Tổng quan địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Sự thay đổi việc làm của dân nhập cư ở đà lạt trong vòng 10 năm trở lại đây (Trang 40 - 47)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.4. Tổng quan địa bàn nghiên cứu

Đà Lạt là một thành phố trực thuộc tỉnh và tỉnh lị tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên, ở độ cao 1.500 m so với mặt nước biển và diện tích tự nhiên 393,29 km². Đà Lạt được Thủ tướng chính phủ Việt Nam công nhận là đô thị loại 1 vào ngày 24 tháng 3 năm 2009. Đây là một trong 4 đô thị loại 1 thuộc tỉnh cùng với Huế, Nha Trang và Vinh. Thành phố Đà Lạt nằm trong cao nguyên Lang Biang, phía Bắc tỉnh Lâm Đồng, Về phía Bắc, Đà Lạt giáp với huyện Lạc Dương, về phía Đông và Đông Nam giáp với huyện Đơn Dương, về phía Tây và Tây Nam giáp với hai huyện Lâm Hà và Đức Trọng.

Thành phố Đà Lạt có 12 phường (được đánh số từ 1 đến 12) và 4 xã: Tà Nung, Xuân Trường, Xuân Thọ, Trạm Hành.

Ngay từ khi mới thành lập, Đà Lạt đã nhanh chóng trở thành một trung tâm nghỉ dưỡng và du lịch được nhiều người biết đến. Với điều kiện tự nhiên khá thuận lợi để xây dựng một thành phố mới nên cùng với các cƣ dân bản địa, một nhóm không nhỏ cư dân các vùng khác của Việt Nam và cả người Âu, Hoa,… đã từng bước xây dựng Đà Lạt như ngày nay.

1.4.1. Lịch sử hình thành và phát triển dân số Đà Lạt1

Cộng đồng cƣ dân Đà Lạt phát triển theo quá trình hình thành và phát triển của thành phố. Dân số Đà Lạt không những thay đổi theo tự nhiên mà

1Trích lƣợc từ báo cáo của Trang thông tin điển tử thành phố Đà Lạt. Nguồn: http://dalat.lamdong.gov.vn/

còn tăng hoặc giảm theo cơ học từ những biến động của lịch sử, chính trị cùng những đổi thay của cơ cấu tổ chức hành chính. Giai đoạn 1900 – 1914Bác sỹ Alexandre Yersin đến cao nguyên Lang Biang ngày 21-6-1893 đã nhận xét: “Vùng đất dân cư thưa thớt, một vài làng của người Lạch (M‟Lates) được tập trung ở chân núi. Giai đoạn 1915 – 1939: Việc mở mang đường sá, xây dựng các cơ sở hạ tầng ở Đà Lạt đã tạo điều kiện thuận lợi cho dân cƣ từ khắp nơi đổ về Đà Lạt để định cƣ, du lịch và nghỉ dƣỡng. Dân số Đà Lạt đã tăng lên một cách đáng kể từ 1.500 người năm 1923 lên 5.500 người năm 1935, 9.000 người năm 1938 và 11.500 người năm 1939 (trong đó có 600 người Pháp). Giai đoạn 1940 – 1945: Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ vào ngày 1-9-1939 đã làm cho các viên chức và binh lính người Pháp ở Đông Dương khó có điều kiện trở về quê hương. Tại Việt Nam, người Pháp vốn không quen với khí hậu nóng bức nên trong những dịp nghỉ, họ lên thành phố Đà Lạt quanh năm mát mẻ. Các cơ sở về giáo dục, y tế, giao thông, điện … cũng đƣợc tiếp tục phát triển. Trong giai đoạn này, dân số Đà Lạt bắt đầu tăng lên khá nhanh: 13.000 người năm 1940 lên 20.000 người năm 1942, 21.000 người năm 1943 và 25.500 người vào năm 1944. Thời kỳ 1945 – 1954: Từ năm 1946 trở đi, tình hình chiến sự ở Đà Lạt và vùng ven đã không cho phép người Pháp và người Việt tự do đi lại như trước kia. Đây có thể xem là giai đoạn có rất nhiều biến động về dân cƣ của thành phố Đà Lạt. Dân số Đà Lạt vào tháng 3 - 1948 là 18.513 người. Cuối năm 1952, Đà Lạt có 25.041 người, trong đó 1.217 người Âu (không kể quân nhân), 752 người Hoa, 22.232 người Kinh, 840 nguời dân tộc bản địa. Thời kỳ 1954 – 1975mọi người dân được tự do đến Đà Lạt cƣ trú. Chỉ trong vòng hơn hai năm từ 1954 đến 1956, dân số Đà Lạt đã tăng vọt từ trên 25.000 người lên 58.958 người, trong đó một bộ phận dân cƣ rất quan trọng bổ sung vào dân số Đà Lạt trong giai đoạn này là dòng người di cư từ miền Bắc vào theo chính sách di dân của chính quyền miền Nam, cùng với làn sóng người miền Trung đến lập nghiệp. Trong những

