Các công trình nghiên cứu vai trò của an sinh xã hội đối với tiến

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI TIẾN BỘ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ (Trang 23 - 35)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1.3. Các công trình nghiên cứu vai trò của an sinh xã hội đối với tiến

Trong cuốn An sinh xã hội và phát triển nguồn nhân lực [122], tác giả Mạc Văn Tiến cho rằng, ASXH đã góp phần thúc đẩy TBXH…; rằng, sự phát triển xã hội là một quá trình, trong đó các nhân tố kinh tế và nhân tố xã hội thường xuyên tác động lẫn nhau… Theo tác giả, cần phải thấy rằng, ASXH không loại trừ được sự nghèo túng mà chỉ có tác dụng góp phần đẩy lùi nghèo túng, góp phần vào việc thúc đẩy TBXH.

Cuốn sách An sinh xã hội ở Việt Nam hướng tới 2020 [105] của tác giả Vũ Văn Phúc đã phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về ASXH ở Việt Nam trong những năm đổi mới; trong đó, chỉ ra những thành tựu, vai trò của ASXH đối với sự phát triển xã hội cũng như những hạn chế, yếu kém còn tồn tại và định hướng xây dựng hệ thống ASXH ở Việt Nam đến năm 2020.

Cuốn sách Về an sinh xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2012 – 2020 [26] của tác giả Mai Ngọc Cường đã phân tích thực trạng phát triển ASXH ở Việt Nam hiện nay, đồng thời phân tích vai trò của hệ thống ASXH đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội. Cuốn sách còn giới thiệu kinh nghiệm của một số nước trong việc

phát triển hệ thống ASXH nhằm tăng cường vai trò của nó trong đời sống xã hội, thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.

Cuốn sách Phát triển hệ thống an sinh xã hội Việt Nam đến năm 2020 [75], do Nguyễn Thị Lan Hương (chủ biên) xuất bản năm 2014, đã cung cấp một số thông tin cơ bản về tình hình thực hiện ASXH năm 2013 và đi sâu phân tích những hạn chế và định hướng chính sách nhằm khắc phục những bất cấp đang tồn tại. Đối với lĩnh vực chính sách BHXH, một trong những trụ cột chính của hệ thống chính sách ASXH, nhóm nghiên cứu đưa ra 5 tồn tại và 5 khuyến nghị hoàn thiện chính sách. Cụ thể, loại hình BHXH bắt buộc, với các quy định của pháp luật hiện hành đã nảy sinh một số bất cập như mức độ tuân thủ của các doanh nghiệp không cao, nguy cơ mất cân đối quỹ lớn và phạm vi hưởng hưu trí còn thấp (chỉ 21% người từ 60 tuổi trở lên có lương hưu). Với loại hình BHXH tự nguyện, số người tham gia còn rất thấp, nông dân, lao động trẻ tham gia chưa nhiều. Với loại hình BHTN, phạm vi bao phủ còn hẹp, chỉ giới hạn ở người lao động trong các doanh nghiệp có sử dụng từ 10 lao động trở lên. Để giải quyết những tồn tại trên, nhóm nghiên cứu đưa ra khuyến nghị: với BHXH bắt buộc, cần tăng cường chế tài; từng bước điều chỉnh tuổi nghỉ hưu hưởng BHXH; cải thiện tình hình đầu tư tăng trưởng quỹ.

Với BHXH tự nguyện, xây dựng chính sách khuyến khích nông dân, người lao động khu vực phi chính thức tham gia. Với BHTN, cần mở rộng diện tham gia không phân biệt quy mô lao động của doanh nghiệp. Đây là tài liệu quan trọng để nghiên cứu về vai trò của ASXH đối với TBXH ở Việt Nam trong những năm đổi mới.

Đề tài Cơ sở khoa học của việc xây dựng sàn an sinh xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 [162], mã số KX.02.07/11-15 của Viện Khoa học Lao động và Xã hội đã phân tích mục tiêu của việc xây dựng sàn ASXH. Theo đó, s ảm bảo quyền cơ bản của con người về thu nhập tối thiểu; y tế cơ bản; giáo dục cơ bản; nhà ở, nước sạch, nhà vệ sinh; đặc biệt đối

với người yếu thế ối tượng chính (i. Trẻ em; ii. Người dân trong tuổi lao động nhưng thu nhập từ việc làm không đảm bảo được mức sống tối thiểu; và iii. Người cao tuổi). Đề tài đã phân tích những kết quả và hạn chế của việc xây dựng sàn ASXH ở Việt Nam những năm qua. Những phân tích này cho thấy rõ vai trò của ASXH đối với TBXH. Những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được kế thừa trong quá trình thực hiện luận án.

