CHƯƠNG 4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAY ĐỔIVIỆC LÀMCỦA NGƯỜI NHẬP CƯ Ở ĐÀ LẠT HIỆN NAY
4.2. Ảnh hưởng của vốn xã hội đến sự thay đổi việc làm của người nhập cƣ ở Đà Lạt
Khi đề cập đến vốn xã hội, có nhiều quan điểm khác nhau của các tác giả bàn về thành phần của nó. Tuy nhiên, các quan điểm đều thống nhất thành phần đầu tiên là mạng lưới xã hội, thứ hai là sự có đi có lại và chế tài kiểm soát mạng lưới và sự có đi có lại đó. Ở nghiên cứu này, vốn xã hội được xem xét ởmạng lưới các mối quan hệ xã hội cũng như các hình thức của vốn tác động như thế nào đến sự thay đổi việc làm của người nhập cư ở Đà Lạt.
Ngay sau khi nhập cư tại địa phương, thì có tới 72,2%cho rằng công việc đầu tiên của họ là “tìm việc”, chỉ có 5,7% tiếp tục công việc cũ. Vì vậy, họ thường tìm đến hai mối quan tâm chính đó là hợp tác với người dân địa phương (61,4%) và với người thân quen cùng nhập cư (34,3%) để tìm kiếm thông tin việc làm (42,2%) hay giúp đỡ nhau cùng làm ăn (30,1%) hay giúp đỡ về chỗ ở (61,2%). Như vậy là ở đây có thể thấy, vốn xã hội ban đầu trước khi nhập cƣ ở dạng co cụm (bonding), nhƣng ngay sau khi nhập cƣ thì họ đã phát triển thành dạng liên kết (linking) để sớm ổn định và hội nhập vào cộng đồng một cách nhanh nhất. Điều này lý giải vì sao sự hội nhập cộng đồng của dân nhập cƣ ở Đà Lạt nói riêng và Lâm Đồng nói riêng lại nhanh và dễ dàng hơn so với nhiều địa phương khác. Và cũng không gây xáo trộn cũng như tính phức tạp cho địa phương nơi đến. Và điều này đã trả lời được với câu hỏi mà Goulbourne đặt ra khi ông lý giải vai trò của vốn xã hội nó cho phép một số nhóm dễ dàng thành công trong khi một số nhóm khác thì không. Đó là do khả năng sử dụng vốn xã hội của họ.
Để có được việc làm hiện tại, người nhập cư phải trải tìm kiếm qua rất nhiều nguồn thông tin. Bảng số liệu dưới đây sẽ minh chứng điều này.
Bảng 4.3: Nguồn tìm được việc làm hiện tại của người nhập cư ở Đà Lạt Nguồn tìm đƣợc
công việc hiện tại
Nhập cƣ dài hạn
Nhập cƣ ngắn hạn
Dân địa
phương Tổng
Tự tìm 54,5 47,0 74,4 58,6
Qua bạn bè giới thiệu 23,5 25,0 5,0 17,9
Qua người thân giới thiệu 30,5 19,5 18,6 22,9
Qua đồng hương giới thiệu 5,5 12,0 0,0 5,8
Qua chính quyền giới thiệu 0,0 0,0 0,5 0,2
Qua người dân địa phương 1,0 3,5 0,0 1,5
Qua các PTTTĐC 0,0 0,0 2,0 0,7
Qua nguồn khác 0,5 1,5 9,5 3,8
Nguồn: Số liệu điều tra của luận án, 2015
Qua bảng 4.3 cho thấy, có nhiều nguồn để người nhập cư ở Đà Lạt tìm đƣợc việc cho mình, nhƣng chủ yếu thông qua 4 nguồn chính. Ngoài khả năng tự tìm của họ, thì nguồn đáng tin cậy đó là thông qua người thân giới thiệu (chiếm 22.9%), thông qua bạn bè giới thiệu (17.9%), và đồng hương cũng là một nguồn để người nhập cư tìm việc làm cho mình (5.8%). Tuy nhiên, có một sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm nhập cư. Trong khi nhóm dân địa phương và nhóm nhập cư dài hạn “ tự tìm” việc làm cho mình và “người thân giới thiệu” là chủ yếu, thì ở nhóm nhập cƣ ngắn hạn lại tìm đƣợc việc “qua bạn bè”
và “người đồng hương giới thiệu”. Như vậy, ở đây, nhóm nhập cư dài hạn tìm việc qua các “liên kết mạnh”6 (mối quan hệ người thân), thì nhóm nhập cư ngắn hạn lại chủ yếu tìm việc qua các “quan hệ yếu”. Và theo lý thuyết Granovestor, thì “sức mạnh của các quan hệ yếu” đang tỏ rõ lợi thế ở trường hợp này của những người nhập cư.
