CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ SỰ THAY ĐỔI VIỆC LÀMCỦA NGƯỜI DÂN NHẬP CƯ Ở ĐÀ LẠT HIỆN NAY
3.3. Thực trạng việc làm của dân nhập cƣ ở Đà Lạt
Nhƣ phần trên đã phân tích thì đặc trƣng của dân nhập cƣ ở Đà Lạt là nhập cƣ lao động, nên ngay khi họ nhập cƣ đến Đà Lạt thì điều đầu tiên là họ tìm việc và ổn định cuộc sống. Nên trước khi quyết định di chuyển, họ có những tính toán, mục đích hết sức rõ ràng và chắc chắn. Có tới 47,5%tỷ lệ người nhập cư cho rằng họ đã “xác định rõ” khi đến Đà Lạt sẽ làm công việc gì ở đó. Mặc dù nghề nghiệp chủ yếu của các nhóm dân cƣ là lao động giản đơn (47%) và làm nhân viên dịch vụ bán hàng (22,7%), còn lại là các ngành nghề khác. Nhƣng đặc thù nghề nghiệp này lại mang một màu sắc khác biệt với các địa phương khác.
Những phường nào mà họ canh tác nông nghiệp nhiều thì người nhập cư cư trú ở đó nhiều nhất. Còn những người vào đây làm công chức nhà nước
thì mình không đánh giá được. Họ làm thu mua hoa, rau cũng nhiều. Và từ khâu trồng cho đến khâu thu hầu như họ làm hết.
Chắc chắn người nhập cư đóng góp lớn đến sự phát triển của thành phố. Bởi vì, thứ nhất họ là nguồn nhân lực chính vì phần lớn theo Cục Thống kê thành phố Đà Lạt cho thấy hơn 50% GDP của thành phố là thuộc về nông nghiệp. Họ đánh giá về tỷ trọng của các ngành. Nói về Lâm Đồng nói chung, Đà Lạt nói riêng thì ngành du lịch nhìn vậy thôi nhưng chiếm không bao nhiêu hết. Du lịch chỉ chiếm khoảng 30% gì đó thôi. Còn ở Đà Lạt thì hơn 50% là của bên nông nghiệp đóng góp vào. Mà những người làm nông nghiệp lại là những người nhập cư. Tại vì người địa phương giờ họ giàu rồi. Họ đâu làm nhiều. Họ chỉ cần thuê người làm thôi. Và người thuê lại là người nhập cư. Có thể là có người từ dưới các huyện lên nhưng phần lớn là người từ ngoài miền Bắc vô.(PVS1, Nam, 25 tuổi, Giáo viên, Dân địa phương).
Ngoài các ngành nghề khác, một đặc trƣng của nhóm lao động giản đơn ở Đà Lạt đó là lao động nông nghiệp. Tuy nhiên, đặc thù của lao động nông nghiệp ở Đà Lạt mang một đặc trưng khác biệt cơ bản so với các địa phương khác đó là nông nghiệp công nghệ cao. Do vậy, làm theo các công đoạn khác nhau từ trồng, chăm sóc, bảo vệ và thu hoạch cũng đòi hỏi yêu cầu nghiêm ngặt. Do vậy, thu nhập từ ngành này tuy vất vả nhƣng lại cao hơn nhiều so với lao động nông nghiệp ở nhiều địa phương khác, thậm chí hơn cả nhiều ngành nghề, việc làm phi nông.