năm 1960, dân số Đà Lạt gia tăng điều hòa: từ 73.000 người năm 1965 lên 89.656 người năm 1970. Từ năm 1970 trở đi, bởi tình hình chiến sự ngày càng ác liệt nên cƣ dân Đà Lạt cũng có sự biến động đáng kể, đến năm 1975 dân số Đà Lạt chỉ còn 85.833 người. Thời kỳ từ năm 1975 đến nay: Ngày 3-4- 1975, Đà Lạt đƣợc giải phóng. Từ năm 1975 đến nay, địa giới hành chính thành phố Đà Lạt đƣợc mở rộng, nhiều cơ quan, đơn vị đƣợc thành lập, kinh tế - xã hội phát triển nên có sự gia tăng dân số cơ học đáng kể. Năm 1981, dân số Đà Lạt tăng lên 98.437 người. Đến năm 1982, Đà Lạt vượt lên ngưỡng 100.000 dân. Năm 1990 : 120.261 người. Theo thống kê ngày 1-4-1999, dân số Đà Lạt là 160.663 người, đến năm 2007 là 197.013 người.

1.4.2. Vấn đề lao động, việc làm trên địa bàn

Một chỉ tiêu quan trọng của dân số là tình hình hoạt động thường xuyên của họ, trong tổng điều tra dân số năm 1989 đã thu thập các thông tin về hoạt động trong 12 tháng trước thời điểm điều tra và được phân bố thành nhóm

"Dân số hoạt động kinh tế" và nhóm "Dân số không hoạt động kinh tế". Dân số hoạt động kinh tế bao gồm những người làm việc ổn định làm việc tạm thời và chưa có việc làm. Dân số không hoạt động kinh tế gồm những người đang đi học, nội trợ, mất khả năng lao động và các tình trạng khác.

Ở Lâm Đồng dân số từ 5 tuổi trở lên thuộc nhóm hoạt động kinh tế chiếm 80,61%, so với toàn quốc cao hơn 3,31% so với các tỉnh Tây Nguyên thì xấp xỉ với Đắc Lắc và thấp hơn Gia Lai - Kontum 3,75%.

Trong nhóm hoạt động kinh tế, phần lớn dân số làm việc 6 tháng trở lên trong năm (92,69%) và có 2,7% làm việc ổn định dưới 6 tháng. Như vậy có 94,76% dân số hoạt động kinh tế trong năm là có việc làm ổn định, chỉ có 1,1% dân số làm việc tạm thời và có 4,14% dân số chƣa có việc làm. Trong khi cả nước có trên 5 % dân số chưa có việc làm, ở Đắc Lắc có 3,68% và Gia Lai - Kontum là 3,2%.

So sánh tình trạng có việc làm ở Lâm Đồng với các tỉnh và toàn quốc thì Lâm Đồng và Đắc Lắc là nhóm tỉnh có tỷ lệ người có việc làm cao thứ 2 (cao hơn cả nước 10%), còn Đồng Nai so cả nước chỉ bằng 95-99% và thành phố Hồ Chí Minh bằng 90% về tình trạng có việc làm của dân số.

Điều này cũng chứng tỏ ở khu vực thành thị số người thất nghiệp nhiều, còn ở nông thôn phần lớn dân số có việc làm.Lâm Đồng là tỉnh miền núi, phần lớn dân số sống ở nông thôn nên tỷ lệ thất nghiệp ít hơn những tỉnh đồng bằng có khu vực thành thị lớn. Riêng khu vực thành thị Lâm Đồng có tới 6,51% thất nghiệp, trong khi đó ở nông thôn chỉ có 1,5% thất nghiệp trong dân số từ 15 tuổi trở lên.

