Động cơ cá nhân ảnh hưởng đến sự thay đổi việc làm của người nhập cƣ ở Đà Lạt

Một phần của tài liệu Sự thay đổi việc làm của dân nhập cư ở đà lạt trong vòng 10 năm trở lại đây (Trang 119 - 126)

CHƯƠNG 4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAY ĐỔIVIỆC LÀMCỦA NGƯỜI NHẬP CƯ Ở ĐÀ LẠT HIỆN NAY

4.1. Động cơ cá nhân ảnh hưởng đến sự thay đổi việc làm của người nhập cƣ ở Đà Lạt

Trong lý thuyết của mình, Friedman và Hechter đƣa ra khái niệm “lựa chọn hợp lý” trong lý thuyết của mình để nhấn mạnh vai trò của các chủ thể.

Nội dung của chủ thể bao gồm cả mục tiêu, động cơ, những giá trị và cả các phương tiện mà các chủ thể dùng để đạt tới mục tiêu trong khi hành động.

Điều quan trọng trong lý thuyết này là các tác giả đề cao vai trò của năng lực cá nhân, cụ thể là khả năngđể đáp ứng các phản ứng từ phía kích thích. Theo họ, người có năng lực nhiều hơn thì dễ dàng thực hiện những phản ứng hơn so với những người khác. Điều này rất đúng với trường hợp của những người nhập cƣ ở Đà Lạt. Dù có thể đối với họ học vấn chƣa cao, trình độ tay nghề chưa chuẩn nhưng có mục tiêu đặt ra từ trước thì đó cũng làmột dạng tiềm năng. Và dạng tiềm năng này đã tạo ra một lợi thế của nhóm nhập cƣ so với nhóm dân địa phương trong việc thay đổi nghề nghiệp, việc làm của họ.

Bảng 4.2: Mức độ ảnh hưởng của động cơ, mục đích cá nhân đến sự thay đổi việc làm theo loại hình nhập cƣ

Đ/v: % Mức độ ảnh hưởng của động cơ, mục

đích nhập cƣ đến sự thay đổi nghề nghiệp, việc làm

Tình trạng nhập cƣ Tổng

NCDH NCNH DĐP

Ảnh hưởng nhiều 48,0 42,0 0,0 30,0

Ảnh hưởng ít 31,5 37,0 1,0 23,2

Không rõ 2,0 5,0 89,0 32,0

Hệ số Phi & Cramer V = 0.921 Sig = 0.000

Nguồn: Số liệu điều tra luận án, 2015

Nhìn vào bảng số liệu 4.2 cho thấy, có mối quan hệ chặt chẽ giữa tình trạng nhập cư với mức độ ảnh hưởng của động cơ, mục đích nhập cư đến sự thay đổi việc làm của người nhập cư ở Đà Lạt hiện nay. Trong đó nhóm nhập cư đánh giá động cơ mục đích ban đầu khi nhập cư có ảnh hưởng lớn tới sự thay đổi việc làm của họ cao vượt trội so với nhóm dân địa phương. Và nếu cộng dồn cả hai phương án “ảnh hưởng nhiều” và “ảnh hưởng ít” thì nhóm nhập cƣ (cả nhập cƣ ngắn hạn và nhập cƣ hài hạn), tỷ lệ đánh giá cũng vƣợt trội hơn hẳn so với nhóm dân địa phương. Và vì thế, nhóm dân địa phương đánh giá “không rõ” chiếm tỷ lệ lớn (89%), hoàn toàn dễ hiểu vì họ không phải là người nhập cư nên họ không đánh giá được điều đó về phía mình. Với kiểm định Chisquare, hệ số p = 0.921 và mức ý nghĩa sig = 0.000 càng khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa tình trạng nhập cƣ và động cơ, mục đích ban đầu khi nhập cư đến sự thay đổi việc làm của người nhập cư.

Không có mối quan hệ đáng kể giữa giới tính với động cơ, mục đích ban đầu của người nhập cư đến sự thay đổi việc làm. Cả hai giới nam và nữ cùng đánh giá các mức độ ảnh hưởng tương đối giống nhau về mục đích, động cơ ban đầu trước khi nhập cư ảnh hưởng đến sự thay đổi nghề nghiệp, việc làm của họ.

Trong tương quan với trình độ học vấn, tỷ lệ cho rằng “mục đích, động cơ nhập cư ảnh hưởng đến sự thay đổi việc làm” chiếm tỷ lệ cao ở nhóm tiểu học và đại học, cao gấp hai lần so với các nhóm học vấn khác.

