CHƯƠNG 4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAY ĐỔIVIỆC LÀMCỦA NGƯỜI NHẬP CƯ Ở ĐÀ LẠT HIỆN NAY
4.4. Ảnh hưởng của các yếu tố nhân khẩu học đến sự thay đổi việc làm của người dân nhập cư ở Đà Lạt
Như chương 3 đã phân tích tình trạng nhập cư, khu vực cư trú, giới tínhảnh hưởng đến quá trình thay đổi việc làm của người dân nhập cư. Trong phần này sẽ tiếp tục phân tích ảnh hưởng của học vấn, độ tuổi của người nhập cƣ đến sự thay đổi việc làm của họ.
Như phần chương 3 đã phân tích, những người nhập cư ở Đà Lạt là nhập cƣ lao động. Nên các nhóm này chủ yếu là các nhóm tuổi trẻ, trong độ tuổi lao động. Họ đến để tìm kiếm công việc mới và tìm cách ổn định cuộc sống tại nơi nhập cƣ.Đối với nhóm thay đổi việc làm, có một sự năng động trong việc chuyển đổi việc làm ở các ngành nghề và lĩnh vực.Và có lẽ chính yếu tố độ tuổi cũng tạo nên sự năng động ấy.Vẫn tiếp tục xem xét 400 trường hợp của những người nhập cư, kết quả khảo sát cho thấy có một sự khác biệt giữa các độ tuổi trong việc chuyển đổi lĩnh vực việc làm của họ. Nhóm nhập cư trẻ tuôi từ 18 – 39 có xu hướng chuyển từ các việc làm khác sang phi nông, thì các nhóm nhập cư tuổi từ 40 – 60 lại có xu hướng chuyển sang lĩnh vực nông nghiệp. Giải thích điều này đúng nhƣ lý thuyết kinh tế mới về di cƣ cho thấy, nơi nào thị trường tạo thuận lợi và đem lại nhiều lợi ích cho dòng di cư, nơi đó sẽ tạo ra lực hút về thị trường đối với họ. Và khi nhóm lớn tuổi, sau khi đã trải nghiệm ở thị trường phi nông, họ lựa chọn thị trường nông nghiệp chính là nhờ thị trường này mang lại nhiều điều kiện và lợi ích hơn cho họ.Trong khi ở nhóm trẻ tuổi, họ chƣa có trải nghiệm này.
Khi xem xét yếu tố học vấn đến sự thay đổi việc làm của người nhập cư, kết quả điều tra luận án cho thấy có mối liên hệ giữa học vấn của người nhập cư với sự thay đổi việc làm của họ. Trong xu hướng duy trì các việc làm từ phi nông, ở nhóm nhập cƣ dài hạn, tỷ lệ giảm dần theo trình độ học vaansv từ 32% (ở nhóm tiểu học), 34% (nhóm THCS) xuống còn 11% (ở nhóm Trung cấp, cao đẳng), và 16,7% (ở nhóm đại học và trên đại học); thì ở nhóm nhập cư ngắn hạn, xu hướng duy trì các việc làm phi nông lại tăng dần theo
trình độ học vấn, cụ thể từ 14,3% (ở nhóm tiểu học) lên 23,8% (ở nhóm trung học phổ thông) và 25% (ở nhóm trung cấp cao đẳng). Điều này trùng khớp với kết quả nghiên cứu chương 3 khi nhóm nhập cư ngắn hạn có xu hướng di động dọc thì nhóm nhập cư dài hạn lại có xu hướng di động ngang.Và chính yếu tố học vấn đã giúp nhóm nhập cƣ ngắn hạn di động dọc để có việc làm tốt hơn. Một đặc trƣng của nhóm nhập cƣ ngắn hạn là lứa tuổi trẻ, ban đầu, khi mới nhập cƣ, họ làm việc tạm thời tại các khách sạn, nhà hàng, họ lấy tiền đó để đi học tiếp lên, do vậy, khi họ có học vấn, sự thay đổi việc làm chuyển sang phi nông là hợp lý. Thực tế cũng cho thấy, nhóm nhập cƣ ngắn hạn, với tuổi đời trẻ, lại không có nhiều vốn và kinh nghiệm trong đầu tư nương rẫy và đất đai, họ không thể duy trì và phát triển ngành nghề nông nghiệp so với nhóm nhập cư dài hạn. Đó cũng là lý do giải thích cho hai xu hướng chuyển đổi việc làm của hai nhóm nhập cƣ này nhờ trình độ học vấn. Điều này đúng nhƣ Gouldboune đã giải thích trong lý thuyết vốn xã hội của mình, trong điều kiện khan hiếm các cơ hội và điều kiện, chủ thể sẽ lựa chọn những hành động hợp lý nhất tại thời điểm đó có lợi cho chủ thể. Và ở góc độ này, sự lựa chọn của nhóm nhập cƣ ngắn hạn là hợp lý.