Cơ cấu dân số hoạt động kinh tế cũng khác nhau theo giới tính, nam giới tham gia trong nhóm hoạt động kinh tế với tỷ lệ cao hơn nữ giới (nam là 85,11% nữ là 76,40%). Điều này giải thích rõ một số phụ nữ không hoạt động kinh tế, tham gia trong nhóm (nội trợ) là công việc truyền thống của phụ nữ.

Tỷ lệ từ 15 tuổi trở lên làm công việc chính nội trợ chiếm 7,88% dân số, nhƣng tỷ lệ này ở nam giới chỉ có 0,22%.

Yếu tố độ tuổi cũng có tác động lớn đến hoạt động kinh tế của dân số.

Ở độ tuổi từ 15-24 phần lớn mới rời ghế nhà trường nên việc tìm kiếm việc làm có nhiều khó khăn, do vậy tỷ lệ thất nghiệp chiếm tới 7,23%; ở các độ tuổi cao hơn thì công việc tương đối ổn định, tỷ lệ thất nghiệp giảm dần từ 1,95% ở độ tuổi 25-34 xuống 0,37% ở độ tuổi 45-54. Từ độ tuổi 55 trở lên, một phần đã bước vào tình trạng mất khả năng lao động, nên tỷ lệ dân số ở độ tuổi này tham gia hoạt động kinh tế cũng giảm xuống chỉ còn 36,2%. Nhƣ vậy tình hình hoạt động thường xuyên của dân số bị ảnh hưởng của độ tuổi, việc giải quyết việc làm cho thanh niên mới rời nghế nhà trường là một vấn đề hết sức quan trọng, nhất là thanh niên ở thành thị hiện nay có tỷ lệ thất nghiệp

khá lớn. Ở độ tuổi 15-24 có tới 14,14% dân số thành thị chƣa có việc làm, trong khi đó ở nông thôn chỉ có 3,33% số ở độ tuổi này thất nghiệp.

Nghề nghiệp của dân số phần lớn phụ thuộc vào các điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Lâm Đồng là một tỉnh nông nghiệp, vì vậy phần lớn dân số từ 13 tuổi trở lên có công việc chính là nông nghiệp, chiếm 77,28% dân số. Các ngành nghề phi nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ thấp nhƣ:

Công nghiệp chiếm 7,0%, thương nghiệp chiếm 5,39%.

Đối với những nghề phi nông nghiệp có sự khác nhau rõ nét giữa nam và nữ về tỷ lệ làm việc. Nam giới thường đảm nhận các công việc nặng hay có yêu cầu kỹ thuật phức tạp nhƣ trong các nghề khai thác, cơ khí, điện - điện tử với tỷ trọng làm việc là 2,05%, trong khi đó phụ nữ làm việc ở các ngành này chỉ chiếm 0,09%. Tương tự, phần nam giới làm việc trong các ngành sản suất vật liệu xây dựng, khai thác và chế biến lâm sản, vận tải. Còn nữ giới, phần lớn làm công việc ít nặng nề nhƣ trong ngành dƣợc và may mặc chiếm 5%, còn nam giới ở ngành này chỉ có 0,72%, hoặc trong nghề buôn bán, dịch vụ nữ là việc chiếm18%, còn nam giới chỉ 2,70%.

Số người từ 15 tuổi trở lên ở Lâm Đồng có trình độ chuyên môn kỹ thuật là 33.622 người chiếm 8,8% tổng dân số, tỷ lệ này đạt xấp xỉ so với toàn quốc (8,9%). Trong đó công nhân kỹ thuật có bằng và không có bằng chiếm 3,67%, sau đó là số người có trình độ trung cấp chiếm 3,22% dân số, còn nhóm cao đẳng, đại học trở lên chiếm 2% dân số.

Trong khi nam giới số người có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm 11,31% thì ở nữ giới tỷ lệ này chỉ là 6,44. Đặc biệt số công nhân kỹ thuật nam giới chiếm ƣu thế với tỷ lệ 5,98% còn nữ giới chỉ chiếm 1,5%. Điều này cũng dễ hiểu bởi Lâm Đồng có nhiều ngành đòi hỏi công nhân kỹ thuật chủ yếu là nam giới nhƣ trong ngành xây dựng, cơ khí sửa chữa, công nghiệp khai thác,

chế biến lâm sản... nữ có trình độ chuyên môn kỹ thuật chủ yếu là bậc trung cấp, chiếm 3,44% trong tổng số phụ nữ từ 15 tuổi trở lên.