Trường hợp của anh Nguyễn Văn Thăng4

Anh Nguyễn Văn Thăng sinh năm 1981, quê Nghệ An bắt đầu vào Đà Lạt năm 2005 khi đã lăn lộn nhiều công việc tại quê nhà ở Nghệ An. Thăng mới học hết PTTH. Thu nhập ở quê nhà chỉ đủ cho Thăng trang trải cuộc sống với bố mẹ. Thăng vào Đà Lạt được người bà con bên nội xin cho vào làm bảo vệ ở một ngân hàng nhà nước. Nhờ tính siêng năng, chăm chỉ, tận tâm với công việc, và sở hữu một giọng hát trời phú, Thăng tuy làm bảo vệ nhưng lại được cả cơ quan và ngành ngân hàng biết đến. Tất cả các cuộc thi văn thể lớn nhỏ của cơ quan, của ngành đều có mặt Thăng. Tham gia vào các hoạt động của cơ quan, Thăng ao ước ngày nào đó mình trở thành nhân viên nghiệp vụ chính của ngân hàng. Thăng dành dụm tiền, tranh thủ làm thêm để có tiền đi học văn bằng 2 (hệ vừa học vừa làm) ngành kế toán với hy vọng sẽ chuyển được công việc sau khi ra trường. Dù học hành vất vả, vì cả ngày Thăng phải đi trực bảo vệ, thậm chí cả ca đêm, nhưng Thăng không dám nghỉ buổi học học nào vì Thăng biết xuất phát điểm của mình không bằng các anh chị trong cơ quan. Điều này càng thôi thúc Thăng học hành chăm chỉ và làm việc hết mình hơn bao giờ hết. Ngày thăng tốt nghiệp ra trường với tấm bằng kế toán, cũng là lúc Thăng được nhận quyết định làm nhân viên nghiệp vụ chính thức của cơ quan. Vì trước đó, Thăng đã mang lại rất nhiều huy chương văn thể cho cơ quan, cũng là người đại diện cho cơ quan mang hình ảnh ra trung ương. Ghi nhận kết quả này, Thăng được ký quyết định chuyển ngạch, được làm nhân viên nghiệp vụ chính thức của cơ quan trước khi xong

4Tên thật của nhân vật đã đƣợc đổi

tốt nghiệp. Các lãnh đạo không trao ngay cho Thăng vì sợ Thăng lơ là việc học mà không tốt nghiệp đúng thời hạn. Ai cũng nhìn rõ cảm giác hạnh phúc và cảm kích trước cố gắng và những nỗ lực vượt bậc của Thăng trong công việc và học hành. Khi được hỏi liệu giữa học vấn và quyết định di cư, điều gì làm thay đổi con người Thăng hiện tại, Thăng nói “Nhờ quyết định di cư, rồi cố gắng nỗ lực phấn đấu bằng chính năng lực của mình với đầy sự nghiêm túc nên chắc mọi người ghi nhận”.Được làm nhân viên chính thức, Thăng ý thức mình cần phải cố gắng nhiều hơn để bằng đồng nghiệp. Người ta thường thấy một anh chàng đẹp trai, cao to luôn về muộn nhất cơ quan khi mà các anh bảo vệ chuẩn bị khóa cửa cơ quan. Thăng nói sẽ gắn bó với nghề này suốt đời một phần vì nó có thu nhập tốt, một phần vì nợ ân tình với cơ quan.

Trường hợp của chị Lương Thị Hoa5

Chị Hoa quê gốc ở Hà Tĩnh, vào Đà Lạt năm 2010 do người chú ruột giới thiệu vào. Ban đầu người chú giới thiệu chị Hoa vào làm việc nhà cho người quen của chú ở Bảo Lộc. Làm được một thời gian, thấy công việc cực khổ mà lương lại không cao nên Hoa nói chú xin cho lên Đà Lạt. Chờ một thời gian ở nhà chú, sau khi chú Hoa lên chức, chú đã xin cho Hoa làm việc ở ngân hàng thương mại của Đà Lạt. Với mức lương 4 triệu một tháng cho công việc nhân viên khách sạn của ngân hàng. Mức lương cũng khá ổn cho người mới tốt nghiệp phổ thông như Hoa. Nhưng sau khi làm được gần 2 năm, Hoa lại bỏ công việc vì thấy không phù hợp. Ở nhà miết người chú để chờ chú xin việc, sau sáu tháng nghỉ việc, chú Hoa lại xin cho Hoa vào làm việc ở sở lao động Lâm Đồng với ví trí là nhân viên văn phòng. Những tưởng công việc đáng mơ ước với nhiều người này sẽ phù hợp và ổn định với Hoa.

