the theory of work adjustment to Latino immigrant workers: An exploratory study” [Donald, 2012, 76 - 98] đã cung cấp một nghiên cứu khám phá để áp dụng lý thuyết về sự điều chỉnh công việc của người lao động nhập cư ở Latin.

Trong cuốn “Immigration: Policies, challenges and impact” [Eugene Tartakovsky, 2013, 1- 23], tác giả Eugene Tartakovsky đã cho thấy một bức tranh toàn cảnh về vấn đề nhập cƣ, những tác động, thách thức của dân nhập cư cũng như vấn đề về chính sách. Với 19 chương bao gồm động cơ của người di cư, thái độ đối với người di cư, danh tính của họ, tiếp biến văn hóa, và điều chỉnh tâm lý và khối lượng chuyên gia với 42 người trợ giúp trong nghiên cứu, đề tài đã đề cập tới vấn đề di cƣ và nhập cƣ không chỉ đúng cho từng miền, từng khu vực mà nó bao phủ và đúng ở các quốc gia nơi có di cƣ và nhập cƣ. Tuy nhiên, đó lại là bài toán vĩ mô, những vấn đề hết sức chung, trong khi những đặc điểm cụ thể hay những chính sách cụ thể dành riêng cho từng đối tƣợng lại không đƣợc đề cập một cách rõ nét.

Một phần của tài liệu Sự thay đổi việc làm của dân nhập cư ở đà lạt trong vòng 10 năm trở lại đây (Trang 20 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(206 trang)