Trong bài Bảo đảm ngày càng tốt hơn an sinh xã hội và phúc lợi xã hội là nội dung chủ yếu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 [40], nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh rằng, trong việc thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010, công tác bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Hệ thống các chính sách an sinh xã hội và phúc lợi xã hội ngày càng đồng bộ và hoàn thiện trên các lĩnh vực: Xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, phát triển hệ thống bảo hiểm, ưu đãi người có công với nước, trợ giúp xã hội (TGXH), mở rộng các dịch vụ xã hội công cộng, tạo điều kiện để người dân được hưởng thụ nhiều hơn về văn hóa, y tế và giáo dục. Cùng với nguồn lực không ngừng tăng lên và những nỗ lực trong tổ chức thực hiện, ASXH và phúc lợi xã hội ngày càng được bảo đảm tốt hơn, góp phần quan trọng vào nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Đặt trọng tâm vào công tác xóa đói, giảm nghèo, cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội để nâng cao mức sống chung của nhân dân, Đảng và Nhà nước đã ban hành và tập trung chỉ đạo thực hiện nhiều chính sách, chương trình, dự án và huy động nguồn lực của toàn xã hội để trợ giúp người nghèo, vùng nghèo vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo. Các chính sách và giải pháp xóa đói giảm nghèo được triển khai đồng bộ trên cả 3 phương diện: (1) Giúp người nghèo tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ công cộng, nhất là về y tế, giáo dục, dạy nghề, trợ giúp pháp lý, nhà ở, nước sinh hoạt; (2) Hỗ trợ phát triển

sản xuất thông qua các chính sách về bảo đảm đất sản xuất, tín dụng ưu đãi, khuyến nông - lâm - ngư, phát triển ngành nghề; (3) Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Đến nay công tác xóa đói giảm nghèo đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, được nhân dân đồng tình, quốc tế đánh giá cao: Số hộ nghèo giảm từ 29% (năm 2002) xuống còn khoảng 10%

(năm 2010); chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn giảm từ 2,3 lần (năm 1999) xuống còn 2 lần (năm 2008). Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt. Việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm với nhiều chính sách trợ giúp thiết thực, hàng năm giải quyết được hơn 1,6 triệu việc làm mới cho người lao động, giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp ở thành thị từ 6,42% (năm 2000) xuống còn khoảng 4,6% (năm 2010), tăng thời gian sử dụng lao động ở nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập và đời sống cho nhân dân. Thu nhập thực tế bình quân đầu người 10 năm qua tăng khoảng 2,3 lần.

Hệ thống bảo BHXH và BHYT được quan tâm phát triển với nội dung và hình thức ngày càng phong phú, nhằm chia sẻ rủi ro và trợ giúp thiết thực cho những người tham gia. Bảo hiểm xã hội được triển khai đồng bộ với 3 loại hình là: Bảo hiểm bắt buộc, bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp. Số người tham gia bảo hiểm bắt buộc tăng nhanh, từ 4,8 triệu (năm 2001) lên 9,4 triệu (năm 2009), chiếm 18% tổng số lao động. Sau gần 3 năm triển khai bảo hiểm xã hội tự nguyện, đến năm 2010 có khoảng 96,6 nghìn người tham gia. Dự kiến đến cuối năm 2020 có khoảng 5,8 triệu người tham gia BHTN. Bảo hiểm y tế tăng nhanh từ 13,4% dân số (năm 2000) lên khoảng 62% (năm 2010). Đặc biệt, đã thực hiện chính sách BHYT miễn phí cho trẻ em đến 6 tuổi, một số đối tượng chính sách, người nghèo và hỗ trợ BHYT cho các hộ cận nghèo,...

Với bài viết Xây dựng và hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội - một công cụ quan trọng nhằm thực hiện công bằng xã hội ở nước ta [120], tác giả Phạm Thị Ngọc Trầm đã luận chứng rằng, hệ thống ASXH mạnh là một công

cụ quan trọng góp phần thực hiện công bằng xã hội. Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống ASXH có vai trò và ý nghĩa to lớn đối với mỗi cá nhân cũng như cộng đồng và toàn thể xã hội. Đó là một nhiệm vụ cấp bách và thiết thực nhằm thực hiện công bằng xã hội, bảo đảm cuộc sống an toàn cho mọi người dân, sự ổn định và phát triển bền vững của xã hội.