Họ có liên kết với người dân bản địa. Họ cũng liên kết với người cùng nhập cư. Họ thường sống theo nhóm rồi đùm bọc lẫn nhau. Ví dụ như bạn vô trước, bạn có người anh em họ, người quen, người thân thì người kia cứ thế
6Theo quan điểm của Granovester khi ông nói về Sức mạnh của các quan hệ yếu
họ vô. Vì đã có người quen ở đây. Như ở khu trọ này cũng có nhiều người nhập cư từ miền Bắc vô phần lớn là như vậy.
Những người nhập cư đến đây họ thường giúp đỡ nhau chứ. Thứ nhất là họ sống thành nhóm, đó là giúp đỡ nhau về mặt tinh thần rồi. Về tài chính, họ vẫn thường hay cho nhau vay mượn. Ví dụ, hôm nay mình có tiền nếu bạn cần thì mình cho bạn mượn và ngược lại. Hay là chơi huê, chơi hụi với nhau.
(PVS1, Nam, 25 tuổi, Giáo viên, Dân địa phương).
Như vậy, qua số liệu và phỏng vấn sâu trên thì dường như các “quan hệ yếu” – theo quan điểm của Granovestor (bạn bè, người quen biết, người dân địa phương, người cùng nhập cư) đang tỏ ra sức mạnh cho các mối quan hệ của người nhập cư. Tạo nên một lợi thế của Trường những người nhập cư. Họ đã sống thành từng nhóm, cùng khu với nhau, cùng giúp đỡ, bảo vệ nhau, cùng nhau phát triển về công việc và cuộc sống. Và sự giới thiệu, giúp đỡ đó chính là sự luân chuyển các loại vốn trong Trường của người nhập cư, mà ở đây là sự luân chuyển các hình thức của vốn xã hội đã giúp người dân nhập cư định vị đƣợc vị trí của mình tại một vùng đất mới là Đà Lạt.
Và có một sự khác biệt đáng kể trong việc tìm kiếm việc làm giữa nhóm dân nhập cư và dân địa phương. Trong khi người nhập cư (cả ngắn hạn và dài hạn) tìm đƣợc việc qua bạn bè chiếm tỷ lệ cao (từ 23 – 25%) thì nguồn này ở nhóm dân địa phương chỉ chiếm 5%. Người nhập cư dài hạn tìm được việc qua người thân giới thiệu (chiếm 30,5%) cao hơn so với nhóm nhập cư ngắn hạn (19,5%) và nhóm dân địa phương (18,6%). Trong khi nhóm người dân địa phương lại tìm được việc qua các nguồn khác (9,5%) tốt hơn cả hai nhóm nhập cƣ (0,5 – 1,5%). Điều này cho chúng ta thấy ở vấn đề tìm việc làm, vốn xã hội của nhóm nhập cƣ vẫn đang ở dạng co cụm, nội tại. Họ chƣa thoát ra ngoài để tìm kiếm được nhiều hơn cơ hội cho mình so với người dân địa phương.