4.5. Kiểm định mô hình hồi quy logistic về ảnh hưởng của các biến độc lập đến sự thay đổi việc làm của dân nhập cƣ
Khi đánh giá tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi việc làm của người nhập cư ở Đà Lạt, luận án đi vào dùng mô hình hồi quy logistic để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự thay đổi việc làm của người dân nhập cƣ ở Đà Lạt qua đánh giá tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc.
Nhƣ trong khung phân tích đƣợc đề cập ở phần một, sáu biến độc lập được xem xét đó là 1/Tình trạng nhập cư; 2/ Động cơ, mục đích của người nhập cư; 3/ Vốn xã hội của người nhập cư; 4/ Giới tính của người nhập cư; 5/
Tuổi của người nhập cư; 6/ Học vấn của người nhập cư. Và biến phụ thuộc (thay đổi việc làm) đƣợc xem xét ở 4 yếu tố: 1/ Sự thay đổi khu vực việc làm;
2/Sự thay đổi lĩnh vực việc làm; 3/Sự thay đổi vị thế việc làm; 4/Sự thay đổi thu nhập, chi tiêu từ việc làm.
Bảng 4. 7: Mô tả đặc điểm các biến độc lập và phụ thuộc
Tên biến Ký hiệu Định nghĩa Đơn vị tính
Biến phụ thuộc
Y1: Sự thay đổi khu vực việc làm;
Y2: Sự thay đổi lĩnh vực việc làm;
Y3: Sự thay đổi vị thế việc làm
Y4: Sự thay đổi thu nhập chi tiêu từ việc làm
Biến nhị phân (2 giá trị), nhận giá trị “1” khi có sự thay đổi, và nhận giá trị
“0” khi không có sự thay đổi
Giới tính Giới tính (X1) Biến nhị phân nhận 2 giá trị Nam/Nữ
Nam/Nữ Tình trạng
nhập cƣ
Tình trạng nhập cƣ (X2)
Biến nhị phân, Dài hạn/Ngắn hạn
Dài hạn/Ngắn hạn
Độ tuổi Độ tuổi (X3) Chia theo 2 nhóm: 40-60/
18-30
Nhóm tuổi Trình độ
học vấn
Học vấn (X4) Chia theo 3 cấp: Trên THPT, THPT, THCS trở xuống
Nhóm học vấn
Động cơ mục đích di cƣ
Động cơ, mục đích di cƣ (X5)
Biến nhị phân nhận hai giá trị có hay không việc xác định việc làm trước khi vào Đà Lạt
Có/Không
Vốn xã hội Vốn xã hội (X6) Có hay không các mối quan hệ xã hội sử dụng trong quá trình tìm kiếm việc làm
Có/không
Mô hình tổng quát về hồi quy logistic:
Ln(p/(1-p) = B0 + B1X1 + B2X2 +……..+ B6X6
hay
p/(1-p) = exp(B0 + B1X1 + B2X2 +……..+ B6X6)
Trong đó, p là xác suất xảy ra biến cố (thay đổi việc làm), Xi là các biến số độc lập, Bi là các hệ số hồi quy. p(1-p) gọi là odd và exp(Bi) = e^Bi là các tỷ số chênh tương ứng với biến số độc lập Bi. Do xác suất p và 1/(1-p) luôn có mối liên hệ đồng biến nên nếu p tăng (hay giảm), thì p(1-p) cũng tăng (hay giảm). Sau đây là những phân tích về 4 mô hình hồi quy logistic tương ứng với 4 biến số phụ thuộc kể trên.