Trường hợp của anh Nguyễn Văn Lê3
Anh Lê quê gốc Thanh Hóa. Được bà con họ hàng giới thiệu vào Đà Lạt làm ăn dễ, anh và vợ quyết định bỏ nghề công chức ở quê (anh làm cán bộ xã, vợ anh làm giáo viên tiểu học) để vào Đà Lạt lập nghiệp. Ban đầu cũng là làm thuê cho người họ hàng. Nhưng nhận thấy công việc làm vườn có
3Tên nhân vật đã đƣợc thay đổi
nhiều triển vọng và thu nhập cao nên vợ chồng anh quyết định bán đất ở quê để đầu tư vào mua vườn và trồng cafe ở Xuân Thọ (Đà Lạt). Anh nhận thấy dù công việc làm vườn khá vất vả, phải đầu tắt mặt tối, nhưng thu nhập khá cao nên vợ chồng anh chấp nhận vất vả để cho con học hành và phát triển.
Một năm có thể dành ra vài trăm triệu để dành. Trong khi thu nhập công việc cũ ở quê của vợ chồng anh chỉ đủ sống chi tiêu hàng ngày. Nên càng thôi thúc vợ chồng anh làm giàu bằng nghề làm vườn. Bằng sự yêu nghề và tâm huyết dành cho công việc của mình, vợ chồng anh áp dụng công nghệ cao trong việc trồng trọt nên thu nhập ngày càng tăng. Vợ chồng anh sau gần 10 năm có gần chục hecta đất vườn trồng cafe và rau công nghệ cao, có 5 nhân công làm thường xuyên được anh trả lương tháng chưa kể hàng chục nhân công được thuê khi mùa vụ đến. Nhờ thành công của vợ chồng anh, mà các anh em, họ hàng cùng làm vườn không chỉ ở địa phương mà ở các địa phương khác đến biết đến và đến giao lưu, học hỏi, cũng góp vào thành công cho hội những người làm nông nghiệp công nghệ cao ở Đà Lạt.
Từ trường hợp của anh Lê cho thấy, dù công việc của anh và nhóm người làm vườn như anh ở Đà Lạt vất vả cực khổ, đòi hỏi nhiều công sức và chi phí, nhƣng rõ ràng thu nhập từ nghề này, công việc này cũng khá cao. Vợ chồng anh có tiền để gửi ngân hàng và lo cho con cái học hành đại học. Trong khi nghề cũ ở quê anh không dám mơ đến điều này. Có đƣợc điều này chính là việc đặc thù nông nghiệp ở Đà Lạt khác cơ bản so với nông nghiệp ở nhiều địa phương khác, đó là nông nghiệp công nghệ cao. Công việc này không chỉ đòi hỏi có sức khỏe, mà quan trọng hơn cần phải có kỹ năng và kinh nghiệm để biết áp dụng công nghệ, kỹ thuật công nghệ trong sản xuất. Khi có kỹ thuật và kỹ năng và sản xuất trên quy mô lớn, thì sản phẩm chất lƣợng và giá thành sẽ cao hơn so với nông nghiệp và manh mún ở nhiều địa phương.
Và có một sự khác biệt đáng kể giữa nhóm nhập cƣ và dân địa phương. Chúng ta cùng xem việc làm hiện tại của người nhập cư qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 3. 3: Việc làm chính hiện nay của người nhập cư ở Đà Lạt (Đ/v: %) Việc làm chính hiện nay Tình trạng nhập cƣ
Tổng NCDH NCNH DĐP
Lao động giản đơn 45,5 69,0 28,5 47,0
Nhân viên dịch vụ và bán hàng 25,0 13,5 29,5 22,7 Lao động có kỹ năng trong NN, LN, TS 9,5 5,0 16,5 10,3 Nhà chuyên môn kỹ thuật bậc trung 9,0 1,0 5,0 5,0 Lao động thủ công, nghề nghiệp khác liên quan 4,0 5,5 3,5 4,3
Đi học 1,5 3,0 6,5 3,7
Nhân viên văn phòng 2,5 0,5 4,0 2,3
Nhà chuyên môn, kỹ thuật bậc cao 2,5 0,0 1,0 1,2
Lực lƣợng quân đội 0,5 0,5 1,5 0,8
Nhà lãnh đạo các ngành, các cấp 0,0 0,0 0,5 0,2 Nguồn: Số liệu điều tra luận án, 2014, 2015
Nhƣ vậy, nhìn vào bảng 3.3 cho thấy, có một sự khác biệt đáng kể về việc làm của các nhóm nhập cư. Mặc dù việc làm lao động đơn giản vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhƣng ở nhóm nhập cƣ ngắn hạn tỷ lệ này cao hơn rất nhiều (69%) so với nhóm nhập cư dài hạn (45,5%) và nhóm dân địa phương (28,5%). Xu hướng này lại ngược lại ở việc làm là lao động có kỹ năng trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản ở nhóm dân địa phương chiếm tỷ lệ cao (16,5) và nhóm nhập cƣ dài hạn (9,5%) so với 5% ở nhóm nhập cƣ ngắn hạn.