Bảng 4. 4: Ảnh hưởng của khả năng sử dụng mối quan hệ xã hội của bản thanđến sự thay đổi việc làm theo loại hình nhập cƣ
Đ/v: % Ảnh hưởng của khả năng sử
dụng các mối quan hệ xã hội của bản thân đến sự thay đổi
nghề nghiệp, việc làm
Tình trạng nhập cƣ
Tổng Nhập cƣ
dài hạn
Nhập cƣ dài hạn
Dân địa phương
Ảnh hưởng nhiều 53,0 42,0 55,5 50,2
Ảnh hưởng ít 31,5 36,5 21,0 29,7
Không ảnh hưởng 13,0 17,0 7,0 12,3
Rất không ảnh hưởng 1,0 1,5 7,0 3,2
Không rõ 1,5 3,0 9,5 4,7
Hệ số Phi &Cramer = 0.289 Sig = 0.000
Nguồn: Số liệu điều tra của luận án, 2015
Từ bảng số liệu 4.4 trên cho thấy, có một xu hướng đánh giá giống nhau giữa người nhập cư và dân nhập cư về vai trò của các mối quan hệ xã hội đến sự thay đổi việc làm của họ.Trong đó, đa số họ đánh giá mối quan hệ
“có ảnh hưởng nhiều”. Nếu cộng dồn cả hai phương án “ảnh hưởng nhiều” và
“ảnh hưởng ít” thì tỷ lệ này ở nhóm nhập cư dài hạn là cao nhất, chiếm 84.5%, ở hai nhóm nhập cư dài hạn và dân địa phương cũng không hề nhỏ (78.5% ở nhóm nhập cư ngắn hạn và 76.5% ở nhóm dân địa phương). Điều đặc biệt là trong khi đánh giá về mục đích, động cơ nhập cư ảnh hưởng đến sự thay đổi nghề nghiệp như thế nào thì tỷ lệ người dân địa phương đánh giá có ảnh hưởng là rất thấp.Vì bản thân họ là người dân địa phương nên họ không có mục đích, động cơ khi nhập cƣ. Nhƣng khi hỏi về vai trò của các mối quan hệ xã hội, thì tỷ lệ họ đánh giá “ảnh hưởng nhiều” lại tương đối cao, chiếm đến 55.5%. Tuy nhiên, trong kiểm định Chiquare với mức ý nghĩa sig = 0.000 và hệ số p = 0.289 chưa cho thấy sự ảnh hưởng chặt chẽ của mối quan hệ này.
Trong mối quan hệ với trình độ học vấn, thì có sự khác biệt khi đánh giá về khả năng sử dụng các mối quan hệ đến sự thay đổi việc làm của người dân nhập cƣ ở Đà Lạt. Trong khi các nhóm từ tiểu học đến trung cấp, cao đẳng đánh giá “ảnh hưởng nhiều” thì nhóm đại học lại đánh giá nó có “ảnh hưởng ít”. Tuy nhiên, mối quan hệ này tương đối mờ nhạt.
Khi đánh giá về khả năng sử dụng các mối quan hệ xã hội của bản thân đến vị trí công việc hiện tại, đến độ bền vững của công việc, đến trình độ kỹ năng đáp ứng yêu cầu công việc hay đến vấn đề tiền lương, kết quả điều tra khảo sát cho thấy những người có vị trí xã hội hiện tại tốt họ đánh giá khả năng sử dụng mối quan hệ xã hội của bản thân “ảnh hưởng nhiều” (chiếm 68%) cao hơn so với những người có vị trí xã hội không tốt (41,8%). Đối với những người có trình độ kỹ năng đáp ứng yêu cầu công việc tốt, họ cũng cho rằng khả năng sử dụng các mối quan hệ xã hội của bản thân “ảnh hưởng nhiều” đến kỹ năng tay nghề của họ hơn những người có trình độ kỹ năng tay nghề không tốt (57,5% so với 41%). Hay đánh giá về độ bền vững của công việc, những người có độ bền vững cao cũng đánh giá khả năng sử dụng các mối quan hệ của bản thân “ảnh hưởng nhiều” đến sự ổn định của công việc cao hơn những người không ổn định công việc (57,3% so với 44,7%). Điều này cũng được minh họa rất rõ ở những kết quả định tính dưới đây.
