Các khái niệm liên quan

Một phần của tài liệu Sự thay đổi việc làm của dân nhập cư ở đà lạt trong vòng 10 năm trở lại đây (Trang 47 - 53)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Các khái niệm liên quan

2.1.1. Việc làm và sự thay đổi việc làm

Theo Điều 13 Bộ luật lao động của Việt Nam quy địnhMọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều đƣợc thừa nhận là việc làm. Vì thế, việc làm là loại hình hoạt động sản xuất vật chất, tinh thần có mục đích tạo ra thu nhập bằng tiền hoặc hiện vật và không bị pháp luật cấm”.

Dân số có việc làm/làm việc bao gồm những người từ 15 tuổi trở lên trongkhoảng thời gian tham chiếu (một tuần), thuộc một trong các loại sau đây:

(1) Làm việc được trả lương/trả công:

- Làm việc: những người trong thời gian tham chiếu đã làm một số công việc để được trả lương hoặc trả công bằng tiền hay hiện vật;

- Có việc làm nhưng không làm việc: những người hiện đang có việc làm, nhƣng trong khoảng thời gian tham chiếu đang tạm thời nghỉ việc nhƣng vẫn có những dấu hiệu còn gắn bó với việc làm của họ (nhƣ: vẫn đƣợc trả lương/trả công, được bảo đảm sẽ trở lại làm việc, có thoả thuận trở lại làm việc sau khi nghỉ tạm thời, v.v...).

(2) Tự làm hoặc làm chủ:

- Tự làm: những người trong thời gian tham chiếu đã tự làm một số công việc để có lợi nhuận hoặc thu nhập cho gia đình, dưới hình thức bằng tiền hay hiện vật;

- Có doanh nghiệp nhưng không làm việc: những người hiện đang làm chủ doanh nghiệp, có thể làdoanh nghiệp sản xuất kinh doanh, một trang trại hoặc một cơ sở dịch vụ, nhƣng trong thời kỳ tham chiếu họ đang nghỉ việc tạm thời vì một số lý do cụ thể.

* Người có việc làm: là người thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Đang làm việc trong tuần trước thời điểm quan sát ;

+ Nghỉ việc nhưng vẫn đang hưởng tiền lương, tiền công, bảo hiểm (trừ trường hợp người đang hưởng lương hưu nhưng không làm việc trong tuần trước thời điểm điều tra);

+ Trước đó có việc làm nhưng hiện đang nghỉ không hưởng lương, không đƣợc nhận tiền công vì các lý do khác nhau nhƣng chắc chắn sẽ quay trở lại làm việc trong một khoảng thời gian tối đa là 1 tháng.

Tổ chức Lao động Quốc tế [ILO, 2011] quy định, với hoạt động kinh tế hiện tại, thời gian tối thiểu để một người có thể được xem xét có việc làm (làm việc) là trong 07 ngày qua phải có ít nhất 01 giờ làm việc để tạo thu nhập chính đáng.

Trong Xã hội học lao động, tác giả Lê Ngọc Hùng cho rằng: “Xã hội học kinh tế xem xét việc làm với tư cách là vị trí tương ứng với nó là vị thế, vai trò trong cấu trúc lao động xã hội” [Lê Ngọc Hùng, 2010, 45].

Nhƣ vậy, trên cơ sở các khái niệm trên, trong luận án này, cấu trúc việc làm đƣợc xem xét theo ILO, ở các khía cạnh sau:

Cấu trúc việc làm

1 Khu vực việc làm

1. Cá nhân

2. Hộ sản xuất kinh doanh cá thể 3. Tập thể

4. Tƣ nhân 5. Nhà nước

6. Doanh nghiệpcó vốn đầu tư nước ngoài 7. Khác

2 Lĩnh vực việc làm

1. Nhà lãnh đạo trong các ngành, các cấp 2. Nhà chuyên môn kỹ thuật bậc cao2 3. Nhà chuyên môn kỹ thuật bậc trung 4. Nhân viên văn phòng

5. Nhân viên dịch vụ và bán hàng

6. Lao động có kỹ năng trong NN, LN, TS

7. Lao động thủ công và các nghề nghiệp khác liên quan

8. Thợ vận hành, lắp ráp máy móc thiết bị 9. Lao động giản đơn

10. Lực lƣợng quân đội 11. Học sinh, sinh viên

3 Vị thế việc làm

Đƣợc xem xét ở sự di động dọc hay ngang của một vị trí việc làm:

- Sự tăng lên hay giảm đi của một vị trí việc làm theo thời gian

4 Thu nhập và chi tiêu từ việc làm

Thu nhập và chi tiêu tăng lên hay giảm đi từ việc làm mới

Và do vậy, theo khía cạnh của việc làm, sự thay đổi việc làm đƣợc nhìn nhận ở các khía cạnh sau:

 Sự thay đổi khu vực việc làm

 Sự thay đổi lĩnh vực việc làm

 Sự thay đổi vị thế việc làm

 Sự thay đổi thu nhập và chi tiêu từ việc làm

Và theo khía cạnh thời gian, sự thay đổi việc làm đƣợc nhìn nhận ở hai góc độ:

- Sự thay đổi việc làm trước và ngay sau nhập cư ở Đà Lạt - Sự thay đổi việc làm trong mười năm trở lại đây

Việc làm là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự phát triển kinh tế. Phân tích động thái thay đổi của việc làm cho phép đánh giá tác động của chuyển đổi kinh tế và đề xuất các chính sách việc làm phù hợp, tạo điều kiện cho phép triển kinh tế - xã hội.

2.1.2. Di cư và nhập cư

Di cư (di dân) là sự di chuyển của con người đến một khu vực hoặc đơn vị hành chính khác của một quốc gia hoặc tới một quốc gia khác. Quá trình này thường xuyên bị chi phối bởi nhiều nhân tố như kinh tế, chính trị, xã hội, tôn giáo... Cũng nhƣ xuất Di dân có liên hệ mật thiết đến địa bàn xuất cƣ và nhập cƣ. Đặc biệt, di dân đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nên các đơn vị hành chính mới ở một số khu vực còn thƣa dân của một quốc gia, cũng nhƣ góp phần hình thành dân số của nhiều khu vực và quốc gia.

Tổ chức di dân quốc tế [IOM, 2011] định nghĩa: “Di dân là sự di chuyển của một người hay một nhóm người, kể cả qua một biên giới quốc tế hay trong một quốc gia. Là sự di chuyển dân số, bao gồm bất kể loại di chuyển nào, bất kể độ dài, thành phần hay nguyên nhân. Nó bao gồm di dân của người tị nạn, người lánh nạn, di dân kinh tế và những người di chuyển khác vì mục đích khác, trong đó có đoàn tụ gia đình” [IOM, 2011].

Di cư trong nước (“Internal migration”) là sự di chuyển người từ nơi này sang nơi khác trong một đất nước nhằm tạo lập một nơi cư trú mới. Việc nhập cư có thể là tạm thời hoặc lâu dài. Người di cư trong nước di chuyển nhưng vẫn trong phạm vi nước gốc (ví dụ từ nông thôn ra thành thị) [IOM, 2011].

Di cƣ dài hạn (“long – term migrant”) là sự di chuyển của người di cư tới một nước không phải nước cư trú thường xuyên của họ trong một khoảng thời gian ít nhất một năm, do đó, nước đến trở thành nước cư trú thường xuyên mới của họ. Theo quan điểm của nước gốc, người di cư này là người xuất cư dài hạn và đối với nước đến, người này là người nhập cư dài hạn [IOM, 2011].

Di cƣ ngắn hạn (“short – term migrant”): Một người di chuyểnđến một nước, hoặc một địa phương trong một quốc gia, không phải là nơi cư trú thường xuyên của mình trong khoảng thời gian ít nhất 3 tháng nhưng dưới 1 năm trừ trường hợp di chuyển vì mục đích giải trí, nghỉ lễ, thăm bạn bè, họ hàng, đi công việc hoặc chữa bệnh. [IOM, 2014].

Là một thành tố quan trọng của quá trình phát triển, di dân không phải là một hiện tượng dễ dàng đo lường. Khái niệm về di dân rất khác nhau trong các công trình nghiên cứu và không nhất thiết phải thống nhất theo một định nghĩa nhất định. Tuỳ theo mục đích quan tâm và nhà nghiên cứu có thể xây dựng và xác định khái niệm nhập di dƣ cho mình theo các tiêu chíkhông gian, thời gian. Điều quan trọng là các tiêu chí và khái niệm di dân đƣợc sử dụng phải đƣợc trình bày rõ trong kết quả nghiên cứu, đảm bảo tính khoa học khi tiến hành so sánh hay sử dụng các kết quả nghiên cứu [Đặng Nguyên Anh, 2009, 136].