Nhưng lại hơn 1 năm sau, Hoa nói với chú không chịu nổi áp lực ở cơ quan,

5Tên thực của nhân vật đã đƣợc thay đổi

nhờ chú xin cho công việc khác. Hết chịu nổi với yêu cầu của cô cháu gái mình, chú Hoa đã để tự Hoa tìm công việc cảm thấy phù hợp và yêu thích.

Hoa đã nhờ bạn bè ở các cơ quan cũ hỏi khắp nơi giúp Hoa. Cuối cùng, người bạn cùng phòng làm việc bên sở lao động đã tìm được cho Hoa công việc tiếp tân ở một công ty du lịch. Công việc này dù lương không cao nhưng từ đó đến nay Hoa vẫn làm công việc này. Khi hỏi vậy nếu có công việc khác tốt hơn, thu nhập cao hơn, và ở nơi khác Hoa có chuyển đi không, Hoa trả lời

“Cũng sẽ cân nhắc chị ạ”.

Qua trường hợp của Anh Thăng cho thấy, cùng với quá trình quyết định di cƣ, những nỗ lực phấn đấu, cùng mục đích và động cơ rõ ràng, tích cực, đã giúp Thăng chuyển đến một công việc tốt hơn, giống nhƣ mong đợi của anh.

Nhƣ vậy, ở đây ta thấy, cùng với di cƣ, cùng với những động cơ, mục đích cá nhân trong sáng và chính đáng, lại cộng với quá trình đƣợc đào tạo sẽ giúp người nhập cư thay đổi việc làm, nghề nghiệp của mình theo hướng tốt hơn, giúp họ gắn bó với công việc và cuộc sống ở nơi nhập cƣ. Và nhƣ vậy đó là nhập cư một cách bền vững. Trong khi trường hợp của chị Hoa, do không có động cơ, mục đích rõ ràng, không đƣợc đào tạo bài bản, cộng với việc bản thân cá nhân không nỗ lực phấn đấu để thích ứng, đảm nhận công việc nên việc gắn bó với công việc trở nên khó khăn. Và ý định “sẽ chuyển đi nơi khác nếu có điều kiện tốt hơn” khiến việc nhập cƣ của chị Hoa trở nên thiếu bền vững.

Trong tương quan với nhóm tuổi, cũng cùng đặc điểm như trong tương quan với trình độ học vấn. Tỷ lệ đánh giá động cơ, mục đích ban đầu khi nhập cư ảnh hưởng đến sự thay đổi nghề nghiệp, việc làm của người nhập cư chiếm cao ở nhóm trẻ tuổi (dưới 18) và nhóm lớn (50 – 60 tuổi). Nhìn chung, mối quan hệ này không rõ nét.

Và trong mục đích, động cơ ban đầu của cá nhân, gia đình người nhập cư thì ai là người quyết định cuối cùng? Theo kết quả điều tra khảo sát của luận án thì có đến 65,2% là do “tự bản thân” người nhập cư quyết định, chỉ có 29% là do

vợ hoặc chồng người nhập cư quyết định, còn lại phân bố rải rác ở các tác nhân khác. Điều đó cho thấy động cơ, mục đích ban đầu của bản thân người nhập cư có ảnh hưởng đáng kể không chỉ tới quyết định di chuyển của họ mà còn tác động đến sự thay đổi nghề nghiệp, việc làm của họ tại nơi nhập cƣ.

“Theo mình yếu tố quyết định nhất phải là do bản thân cá nhân người nhập cư. Khi họ đi, họ phải có mục đích rõ ràng, đi đâu, đi làm gì, đi như thế nào, làm việc gì là họ phải xác định ngay từ đầu trước khi họ đi rồi. Họ sẽ bàn bạc với gia đình, người thân rồi sau đó họ sẽ quyết định. Vì như thế thì họ cũng phải xác định những khó khăn có thể gặp. Nhưng khi họ xác định tư tưởng sẵn thì họ sẽ không bị thất bại trong việc nhập cư của họ. Mình nghĩ là như vậy” (PVS 1, Nam, 25 tuổi, Giáo viên, Dân địa phương).