Cũng tương tự, ở ngành nghề là “nhà chuyên môn kỹ thuật bậc trung” thì tỷ lệ lại chiếm ƣu thế ở nhóm nhập cƣ dài hạn (9,5%), hơn hẳn nhóm dân địa phương (5%) và nhóm nhập cư ngắn hạn (1%). Xu hướng này cũng tương tự
ở ngành nghề là “nhà chuyên môn kỹ thuật bậc cao”, lợi thế nghiêng về nhóm nhập cư dài hạn và nhóm dân địa phương. Với kiểm định Phi & Crammer, với mức ý nghĩa sig = 0.000 và hệ số p = 0.408 càng củng cố mối quan hệ giữa tình trạng nhập cƣ và nghề nghiệp việc làm của họ. Và như vậy, giả thuyết 1 đưa ra được chấp nhận.
Về loại hình kinh tế, theo kết quả điều tra của luận án cho thấy có ba loại hình kinh tế mà các nhóm nhập cƣ tham gia nhiều đó là loại hình kinh tế cá nhân (chiếm 42%), loại hình kinh tế tƣ nhân (37,8%) và loại hình kinh tế nhà nước (9,2%). Song có một sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm dân cư.
Bảng số liệu dưới đây sẽ chỉ rõ điều này.
Biểu 3. 9: Khu vực việc làm của người nhập cư ở Đà Lạt
Nguồn: Kết quả điều tra luận án, 2014.
Qua biểu 3.9 trên cho thấy có một sự khác biệt về loại hình kinh tế giữa các nhóm dân cư. Ở loại hình kinh tế tư nhân, nhóm dân địa phương chiếm tỷ lệ cao nhất (58,5%), sau đó là nhóm nhập cƣ dài hạn (chiếm 42%), trong khi tỷ lệ này ở nhóm nhập cƣ ngắn hạn chỉ là 25,5%. Ở loại hình kinh tế tƣ nhân, xu hướng lại đổi chiều. Nhóm lao động nhập cư ngắn hạn lại khá cao ở loại hình này (58%), tỷ lệ này giảm dần ở nhóm nhập cƣ dài hạn (chỉ 37%) và thấp nhất ở nhóm dân địa phương (18%). Sở dĩ có sự khác biệt này là do hai nhóm này đã có
0 10 20 30 40 50 60
Cá nhân Tư nhân Nhà nước Hộ sản xuất kinh doanh cá
thể
DN có vốn
đầu tƣ NN Tập thể 42
37
12.5
4.5 4
0 25.5
58
3
10.5
2 1
58.5
18.5
12 8
3 0
NCDH NCNH DĐP
sự ổn định tương đối so với nhóm nhập cư ngắn hạn nên hoàn toàn có thể làm riêng công việc của mình, trong khi nhóm nhập cƣ ngắn hạn chủ yếu lại đi làm thuê. Bức tranh này cũng rõ nét ở loại hình kinh tế nhà nước. Trong khi cả hai nhóm nhập cư dài hạn và dân địa phương chiếm tỷ lệ 12% ở loại hình này thì ở nhóm nhập cư ngắn hạn, tỷ lệ làm việc trong loại hình kinh tế nhà nước chỉ chiếm 3%.
