Quy trình và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Sự thay đổi việc làm của dân nhập cư ở đà lạt trong vòng 10 năm trở lại đây (Trang 74 - 80)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Quy trình và phương pháp nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu được mô hình hóa bằng lưu đồ dưới đây:

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu định tính và định lƣợng của Xã hội học nhƣ sau:

2.2.2.1. Phân tích tài liệu

Luận án thu thập các nguồn tài liệu thứ cấp của địa phương như Sở lao động thương binh xã hội tỉnh, Ban dân tộc tỉnh Lâm Đồng cũng như số liệu

Nhập và phân tích dữ liệu

- Tập huấn điều tra viên - Điều tra trên địa bàn Điều tra chính thức

- Nhập dữ liệu

- Phân tích tương quan - Chạy hồi quy

Chuyên gia chỉnh sửa Viết và hoàn thiện luận án Xây dựng đề

cương chi tiết

Tổng quan nghiên

cứu

Xây dựng bộ công cụ

Cơ sở lý luận

Chuyên gia chỉnh sửa Hiệu chỉnh

bộ công cụ Điều tra thử

Chuyên gia chỉnh sửa

thống kê của tổng cục thống kê tỉnh về vấn đề di cƣ và nhập cƣ tại Đà Lạt, các báo cáo thường niên của Công an thành phố và Công an tỉnh Lâm Đồng về biến động dân số hàng năm đi và đến, cũng như các báo cáo thường niên của thành phố về tình hình kinh tế, xã hội, lao động, việc làm trong những năm gần đây, phương hướng phát triển bền vững của thành phố giai đoạn 2015 – 2020.

2.2.2.2. Phỏng vấn sâu

Đề tài đã tiến hành 12 PVS trong đó, bao gồm các nhóm đối tƣợng: 2 PVS dành cho cán bộ quản lý; 4 PVS dành cho nhóm nhập cƣ dài hạn; 4 PVS dành cho nhóm nhập cư ngắn hạn, 2 PVS nhóm không di cư (dân địa phương).

2.2.2.3. Điều tra xã hội học

Trên cơ sở kế thừa và phát triển các kết quả chính của các cuộc điều tra trước đó của tác giả luận án: 1/ “Sự hội nhập cộng đồng của dân di cư tự do ở Lâm Hà, Lâm Đồng” (luận văn thạc sỹ 2006 - 2009) với 150 mẫu, chọn theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng; 2/ “Ảnh hưởng của di dân tới sự thay đổi nghề nghiệp, việc làm của người dân thành phố Đà Lạt hiện nay” – Đề tài cấp trường với 100 mẫu phỏng vấn và 15 PVS, luận án tiếp tục đi sâu tìm hiểu về vấn đề lao động, việc làm của người nhập cư. Ở cuộc điều tra này, phạm vi đƣợc thực hiện tại thành phố Đà Lạt với cỡ mẫu là 600.

Bảng hỏi đƣợc thiết kế chung cho 3 đối tƣợng, có phần chung và phần riêng hỏi cho từng đối tƣợng: nhập cƣ ngắn hạn, nhập cƣ dài hạn và dân địa phương. Với thiết kế này nhằm để tránh thất lạc bảng hỏi và thuận tiện cho việc điều tra, phỏng vấn và nhập liệu cũng nhƣ chi phí cho quá trình điều tra.

Ngoài phần giới thiệu về nghiên cứu, các thông tin ban đầu, bảng hỏi đƣợc thiết kế với 4 phần: Phần một: Thông tin nhân khẩu học xã hội của hộ gia đình, cá nhân đƣợc hỏi; Phần 2: Lịch sử quá trình xuất cƣ và nhập cƣ (phần dành riêng cho 2 đối tƣợng di cƣ lâu dài và di cƣ tạm thời); Phần 3: Lịch sử việc làm và thay đổi việc làm của người dân nhập cư (hỏi chung cho cả nhóm

không di cư, di cư lâu dài và di cư tạm thời); Phần 4: Mong ước tương lai và đề xuất chính sách (hỏi chung cho cả nhóm dân địa phương và nhập cư lâu dài, nhập cƣ tạm thời).

2.2.2.4. Quy trình chọn mẫu Cách chọn mẫu:

Điều tra được thực hiện theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, hệ thống, phân tầng, nhiều giai đoạn.

+ Giai đoạn 1: Căn cứ vào số liệu của Điều tra di cƣ 2004 và Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009 và các cuộc điều tra biến động dân số hàng năm của Cục thống kê Lâm Đồng, cũng nhƣ các cuộc điều tra các đề tài trên của tác giả, điều tra đợt này đã chọn ra 3 khu vực có mức chuyển đến cao đó là: khu vực 1 (khu vực trung tâm): chọn phường 1, Khu vực gần trung tâm: Phường 8; Khu vực ngoại vi: Xã Xuân Thọ.

Hình 2.1: Bản đồ thành phố Đà Lạt

Nguồn: Dƣ địa chí Đà Lạt, 2014

P1

P8

XT

Giai đoạn 2: Từ các phường, xã được chọn ở giai đoạn 1, lập danh sách các tổ dân phố/thôn của từng phường/xã (Danh sách này được UB Phường, xã cung cấp, đƣợc đối chiếu với danh sách cập nhật của Công an thành phố).