4.5.1. Ảnh hưởng của các biến độc lập đến sự thay đổi khu vực việc làm của dân nhập cư ở Đà Lạt
Phân tích hồi quy logistic cho ta loại bỏ các biến nhiễu mà nhiều mô hình khác không làm đƣợc nên tác giả dùng mô hình này trong phân tích ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc. Như trong chương ba phân tích bức tranh về thực trạng về thay đổi việc làm của các nhóm nhập cƣ cho thấy tình trạng nhập cư có ảnh hưởng đáng kể đến sự thay đổi việc làm nói chung của người nhập cư. Tuy nhiên, ở mô hình dưới đây, tình trạng nhập cư lại không có ảnh hưởng nhiều đến sự thay đổi khu vực việc làm của người nhập cƣ.
Bảng 4.8: Mô hình hồi quy về sự thay đổi khu vực việc làm
Biến số độc
lập Phân tổ biến số
95.0% C.I. của Exp(B) Hệ số B Mức ý
nghĩa Sig.
Tỉ số chênh Exp (B)
Cận dưới Lower
Cận trên Lower
Giới tính Nam 0,140 0,521 1,151 0,749 1,766
Nữ (nhóm đối sánh) -- -- -- -- --
Tình trạng nhập cƣ
Nhập cƣ dài hạn -0,204 0,367 0,815 0,523 1,271 Nhập cƣ ngắn hạn (nhóm
đối sánh) -- -- -- -- --
Tuổi 18 -30 1,380 0.000*** 3,977 2,274 6,954
40 -60 (nhóm đối sánh) -- -- -- -- --
Học vấn Trên THPT (nhóm đối sánh)
-- -- -- -- --
THCS trở xuống -0,903 0,006** 0,405 0,212 0,776
THPT -0,717 0,034* 0,488 0,252 0,946
Động cơ mục đích di cƣ
Có xác định rõ việc làm
trước khi đến Đà Lạt 0,342 0,140 1,408 0,894 2,218 Không xác định rõ việc
làm trước khi đến Đà Lạt (nhóm đối sánh)
-- -- -- -- --
Vốn xã hội Có người quen ở Đà Lạt 0,050 0,860 1,051 0,606 1,821 Không có người quen ở
Đà Lạt (nhóm đối sánh) -- -- -- -- --
Hằng số -0,296 0, 582 0,744
Chú thích: * sig<0.05; **sig<0.01; ** sig<0.001
Nguồn: Số liệu điều tra của luận án, 2015
Mô hình hồi quy trong Bảng 4.8 cho thấy mức ý nghĩa (sig) của các biến giới tính, tình trạng nhập cƣ, động cơ mục đích di cƣ, vốn xã hội lớn hơn 0.05 nên mối liên hệ với sự thay đổi khu vực việc làm không có ý nghĩa thống kê (ở mức 0,05). Giá trị sig của các biến độc lập học vấn, độ tuổi nhỏ hơn 0.05 nên có mối liên hệ giữa biến phụ thuộc là sự thay đổi khu vực việc làm
và các biến độc lập học vấn và độ tuổi có ý nghĩa thống kê. Từ mô hình trên ta có thể viết phương trình hồi quy như sau:
ln(p/(1-p) = - 0,296 + 1,380*Tuổi(18-30) – 0,903*THCS trở xuống – 0,717*THPT
Như vậy, kết quả phân tích hồi quy logistic trên cho thấy, có mối tương quan thuận của biến độ tuổi đến sự thay đổi khu vực việc làm của người dân nhập cƣ ở Đà Lạt. Cụ thể, so với nhóm tuổi 40 – 60 thì nhóm tuổi trẻ hơn có giá trị odd về xác xuất thay đổi khu vực việc làm cao hơn gần 4 lần (với mức độ tin cậy 95%, tỷ số chênh này giao động trong khoảng 2,274 – 6,954). Điều này cho thấy tính năng động hơn của nhóm trẻ tuổi trong sự thay đổi khu vực việc làm. Cũng có sự ảnh hưởng rõ rệt của học vấn đến sự thay đổi khu vực việc làm của dân nhập cƣ. Cụ thể, tỷ số chênh về xác xuất thay đổi khu vực việc làm giữa những người có học vấn trung học phổ thông và trung học cơ sở trở xuống với những người nhập cư có trình độ học vấn trên trung học phổ thông là 0,4. Nói cách khác, khả năng thay đổi khu vực việc làm của nhóm có học vấn trên THPT cao hơn đáng kể so với nhóm THPT và THCS trở xuống.