Trong các khái niệm di dân, người ta còn phân biệt và đặc biệt quan tâm đến hai yếu tố cấu thành quá trình này là xuất cƣ và nhập cƣ. Quá trình

này bao gồm sự chuyển đi của con người khỏi một vùng lãnh thổ, một đơn vị hành chính để chuyển đến một vùng lãnh thổ, một đơn vị hành chính khác.

Dựa vào những quy ƣớc nói hiện tƣợng này đƣợc cấu thành từ hai yếu tố:

 Xuất cư là việc con người di chuyển nơi cư trú ra khỏi một đơn vị hành chính tạm thời hay vĩnh viễn, thời gian ngắn hoặc dài. Đây là hiện tƣợng phổ biến ở nhiều quốc gia do tình trạng dự mức sống, thu nhập và lao động phân bố không đồng đều. Xuất cư có ảnh hưởng đến mọi mặt kinh tế, văn hoá xã hội, nhân khẩu của địa bàn nơi đến cũng nhƣ nơi đi.

 Nhập cư là con người di chuyển đến một khu vực hoặc đơn vị hành chính khác, thậm chí tại một quốc gia khác. Quá trình này thường xuyên bị chi phối bởi nhiều nhân tố nhƣ kinh tế, chính trị, xã hội, tôn giáo... Cũng nhƣ xuất cư, nhập cư có ảnh hưởng quan trọng đến đại bàn đầu đi và đầu đến. Đặc biệt nhập cƣ đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nên các đơn vị hành chính mới ở một số khu vực còn thƣa dân của một quốc gia [Đặng Nguyên Anh, 2009,137 - 140].

 Sự chênh lệch giữa nhập cƣ và xuất cƣ gọi là di cƣ thuần tuý, sự tương quan này sẽ làm cho trị số của gia tăng cơ học của dân số là dương (nếu số người xuất cư ít hơn số nhập cư) hoặc là âm (khi số người xuất cư nhiều hơn số người nhập cư) [Đặng Nguyên Anh, 2009, 140 - 147].

Trong luận án này, luận án lấy khái niệm di cư trong nước của IOM, và khái niệm nhập cƣ để làm nền tảng cho khái niệm nhập cƣ dài hạn và nhập cƣ ngắn hạn. Khách thể nghiên cứu bao gồm ba nhóm: nhóm nhập cƣ dài hạn, nhập cư ngắn hạn và nhóm dân địa phương (nhóm không nhập cư).Nhóm nhập cư: Bao gồm những người từ 15 – 59 tuổi di chuyển từ các tỉnh khác đến Đà Lạt trong vòng 10 năm tính đến thời điểm điều tra.

Nhập cư dài hạn: Bao gồm những người từ 15 – 59 tuổi, di chuyển từ tỉnh khác đến Đà Lạt, ở tại hộ điều tra từ 1 năm trở lên tính đến thời điểm điều tra, có đăng ký KT1, KT2, KT3 tại Đà Lạt từ 1 năm trở lên và dưới 10

năm kể từ thời điểm điều tra.

Nhập cư ngắn hạn: Bao gồm những người từ 15 – 59 tuổi, nhập cư từ tỉnh khác đến Đà Lạt, ở tại hộ điều tra dưới 1 năm tính đến thời điểm điều tra, có đăng ký KT3, KT4 tại Đà Lạt.

Sở dĩ lấy mốc 1 năm tính đến thời điểm điều tra mà không lấy mốc 6 tháng nhƣ Điều tra nhập cƣ 2004 hay nhiều nghiên cứu khác đã làm vì khác với nhiều địa phương khác như Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt không có nhiều loại hình nhập cƣ con lắc hay nhập cƣ mùa vụ, và nếu có thì chỉ đặc trƣng cho loại hình lao động nông nghiệp. Trong khi luận án không chỉ tập trung ở nhóm lao động nông nghiệp và một cuộc điều tra thử để tìm đối tƣợng điều tra đều rất khó để tìm đối tƣợng nhập cƣ từ 6 tháng trở xuống.

Do vậy, đề tài mở rộng mốc thời gian là 1 năm tính đến thời điểm điều tra.

Dân địa phương (không di cư): Những người từ 15 – 59 tuổi, sinh ra và lớn lên ở Đà Lạt, có hộ khẩu thường trú và nơi thường trú ở Đà Lạt. Những người di chuyển từ các huyện trong tỉnh đến Đà Lạt, hay từ các phường của Đà Lạt cũng tính là dân địa phương (không di cư).

Một phần của tài liệu Sự thay đổi việc làm của dân nhập cư ở đà lạt trong vòng 10 năm trở lại đây (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(206 trang)