Mỗi phường sẽ chọn 2 địa bàn tương ứng với các tổ dân phố. Các tổ dân phố được chọn một cách ngẫu nhiên theo bước nhảy K dựa trên số lượng địa bàn của từng phường. Theo đó, phường 1 có 4 địa bàn, lấy 2 địa bàn thì sẽ là: 4/2

= 2. Như vậy, bước nhảy K sẽ là 2. Và theo danh sách các tổ dân phố thì tổ dân phố 1 và tổ dân phố 6 sẽ đƣợc chọn (do danh sách đƣợc lập không theo thứ tự phường). Tương tự , phường 8 có 13 địa bàn, chọn 2 địa bàn, thì bước nhảy K sẽ là 13/2 = 6,5 ( xấp xỉ = 7). Nhƣ vậy, bắt đầu bằng tổ dân phố Võ Trường Toản nằm đầu danh sách một cách ngẫu nhiên, thì Tổ dân phố Trần Nhân Tông là địa bàn thứ 2 sẽ đƣợc chọn. Xã Xuân Thọ có 6 địa bàn, chọn 2 địa bàn, bước nhảy K = 3, thì Thôn Túy Sơn 1 và Thôn Túy Sơn 4 sẽ được chọn. Nhƣ vậy, có 6 tổ dân phố/thôn đƣợc chọn.

Giai đoạn 3: Từ các tổ dân phố/thôn đã đƣợc chọn từ giai đoạn 2, sẽ lập danh sách các hộ gia đình của từng tổ dân phố/thôn. Danh sách này đƣợc cung cấp bởi các tổ trưởng dân phố và đối chiếu với danh sách của ủy ban xã/Phường cung cấp cũng như danh sách của công an phường/xã để xem có sự biến động và thay đổi. Nhà nghiên cứu tiếp tục ra soát và cập nhật danh sách hộ gia đình để bổ sung các hộ mới đến và các hộ chuyển đi và có thể bổ sung danh sách mẫu dự trữ. Kết hợp từ danh sách của ba nguồn này, sẽ lập danh sách các hộ gia đình đƣợc chọn theo quê quán và năm chuyển đến cũng như theo đăng ký KT tại địa phương. Có 4 loại nhân nhẩu: KT1: Là những người đã được đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa bàn đang cư trú (hoặc thành phố). KT2: Là những người chưa có hộ khẩu thường trú tại địa bàn nhưng đã được đăng ký hộ khẩu thường trú tại tỉnh/ thành phố đó. KT3: Là những người đã được đăng ký tạm trú dài hạn (6 tháng trở lên), KT4: Nhưng người chỉ được đăng ký tạm trú ngắn hạn (dưới 6 tháng). Dựa vào danh sách trên, 3 nhóm đối tƣợng đƣợc lập vào danh sách mẫu đó là: nhóm đăng ký KT1 là

nhóm không di cư (nhóm dân địa phương), Nhóm KT2 nhóm nhập cư dài hạn, và nhóm KT3 (từ 1 năm trở xuống) , KT4 là nhóm nhập cƣ ngắn hạn.

Đối với nơi/hộ có nhà trọ cho lao động nhập cƣ thuê, tiếp tục lập danh sách và chọn theo bước nhảy K theo phân bổ cơ cấu mẫu. Đối với hộ có nhiều đăng ký KT, vẫn chọn mẫu theo KT không chọn theo hộ. Tức một hộ có thể có nhiều người được phỏng vấn. Nhưng trên thực tế, không xảy ra điều này vì có chọn mẫu dự trữ tương đương. Tổng cộng có 600 cuộc phỏng vấn được tiến hành chia đều cho các nhóm đối tƣợng với 200 phỏng vấn dành cho nhóm dân địa phương, 200 phỏng vấn dành cho nhóm nhập cư dài hạn và 200 phỏng vấn dành cho nhóm nhập cƣ ngắn hạn, chia đều cho 3 khu vực với 4 tổ dân phố và 2 thôn đƣợc khảo sát. Cơ cấu mẫu nhƣ sau:

Bảng 2.1: Cơ cấu mẫu điều tra Loại hình

nhập cư Phường 1 Phường 8 Xã Xuân Thọ Tổng Tổ 1 Tổ 6 Tổ

VTT

Tổ TNT

Túy Sơn 1

Túy Sơn 4

Nhập cƣ dài hạn 30 30 40 40 30 30 200

Nhập cƣ ngắn hạn 30 30 30 30 40 40 200

Dân địa phương 40 40 30 30 30 30 200

Tổng 100 100 100 100 100 100 600

Giai đoạn 4: Từ danh sách bảng mẫu của giai đoạn 3, tiếp tục chọn phân tầng với xác suất bằng nhau theo giới tính 50%: 50%. Và từ bảng kê nhân khẩu theo hộ của danh sách mẫu, chọn ngẫu nhiên đối tƣợng đƣợc hỏi theo bước nhảy K.

Điều tra đƣợc thực hiện nhiều lần trên từng địa bàn.Ví dụ khi đối tƣợng đƣợc hỏi không có mặt ở nhà hoặc địa bàn, điều tra viên sẽ đến gặp lần hai.Nếu lần 2 tiếp tục không có mặt sẽ chọn đối tượng mẫu có đặc điểm tương tự để thay thế. Danh sách mẫu luôn có mẫu dự trữ để thay thế mẫu cần tìm.

Điều tra tiến hành trên hai địa bàn song song. Địa bàn thứ 3 do ở xa trung tâm (dưới huyện) nên tiến hành vào cuối đợt điều tra, khi hai đợt trên thành phố hoàn thành.

2.2.2.5. Kỹ thuật sử dụng

Đề tài sửa dụng phần mềm SPSS 20.0 để xử lý thông tin định lƣợng cho kết quả điều tra.

Một phần của tài liệu Sự thay đổi việc làm của dân nhập cư ở đà lạt trong vòng 10 năm trở lại đây (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(206 trang)