“Em nghĩ chắc có, em ví dụ chắc ngoài quê khó khăn họ muốn thay đổi môi trường sống, thay đổi nơi ở để thay đổi công việc của mình. Do đó, khi họ đã vào đây làm ăn, họ đã xác định kỹ rồi thì mới làm điều đó chứ không phải thích đi là đi được đâu. Vì như thế khi vào họ mới làm được việc và ở ổn định được. Còn không khi vào đây thì không làm được việc này tốt thì phải chuyển sang làm công việc khác để mà kiếm thu nhập mà lo cho đời sống của mình và gia đình chứ” (PVS 8, Nữ, 26 tuổi, NVVP, Dân địa phương).

Dù anh đã đi nhiều nơi nhưng mà anh chỉ thấy Đà Lạt là nơi dễ sống nhất. Cuộc sống không xô bồ mà nó ở mức vừa phải. Từ đó, anh bàn với vợ con là ở lại đây làm ăn sinh sống, cho con cái đi học hành” (PVS 12, Nam, 44 tuổi, Buôn bán, Nhập cƣ dài hạn).

Tất nhiên là có. Anh nghĩ trước đây vài năm muốn kiếm tiền dễ hơn.

Với thời điểm ấycông việc làm ăn cũng dễ hơn. Khi đó anh đã xác định mục đích vào đây làm ăn là để cải thiện đời sống bản thân mình và có thể lo cho vợ con nên anh chỉ tập trung vào việc hàng hóa mà buôn bán thôi. Còn những người dân nhập cư mà xác định vào đây để bám trụ được tại đây thì họ cũng

phải tìm hiểu và thay đổi công việc làm sao cho phù hợp với mình để làm ăn.

Vì khi xác định đi xa lập nghiệp thì ít tai muốn quay về quê lại. Vì ngoài đó làm ăn cũng khó hơn trong này nhiều” (PVS 12, Nam, 44 tuổi, Buôn bán, Nhập cƣ dài hạn).

Đúng nhƣ lý thuyết sự lựa chọn hợp lý đã phân tích, lý thuyết này dựa vào tiền đề cho rằng con người luôn hành động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một cách duy lý nhằm đạt đƣợc kết quả tối đa, với chi phí tối thiểu. Thuật ngữ “lựa chọn” đƣợc dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính toán để quyết định sử dụng loại phương tiện hay cách thức tối ƣu trong số các điều kiện hiện có để đạt đƣợc mục tiêu trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực [Lê Ngọc Hùng, 2010, 354]. Nhƣ vậy, qua các phỏng vấn sâu trên ta thấy hầu như người nhập cư và nhập cư vào Đà Lạt đều xác định rất rõ mục đích và chiến lược trước khi đi. Mục đích đây không phải là sở thích cá nhân, thích thì đi, mà nó dựa trên sự tính toán, cân nhắc rất kỹ mục tiêu, chiến lược của cá nhân, gia đình người nhập cư. Họ đã vạch sẵn chiến lƣợc lập nghiệp của mình tại vùng đất mới. Mục đích này càng rõ ràng thì sự cố gắng và phấn đấu của họ càng trở nên mạnh mẽ. Khi xác định mục đích và chiến lƣợc nhập cƣ, họ đã đồng thời cân nhắc giữa cuộc sống hiện tại khó khăn với những cơ hội và điều kiện ở nơi mới dễ dàng hơn, từ đó, họ sẽ cố gắng tập trung vào công việc một cách tối đa nhất, và chính vì thế mà khi xác định vào Đà Lạt, ban đầu chỉ có một mình họ, khi ổn định họ mang cả vợ con và gia đình vào. Và vì thế, ở đây, động cơ, mục đích của cá nhân cũng được coi là động cơ, mục đích của gia đình người nhập cư. Khi có hẳn một chiến lược để nhập cư, lại có cả một hậu thuẫn gia đình đằng sau, người nhập cư thường ít khi thay đổi ý định, mục đích của mình nên có thể công việc và mọi thứ không đạt được như mong đợi từ trước nhưng họ vẫn bám trụ tại vùng đất mới để thực hiện cho đƣợc mục tiêu của mình mà không chọn giải

pháp trở về quê cũ. Vì thế mà mục đích, động cơ của cá nhân nhƣ một cột trụ chắc chắn cho việc lập nghiệp của cá nhân.

Một phần của tài liệu Sự thay đổi việc làm của dân nhập cư ở đà lạt trong vòng 10 năm trở lại đây (Trang 119 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(206 trang)