“Theo em là có. Vì điều đó ảnh hưởng rất lớn đến sự thay đổi việc làm của bản thân mình. Không chỉ là tạo được nhiều mối quan hệ mà phải có những mối quan hệ mà đáng để chúng ta thân thiết, tin tưởng nữa. Chỉ có chỗ quen biết thân thiết với nhau thì họ mới chia sẻ thông tin việc làm cho mình… Em nghĩ nhiều mối quan hệ sẽ giúp chúng ta tìm việc làm. Ví dụ như mình muốn thay đổi việc làm, tìm kiếm việc làm phù hơn so với công việc hiện tại thì mình phải có nhiều mối quan hệ. Sau đó, chúng ta có thể nhờ những người đó chia sẻ, giới thiệu công việc phự hợp với mỡnh ằ(PVS 9, Nữ, 29 tuổi, NVVP, Nhập cƣ dài hạn).
“Đúng, dễ có việc làm hơn chứ. Có việc làm tốt hơn những người vào đây không có ai cả. Không có ai thì vào tự nhiên cũng hỏi xem là chỗ nào làm được. Ban đầu thì làm những công việc đơn giản đủ để có tiền trang trải cuộc sống hàng ngày như tiền phòng trọ, tiền ăn,… Sau này khi quen dần hơn với cuộc sống ở đây thì sẽ tìm những công việc tốt hơn, có thu nhập cao hơn, có thể là công việc ấy nhẹ nhàng hơn”. (PVS 6, Nữ, 39 tuổi, Buôn bán, Nhập cƣ dài hạn).
“Đa số là nhờ người thân, ở Đà Lạt ít có công ty nên họ phải nhờ người thân ở Đà Lạt chủ yếu là quan chức làm nhà nước, chính quyền là nhiều. Mà việc xin vào Nhà nước thì lại càng khó khăn hơn nên cần có người hỗ trợ nữa. Còn những công việc làm ở khách sạn thì cũng cần có người quen biết mới xin vào làm chỗ tốt được” (PVS 5, Nam, 30 tuổi , Nhân viên kế toán, Nhập cư ngắn hạn)
“Chị vào trước, nhưng mà nhà chị cũng có mấy anh con bác vào đây trước rồi. Chị gái chị cũng vào đây trước rồi. Đầu tiên chỉ có một anh con ông bác vào thôi sau đó mới kéo tất cả những anh em và bố mẹ vào hết” (PVS 6, Nữ, 39 tuổi, Buôn bán, Nhập cư dài hạn)
ô Em cũng thường xuyờn liờn lạc với gia đỡnh em ở quờ chị ạ. Em đi làm cũng có gửi cho bố mẹ ở nhà. Vì em cũng còn phải nuôi em gái ăn học nữa nên cũng không gửi được nhiều. Khi em lên đây thì em gái của em cũng lên đây để có chị lo cho ăn học chứ ở nhà bố mẹ em điều kiện kinh tế cũng khó khăn chị ạ. Vì em có chị gái sống ở đây. Nên chị gái em lại đưa em lên đây theo luôn. Sau đó đứa em gái em lại lên nữa. … Em thấy người ta có người quen sống ở Đà Lạt nên họ có quan hệ rộng họ giới thiệu việc làm cho mình nên dễ tìm việc làm hơn. Còn những người mà không có người thân quen ở đõy thỡ họ khú tỡm được cụng việc như họ ưng ý lắmằ (PVS 9, Nữ, 29 tuổi, Nhân viên công ty du lịch, Nhập cƣ dài hạn).
Nhƣ vậy, qua kết quả phỏng vấn sâu trên cũng trùng khớp với kết quả của định lượng là những người nhập cư vào Đà Lạt ban đầu đều nhờ qua ba nguồn đang sống ở Đà Lạt giới thiệu vào đó là “người thân ruột thịt” (27,3%),
“họ hàng và đồng hương” (17 – 18,3%), và “bạn bè” (27%). Và như các dẫn chứng ở phỏng vấn sâu ta có thể thấy ban đầu, đó là các mối quan hệ họ hàng thân thích, người thân quen trong gia đình giới thiệu họ vào. Và như vậy, vốn xã hội của người nhập cư ban đầu đó là dạng vốn xã hội dạng co cụm (Bonding Social Capital). Mọi người giới thiệu nhau dựa trên tình cảm thuần túy và giúp đỡ phi vật chất là chủ yếu, mà cụ thể ở đây là cung cấp thông tin.