Sự cách biệt giữ nam và nữ về trình độ chuyên môn kỹ thuật thể hiện rõ theo từng độ tuổi. Ở các nhóm tuổi già, tỷ lệ nữ có trình độ chuyên môn rất nhỏ so với nam giới. Tỷ trọng này trong độ tuổi từ 40-44 nam gấp 2,5 lần nữ, từ 45-49 gấp 4 lần, từ 50 tuổi trở lên thì tỷ trọng này của nữ chỉ bằng 1/10 của nam giới. Ở độ tuổi trẻ từ 30 tuổi trở xuống thì tỷ lệ này đƣợc thu hẹp dần.

Sự phân bố theo nhóm tuổi về trình độ chuyên môn cũng là một đặc điểm đáng quan tâm, tỷ trọng số người có chuyên môn ở nhóm tuổi từ 15-19 tương đối thấp (chiếm 0,92%) là do phần lớn đang được đào tạo, bước sang độ tuổi từ 25-44 số người có trình độ chuyên môn đã tương đối ổn định, chiếm 13-15 dân số ở độ tuổi này. Từ 45 tuổi trở lên tỷ lệ này giảm đi rõ rệt dưới 3%. Điều này có nghĩa chủ trương đa dạng hóa công tác đào tạo chuyên môn kỹ thuật đang phát huy tác dụng.

Hàng năm, thành phố đã đào tạo và giải quyết việc làm cho hơn 2,5 nghìn lao động. Tại các địa bàn như phường 11, phường 12, Xuân Trường, Xuân Thọ, Trạm Hành, Tà Nung tập trung chủ yếu là lao động ở các tỉnh Nghệ An, Nghệ Tĩnh trở ra Bắc vào làm thuê tại các địa bàn này nhƣ làm vườn, thu hoạch cà phê, trồng rau hoa.

Đối với khu vực thành thị, lao động chủ yếu là ở miền trung và một số tỉnh phía Nam vào thành phố Đà Lạt làm trong các ngành nghề dịch vụ (buôn bán nhỏ, nhà hàng, khách sạn…), làm thợ hồ, thợ sơn nước và một số nghề tự do khác. Bên cạnh đó, số lao động nhập cư đến thành phố làm việc thường tăng đột biến vào những mùa cao điểm trong năm nhƣ mùa thu hoạch cà phê (xã Xuân Thọ, Xuân Trường, Xã Trạm Hành và xã Tà Nung), hoặc gần thời gian Tết nguyên đán lao động tập trung nhiều ở phường 11, phường 12 và một số vùng trồng rau và hoa.

Phường 1 là phường trung tâm của thành phố, với dân số là 9.844 người/1,76 km2. Với đặc trưng nghề nghiệp chủ yếu là kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn và buôn bản nhỏ. Dân nhập cƣ ở đây có hai nhóm chủ yếu là chủ nhà hàng, khách sạn, chủ tiệm buôn bán (thường là những người lớn tuổi, nhập cư dài hạn) và nhóm những người lao động làm thuê dịch vụ cho nhà hàng, khách sạn, buôn bán nhỏ, dịch vụ tour (thường là nhóm trẻ tuổi, nhập cư ngắn hạn). Đây là phường đầu mối, trung tâm thu hút nhiều người dân các nơi khác đến. Phường 8 với 27.267 người/17,84km2, là phường gần trung tâm với đặc trƣng nghề nghiệp là đa dạng hóa các ngành nghề, trong đó chủ yếu là nông nghiệp và công nhân viên chức là chủ yếu. Đây là phường có sự biến động dân số nhiều, vì có đại học Đà Lạt nằm trên địa phận của Phường. Xã Xuân Thọ với 5.873 người/62,47km2 là một xã ngoại vi của Đà Lạt với ngành nghề đặc trƣng, chủ yếu là nông nghiệp công nghệ cao trồng rau, hoa và cafe. Ở địa bàn này, người nhập cư ngắn hạn chiếm tỉ lệ cao vì có lao động theo mùa vụ.

Một phần của tài liệu Sự thay đổi việc làm của dân nhập cư ở đà lạt trong vòng 10 năm trở lại đây (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(206 trang)