Điều này cho thấy vai trò của học vấn đến sự thay đổi khu vực việc làm của người nhập cư.
Bảng 4. 9: Model Summary
Step
-2 Log likelihood
Cox &
Snell R Square
Nagelkerke R Square
1 492.967a .115 .155
Bảng 4.9 cho thấy mức độ giải thích của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc. Cụ thể, với 6 biến độc lập xem xét trong mô hình giải thích đƣợc 15.5% sự thay đổi khu vực việc làm của người nhập cư.
4.5.2. Ảnh hưởng của các biến độc lập đến sự thay đổi lĩnh vực việc làm của dân nhập cư ở Đà Lạt
Tiếp tục 6 biến độc lập lại đƣợc đƣa vào mô hình để xem xét ảnh hưởng của chúng đến sự thay đổi lĩnh vực việc làm của người nhập cư ở Đà Lạt. Bảng 4.10 dưới đây chỉ ra sự ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc.
Bảng 4. 10: Mô hình hồi quy về sự thay đổi lĩnh vực việc làm
Biến số Phân tổ biến số Hệ số hồi quy B
Mức ý nghĩa
Sig.
Tỷ số chênh Exp(B)
Khoảng tin cậy 95% của Exp(B) Cận dưới
Lower
Cận trên Upper
Giới tính Nam 0,437 0,042* 1,548 1,016 2,359
Nữ (Nhóm đối sánh) -- -- -- -- --
Tình trạng nhập cƣ
Nhập cƣ dài hạn 0,651 0,004** 1,918 1,228 2,995 Nhập cƣ ngắn hạn
(nhóm đối sánh) -- -- -- -- --
Tuổi 18 -30 0,832 0,004** 2,298 1,303 4,055
40 -60 (Nhóm đối sánh) -- -- -- -- --
Học vấn Trên THPT (nhóm đối sánh)
-- -- -- -- --
THCS trở xuống -0,987 0,002** 0,373 0,201 0,691
THPT -0,931 0,003** 0,394 0,211 0,736
Động cơ mục đích di cƣ
Có xác định rõ việc làm
trước khi đến Đà Lạt 0,651 0,006** 1,918 1,211 3,039 Không xác địn rõ việc
làm trước khi đến Đà Lạt (nhóm đối sánh)
Vốn xã hội Có người quen ở Đà Lạt -0,149 0,587 0,861 0,502 1,476 Không có người quen ở
Đà Lạt (Nhóm đối sánh) -- -- -- -- --
Hằng số -0,899 0,092 0,407
Chú thích: * sig<0.05; ** sig<0.01; ** sig<0.001
Nguồn: Số liệu điều tra của luận án, 2015
Mô hình hồi quy trên không cho thấy tác động của vốn xã hội đến khả năng thay đổi lĩnh vực việc làm của người nhập cư ở Đà Lạt (i).Tuy nhiên, các biến giới tính, độ tuổi, học vấn, tình trạng nhập cư, động cơ mục đích di cư đều cho thấy có mối liên hệ đến sự thay đổi lĩnh vực việc làm của người người nhập cư ở Đà Lạt.
Ln(p/(1-p) = - 0,899 + 0,437*Nam +0,651*NCDH +0,832*Tuổi(18-30) - 0,987*THCS trở xuống – 0,931*THPT +0,651*Động cơ mục đích rõ ràng
Nếu các biến số độc lập khác trong mô hình không đổi thì xác suất thay đổi lĩnh vực việc làm của nam giới cao hơn của nữ giới (tỷ số chênh gần 1,5).