Mối quan hệ loại hình kinh tế và giới tính của dân nhập cư tương đối mờ nhạt. Về cơ bản không có sự khác biệt nhiều giữa các loại hình kinh tế của nam và nữa, chỉ có 2 loại hình mà tỷ lệ giữa hai giới là khác nhau đó là trong khi nữ giới làm nhiều trong loại hình “cá nhân”(56%), thì nam giới làm nhiều trong loại hình “hộ gia đình kinh doanh tập thể” (100%) và “nhà nước”
(63,6%). Điều này đặt ra bài toán của lao động nữ nhập cư trong thị trường lao động.
Về độ bền vững của công việc, có một sự khác biệt đáng kể trong đánh giá của các nhóm nhập cư. Bảng số liệu dưới đây sẽ làm rõ điều này.
Bảng 3. 4: Đánh giá về việc làm hiện tại của người nhập cư Đà Lạt Đ/v: %
Việc làm hiện tại Tốt Bình thường Không tốt
NCDH NCNH DĐP NCDH NCNH DĐP NCDH NCNH DĐP Độ bền vững của
CV hiện tại 58,5 12,0 37,2 24,6 42,8 32,6 26,3 57,9 15,8 Trình độ, kỹ năng
đáp ứng yêu cầu cv hiện tại
51,7 15,5 32,9 30,1 33,3 36,6 8,6 69,5 21,9
Tiền lương và thu
nhập 49,1 17,0 33,9 33,8 32,1 34,1 11,6 59,8 21,9 Sự tin tưởng vào
nơi làm việc 53,5 8,8 37,7 33,6 34,1 32,3 12,7 64,6 22,8 Vị trí xã hội 53,9 10,5 35,5 32,8 32,8 34,4 21,8 50,9 27,3
Nguồn: Số liệu điều tra của luận án, 2015
Với bảng số liệu 3.4 trên cho thấy, có sự khác biệt đáng kê giữa các nhóm dân cư trong đánh giá về công việc hiện tại. Trong khi nhóm nhập cƣ dài hạn và nhóm dân địa phương luôn đánh giá “tốt” chiếm ưu thế ở các phương diện của công việc, thì nhóm nhập cƣ ngắn hạn lại cảm thấy không tốt ở các phương diện này. Từ độ bền vững của công việc, đến trình độ, kỹ năng, sự tin tưởng vào nơi làm việc cũng như thu nhập, nhóm nhập cư ngắn hạn tỏ ra bất lợi hơn so với hai nhóm còn lại. Cũng có một sự khác biệt nổi trội nữa là giữa nhóm nhập cư dài hạn và nhóm dân địa phương thì lợi thế lại nghiêng về nhóm nhập cư dài hạn ở tất cả các phương diện của công việc. Trong khi đánh về độ bền vững của công việc, nhóm nhập cƣ dài hạn đánh giá “tốt” chiếm đến 50,8% thì tỷ lệ này ở nhóm dân địa phương chỉ là 37,2%, hay trình độ kỹ năng đáp ứng yêu cầu công việc, có tới 51,7% nhóm nhập cƣ dài hạn trong khi chỉ có 32,9% ở nhóm dân địa phương.
Trong quan hệ với giới tính, thì không có sự khác biệt giữa nam và nữ trong đánh giá về các phương diện của công việc.Cả hai giới cùng đánh giá các khía cạnh của công việc ở tỷ lệ tương đương nhau.Điều đó cho thấy không có sự khác biệt giới trong khi đánh giá về các phương diện của việc làm.
Và có phải vì điều trên mà ảnh hưởng đến tâm lý muốn ổn định công việc của họ? Bảng dưới đây sẽ làm rõ điều này.