“Đà Lạt toàn là những người dân từ nơi khác đến ở, có điều là người ta đến từ lâu rồi. Riêng chị thì mới vào đây 6 năm chứ chưa lâu lắm. Chị cũng làm quen hàng xóm quanh đây. Hợp tác với họ để buôn bán thôi.” (PVS 6, Nữ, 39 tuổi, Buôn bán, Nhập cƣ dài hạn).
“Họ có liên kết với người dân bản địa. Họ cũng liên kết với người cùng nhập cư. Họ thường sống theo nhóm rồi đùm bọc lẫn nhau. Ví dụ như bạn vô trước, bạn có người anh em họ, người quen, người thân thì người kia cứ thế họ vô. Vì đã có người quen ở đây. Như ở khu trọ này cũng có nhiều người nhập cư từ miền Bắc vô phần lớn là như vậy.… Họ sống thành nhóm, đó là giúp đỡ nhau về mặt tinh thần rồi. Về tài chính, họ vẫn thường hay cho nhau vay mượn.Ví dụ, hôm nay mình có tiền nếu bạn cần thì mình cho bạn mượn và ngược lại.Hay là chơi huê, chơi hụi với nhau” (PVS 1, Nam, 25 tuổi, Giáo viên, Dân địa phương).
“Có liên kết chứ.Nếu họ không liên kết sao họ tồn tại được. Họ vào đây phải liên kết với người bản địa để có công ăn việc làm hay là để hết hợp làm ăn. Sự liên kết này là từ cả hai phía đều cần. Người Đà Lạt cần nhân công lao động còn người nhập cư thì họ cần phải có việc mà làm ăn sinh sống”
(PVS 10, Nam, 55 tuổi, Buôn bán, Dân địa phương).
Và ta còn thấy ở đây, không chỉ là sự đó là sự liên kết, hợp tác của những người cùng nhập cư, của những người nhập cư với người dân địa phương trong trao đổi làm ăn, thậm chí trong cả các hoạt động hội nhập vào cộng đồng nơi đến. Ở đây, thì rõ ràng từ vốn xã hội co cụm, người nhập cư đã biết mở rộng ra thành vốn xã hội bắc cầu (Bridging social capital) và vốn xã hội liên kết (Linking social capital).
“Theo em thì nhiều mối quan hệ thì họ dễ thay đổi hơn chứ ạ. Thay vì mình ít bạn bè đi thì mình ít mối quan hệ hơn đúng không, còn nhiều bạn bè thì quan hệ mình rộng rộng ra. Bạn bè có thể giúp mình tìm công việc nào đó hợp với khả năng của mình” (PVS 8, Nữ, 26 tuổi, NVVP, Dân địa phương).
“Nếu như mình có nhiều mối quan hệ quen biết thì mình có thể kiến việc làm dễ dàng hơn. Như nhiều người họ có thể giới thiệu việc cho mình.
Mình có thể lựa chọn công việc phù hợp để làm và mức lương có đủ cho mình sinh hoạt hay không. Mình có nhiều cơ hội lựa chọn công việc hơn so với người ớt cú mối quan hệ ằ (PVS 9, Nữ, 29 tuổi, NV Cụng ty du lịch, Nhập cƣ dài hạn).
“Anh thấy có quen biết thì chỉ giúp nhau trong làm ăn này nọ. Anh nghĩ nếu người dân nhập cư vào đây mà không có hoặc là không biết tạo cho mình nhiều mối quen biết thì rất khó khăn trong việc làm ăn. Vì buôn có bạn, bán phải có phường mà em. Anh thì cũng hay liên hệ bạn bè và người quen trong này để nhờ họ giúp đỡ hay hỗ trợ thêm cho mình trong công việc làm ăn. Vì khi mình đi lấy hàng len như thế này để bán được thì cũng phải có người tư vấn cho mình cái cách lấy hàng, rồi thì là giá cả để bán… Còn ai quan hệ với người khác làm ăn thế nào thì anh không để ý” (PVS 12, Nam, 44 tuổi, Buôn bán, Nhập cƣ dài hạn).
“Theo chị thì mình cần phải giao lưu nhiều, giao tiếp nhiều thì mình thay đổi được chứ. Khi đó thì có nhiều quen biết hơn thì có thể giới thiệu cho