So với những người nhập cư ngắn hạn thì khả năng thay đổi lĩnh vực việc làm của những người nhập cư dài hạn cao hơn (tỷ số chênh là1,9). So với nhóm tuổi 40-60 thì xác suất thay đổi lĩnh vực việc làm của nhóm tuổi 18 -30 cao hơn (tỷ số chênh 2,3). So với nhóm học vấn trên THPT thì cơ hội thay đổi lĩnh vực việc làm của nhóm học vấn THPT, THCS trở xuống thấp hơn (tỷ số chênh là 0,4). Yếu tố động cơ có ảnh hưởng với mức ý nghĩa thống kê cao.
Những người có động cơ mục đích rõ ràng khi di cư có cơ hội thay đổi lĩnh vực việc làm cao hơn so với những người không có mục đích động cơ rõ ràng khi đến Đà Lạt (tỷ số chênh là 1,9) (ii). Từ (i) và (ii) lại tiếp tục củng cố và khẳng định giả thuyết ba. Yếu tố vốn xã hội không có ảnh hưởng đến sự thay đổi lĩnh vực việc làm của người nhập cư.
Bảng 4. 11: Model Summary
Step
-2 Log likelihood
Cox &
Snell R Square
Nagelkerke R Square
1 501.981a .114 .153
Bảng 4.11 cho thấy các biến độc lập trong mô hình có thể giải thích được 15.3% sự thay đổi lĩnh vực việc làm của người nhập cư ở Đà Lạt.
4.5.3. Ảnh hưởng của các biến độc lập đến sự thay đổi vị thế việc làm của người nhập cư ở Đà Lạt
Đà Lạt khác với nhiều vùng trong cả nước đó là có ba ngành nghề chính mang bản sắc của Đà Lạt đó là làm du lịch, làm nông nghiệp công nghệ cao và công nhân viên chức. Vị thế việc làm ở đây đƣợc nhìn nhận là sự di động dọc của việc làm, nghề nghiệp của người nhập cư. Bảng 4.12 cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi vị thế việc làm của người nhập cư ở Đà Lạt hiện nay.
Bảng 4.12: Mô hình hồi quy về sự thay đổi vị thế việc làm
Biến số
Phân tổ biến số
Hệ số hồi quy
B
Mức ý nghĩa
Sig.
Tỷ sốchênh
Exp(B)
Khoảng tin cậy 95% của Exp(B) Cận dưới
Lower
Cận trên Upper
Giới tính Nam -0,417 0,219 0,659 0,339 1,281
Nữ (Nhóm đối sánh) -- -- -- -- --
Tình trạng nhập cƣ
Nhập cƣ dài hạn -1,841 0,000*** 0,159 0,069 0,363 Nhập cƣ ngắn hạn
(nhóm đối sánh) -- -- -- -- --
Tuổi 18 -30 -0,085 0,842 0,919 0,399 2,115
40 -60 (Nhóm đối sánh) -- -- -- -- --
Học vấn Trên THPT (nhóm đối sánh)
-- -- -- -- --
THCS trở xuống 1,796 0,000*** 6,026 2,573 14,115
THPT 1,159 0,003** 3,187 1,473 6,894
Động cơ mục đích di cƣ
Có xác định rõ việc làm
trước khi đến Đà Lạt -0,062 0,863 0,940 0,464 1,903 Không xác địn rõ việc
làm trước khi đến Đà Lạt (nhóm đối sánh)
-- -- -- -- --
Vốn xã hội
Có người quen ở Đà Lạt -0,464 0,284 0,629 0,269 1,469 Không có người quen ở
Đà Lạt (Nhóm đối sánh) -- -- -- -- --
Biến số
Phân tổ biến số
Hệ số hồi quy
B
Mức ý nghĩa
Sig.