Bảng 3.5: Việc xác định gắn bó với việc làm hiện tại của người nhập cư Đ/v:%
Xác định gắn bó Tình trạng nhập cƣ Tổng
NCDH NCNH DĐP
Gắn bó suốt đời 43,0 7,0 63,8 37,9
Còn tùy 42,0 61,0 30,2 44,4
Không 15,0 32,0 6,0 17,7
Nguồn: Số liệu điều tra của luận án, 2015
Qua bảng số liệu 3.5 trên cho thấy, nhìn chung, việc xác định gắn bó lâu dài với công việc hiện tại còn chưa chiếm đa số trong tâm lý của người dân. Bằng chứng là chỉ có 37,9% tỷ lệ người dân cho rằng “gắn bó suốt đời”
trong khi có tới 44,4% tỷ lệ cho rằng “còn tùy”. Song có một sự khác biệt rõ nét giữa các nhóm dân cư. Trong khi nhóm dân địa phương và nhập cư lâu dài muốn gắn bó suốt đời với công việc hiện tại chiếm tỷ lệ cao (lần lƣợt là 63,8% ở nhóm dân địa phương, 43% ở nhóm nhập cư dài hạn) thì tỷ lệ này ở nhóm nhập cư ngắn hạn chỉ là 7%. Và vì thế, ở phương án “còn tùy” tức là có thể nhảy việc khi thích hợp thì nhóm nhập cƣ ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao (61%) hơn các nhóm khác. Điều này hoàn toàn dễ hiểu do sự ổn định cuộc sống của họ. Đối với những nhóm dân địa phương và nhập cư dài hạn, đã có cuộc sống tương đối ổn định và lâu dài tại Đà Lạt, trong khi nhóm nhập cư ngắn hạn thì chưa có những điều trên. Và một phần do nhóm nhập cư ngắn hạn thường làm những công việc mùa vụ, bấp bênh nên có tâm lý này là hoàn toàn dễ hiểu.
Khi đƣợc hỏi về lý do muốn gắn bó với công việc hiện tại của họ, 68,9%
người nhập cư cho rằng vì “công việc phù hợp với mong muốn”, 34,2% cho rằng “vì công việc có địa vị xã hội”, 28,1% cho rằng vì “công việc phù hợp với khả năng”, và cũng có 23,7% cho rằng công việc đem lại thu nhập. Chính vì điều trên mà có đến 58,3% tỷ lệ người nhập cư cho rằng họ “rất hài lòng”
với công việc hiện tại, có 33,2% cảm thấy “bình thường” và chỉ có 7,8% cảm thấy “không hài lòng” về cuộc sống của họ. Khi đƣợc hỏi về việc nhảy việc
“khi có một công việc khác có điều kiện tốt hơn (vị trí, thu nhập), ông bà có sang làm công việc đó không?” có một xu hướng không vượt trội về tình hình nhảy việc. Trong đó có 42,4% người nhập cư cho rằng “có, sẽ chuyển ngay”, 25,4% cho rằng “còn tùy” và 32,2% người nhập cư không chuyển việc vì đã hài lòng về công việc hiện tại. Đây hoàn toàn là một sự lựa chọn hợp lý đối với chính họ. Tâm lý thích ổn định là tâm lý chung của đa số mọi người, và
đối với người nhập cư cũng vậy. Hơn nữa, để có thể nhảy việc, họ phải cân nhắc, tính toán rất kỹ giữa tiềm năng của công việc mới và công việc hiện tại, cộng với tiềm năng mà họ có thể đáp ứng.Trên thực tế, hai dạng tiềm năng này đôi khi không đối xứng nhau. Liên quan tới sự hiếm hoi các tiềm năng là ý tưởng về cái giá phải trả của cơ hội. Trong việc theo đuổi một mục đích đưa ra, các tác nhân phải để mắt tới cái giá của hành động lôi cuốn nhất kế tiếp của họ. Một tác nhân có thể chọn cách không theo đuổi mục đích có giá trị cao nhất nếu tiềm năng của cô ta không đáng kể, nếu kết quả là các cơ may để đạt được mục đích đó là quá mỏng manh và đặc biệt sự cố gắng đó ảnh hưởng đến cơ may/mục đích giá trị nhất kế tiếp của mình. Người nhập cư đa số không dám quyết định “có” ngay sự nhảy việc là vì họ cân nhắc giữa cơ may rất mỏng manh của việc có việc mới tốt hơn với việc có thể họ phải đối mặt với mất việc cũ đang khá ổn của mình, trong khi tiềm năng của họ hạn chế.