Tỷ sốchênh
Exp(B)
Khoảng tin cậy 95% của Exp(B) Cận dưới
Lower
Cận trên Upper
Giới tính Nam -0,417 0,219 0,659 0,339 1,281
Nữ (Nhóm đối sánh) -- -- -- -- --
Tình trạng nhập cƣ
Nhập cƣ dài hạn -1,841 0,000*** 0,159 0,069 0,363 Nhập cƣ ngắn hạn
(nhóm đối sánh) -- -- -- -- --
Tuổi 18 -30 -0,085 0,842 0,919 0,399 2,115
40 -60 (Nhóm đối sánh) -- -- -- -- --
Học vấn Trên THPT (nhóm đối sánh)
-- -- -- -- --
THCS trở xuống 1,796 0,000*** 6,026 2,573 14,115
THPT 1,159 0,003** 3,187 1,473 6,894
Động cơ mục đích di cƣ
Có xác định rõ việc làm
trước khi đến Đà Lạt -0,062 0,863 0,940 0,464 1,903 Không xác địn rõ việc
làm trước khi đến Đà Lạt (nhóm đối sánh)
-- -- -- -- --
Vốn xã hội
Có người quen ở Đà Lạt -0,464 0,284 0,629 0,269 1,469 Không có người quen ở
Đà Lạt (Nhóm đối sánh) -- -- -- -- --
Hằng số 2,839 0,001 17,090
Chú thích: * sig<0.05; ** sig<0.01; ** sig<0.001
Nguồn: Số liệu điều tra của luận án, 2015
Mô hình hồi quy trình bày trong Bảng 4.12 cho thấy, tác động của độ tuổi, động cơ mục đích di cư, và vốn xã hội đến xác suất thay đổi vị trí việc làm là không có ý nghĩa thống kê. Phương trình hồi quy có dạng:
Ln(p/1-p)= 2,839 -1,841*NCDH +1,796*THCS trở xuống +1,159*THPT Từ mô hình và phương trình trên cho thấy tình trạng nhập cư và học vấn của người nhập cư có tác động đến sự thay đổi vị trí việc làm của họ.
Biến tình trạng nhập cƣ có hệ số hồi quy âm và có nghĩa thống kê, nghĩa là so
với nhóm nhập cƣ ngắn hạn, xác suất thay đổi vị thế việc làm của nhóm nhập cư dài hạn thấp hơn(tỷ số chênh gần 0,2). Điều này khác xu hướng với mô hình 4.9, lại càng củng cố và khẳng định kết luận ở chương 3 thực trạng thay đổi việc làm của dân nhập cư. Trong khi nhóm nhập cư dài hạn có xu hướng di động việc làm theo chiều ngang của thì nhóm nhập cƣ ngắn hạn lại có xu hướng di động việc làm theo chiều dọc. Điều này kết hợp với xu hướng thay đổi việc làm theo nhóm tuổi cho thấy, nhóm nhập cư ngắn hạn thường là nhóm tuổi trẻ, và đến Đà Lạt để tìm điều kiện và cơ hội của mình bằng cách họ đi kiếm việc làm thêm để có tiền đi học, để cải thiện vị trí của họ trong môi trường mới.
Không giống với xu hướng ảnh hưởng của học vấn ở hai mô hình hồi quytrong Hình 4.8 và Hình 4.10, ở mô hình trong Hình 4.12 này, hệ số hồi quy của biến học vấn mang giá trị dương cho thấy, so với nhóm trên THPT thì khả năng thay đổi vị thế việc làm của nhóm THCS trở xuống cao hơn hẳn (tỷ số chênh là gần 6,2, với khoảng tin cậy 95% là 2,6 – 14). Ở nhóm THPT, xác suất thay đổi vị thế việc làm cũng cao hơn đáng kể so với nhóm trên THPT (tỷ số chênh là 3,2, với khoảng tin cậy 95% là 1,5 – 6,9). Điều này cho thấy, trong khi nhóm nhập cư có học vấn trên THPT có xu hướng thay đổi khu vực và lĩnh vực việc làm thì nhóm nhập cƣ có học vấn THPT và THCS trở xuống có xu hướng thay đổi vị thế việc làm.
Bảng 4. 13: Model Summary
Step
-2 Log likelihood
Cox &
Snell R Square
Nagelkerke R Square
1 246.548a .119 .227
Bảng 4.13 cho thấy mức độ giải thích của các biến độc lập đến sự thay đổi vị thế việc làm là 22,7%. Tỷ lệ này cao hơn so với mô hình bảng 4.11 và bảng 4.9 đối với sự thay đổi khu vực và lĩnh vực việc làm.