Và vì thế, họ thường hài lòng với công việc hiện tại như là một dạng cân bằng để cân bằng lại những cơ may mỏng manh khi nhảy việc.
Bảng 3.6: Mức độ hài lòng với việc làm hiện tại theo độ tuổi của người dân Đà Lạt
(Đ/v:%) Mức độ hài lòng về
cong việc hiện tại
Độ tuổi
Dưới 18 18 – 29 30 – 39 40 – 49 50 – 60
Có, rất hài lòng 40,0 54,3 57,2 67,3 67,7
Không hài lòng 13,3 11,5 7,2 2,0 3,2
Bình thường 46,7 33,7 34,4 29,6 29,0
Không rõ 0,0 0,4 1,1 1,0 0,0
Nguồn: Số liệu điều tra luận án , 2014
Từ bảng số liệu 3.6 cho thấy một xu hướng rất rõ nét về mức độ hài lòng về công việc hiện tại của người nhập cư trong tương quan với độ tuổi.
Mức độ hài lòng càng tăng dần ở các lứa tuổi cao, và vì thế mức độ không hài lòng giảm dần theo nhóm lứa tuổi này. Bằng chứng là ở nhóm tuổi từ 18 - 29, mức độ hài lòng chỉ là 54,3%, đến nhóm 30 – 39 thì tỷ lệ này là 57,2% thì đến nhóm tuổi 40 – 49 và nhóm 50 – 60 thì tỷ lệ này lên đến trên 67%. Trong khi đó mức độ không hài lòng tăng dần ở các nhóm tuổi trẻ. Nhóm tuổi càng trẻ, mức độ không hài lòng càng cao.Điều này lại thêm một minh chứng cho thấy yếu tố tuổi tác cũng ảnh hưởng đến sự ổn định và hài lòng về công việc của người nhập cư.
Tuy nhiên, trong tương quan với giới tính, sự khác biệt này khá mờ nhạt.Bảng dưới đây sẽ minh chứng điều này.
Bảng 3.7: Mức độ hài lòng về việc làm hiện tại của nam và nữ Đ/v: % Mức độ hài lòng về công việc Giới tính
Tổng
Nam Nữ
Có, rất hài lòng 59,2 57,3 58,3
Không hài lòng 6,4 9,3 7,8
Bình thường 34,1 32,3 33,2
Không rõ 0,3 1,0 0,7
Từ bảng 3.7 cho thấy không có sự khác biệt về mức độ hài lòng của nam và nữ giới về công việc hiện tại của họ. Một tỷ lệ lớn cả nam và nữ đều cảm thấy hài lòng với công việc của họ (59,2% tỷ lệ ở nam) và 57,3% tỷ lệ ở nữ. Dù có sự khác biệt nhỏ về mức độ không hài lòng thì tỷ lệ ở nữ (9,3%) cao hơn ở nam (6,4%) gần 3,0%.
Như trên đã phân tích, đặc trưng nghề nghiệp chủ yếu của lao động nhập cư ở Đà Lạt là lao động nông nghiệp và nhân viên dịch vụ bán hàng.
Điều này phù hợp với 2 ngành nghề cơ bản của Đà Lạt đó là nông nghiệp công nghệ cao và dịch vụ du lịch.Giả thuyết một đưa ra được chấp nhận.Có