1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI TIẾN BỘ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Trong cuốn An sinh xã hội đối với nông dân trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam [3], tác giả Mai Ngọc Anh đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện hệ thống ASXH đối với nông dân trong điều kiện kinh tế thị trường; tổng kết kinh nghiệm xây dựng và hoàn thiện hệ thống ASXH đối với nông dân ở một số nước trên thế giới, rút ra kinh nghiệm có thể vận dụng vào xây dựng hệ thống ASXH nước ta; khái quát thực trạng hệ thống ASXH ở nước ta, chỉ ra những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân hạn chế của hệ thống ASXH đối với nông dân; sử dụng ma trận SWOT làm rõ những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức; trên cơ sở đó, đề xuất các phương án xây dựng và hoàn thiện hệ thống ASXH đối với nông dân ở nước ta những năm tới; đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện hệ thống ASXH đối với nông dân trong điều kiện kinh tế thị trường.

Trong Chiến lược an sinh xã hội 2011 - 2020 [17] của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đánh giá thực trạng ASXH thời kỳ 2001 - 2010, chỉ ra năm tồn tại cơ bản là: Thứ nhất, quan điểm và nhận thức về ASXH còn chưa đầy đủ, nhiều chính sách thiết kế còn chưa phù hợp, mức độ tuân thủ pháp luật của các bên tham gia còn yếu; các chế tài xử phạt chưa đủ mạnh, mang nặng tính bao cấp của Nhà nước, chưa hướng vào các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tự chống đỡ cho người dân; thứ hai, hệ thống chính sách ASXH chưa đầy đủ, thiếu sự liên kết và hỗ trợ, chồng chéo làm giảm hiệu quả vốn đầu tư. Một số chính sách ASXH chưa thực sự đến được với dân cư ở

những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa; chưa bổ sung kịp thời các chính sách mới để đảm bảo ổn định cuộc sống và an sinh cho người dân; thứ ba, mức độ bao phủ của hệ thống ASXH còn thấp, đối tượng còn hẹp. Hệ thống chính sách ASXH còn bất bình đẳng. Một tỷ lệ lớn nguồn lực của ASXH phân phối cho nhóm đối tượng chính sách xã hội và khu vực chính thức; thứ tư, nguồn đầu tư cho ASXH của Nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng của ASXH; cơ chế tài chính còn nhiều bất cập. Khả năng bền vững tài chính của các chính sách ASXH chưa cao; thứ năm, quản lý nhà nước về ASXH còn nhiều bất cập, thiếu một hệ thống giám sát đánh giá hiệu quả.

Trong cuốn An sinh xã hội ở Việt Nam hướng tới 2020 [105], tác giả Vũ Văn Phúc đã phân tích những vấn đề thực tiễn về ASXH ở nước ta, bao gồm những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế, yếu kém còn tồn tại và định hướng xây dựng hệ thống ASXH ở Việt Nam từ nay đến năm 2020.

Trong bài An sinh xã hội ở Việt Nam: Những quan điểm và cách tiếp cận cần thống nhất [46], tác giả Nguyễn Trọng Đàm đã phân tích thực trạng hệ thống ASXH ở nước ta; chỉ ra một số hạn chế cần khắc phục và đưa ra quan điểm, cách tiếp cận, giải pháp giải quyết vấn đề ASXH giai đoạn 2012 - 2020.

Tác giả Phạm Xuân Nam với bài An sinh xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới [97], đã cho rằng, thời kỳ trước đổi mới, do nhiều nguyên nhân mà chủ yếu là do thực hiện những chủ trương, chính sách mang nặng tính chủ quan, duy ý chí trong cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội theo một mô hình cũ đã lỗi thời, cho nên nước ta đã lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng. Trong điều kiện như vậy, việc bảo đảm ASXH chỉ có thể bó hẹp trong một số chế độ trợ cấp ở mức thấp cho những người có công với cách mạng, cho thương bệnh binh và gia đình liệt sĩ… Trong thời kỳ đổi mới đất nước, cùng với thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, sự nghiệp bảo đảm ASXH ở nước ta đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ, tuy vẫn còn những hạn chế yếu kém nhất định.

Trong cuốn Chính sách an sinh xã hội và vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam [29], trên cơ sở nghiên cứu thực trạng chính sách ASXH ở Việt Nam trong 30 năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước, tác giả Nguyễn Văn Chiều đã chỉ ra rằng trong giai đoạn vừa qua, nhiều chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đã được triển khai có hiệu quả, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế với bảo đảm công bằng và TBXH. Tuy nhiên, theo tác giả, các chính sách ASXH của nước ta vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định.

Đề tài khoa học cấp Bộ: Đảm bảo an sinh xã hội: Định hướng mô hình và giải pháp, do Đặng Nguyên Anh làm chủ nhiệm [2], dựa trên khảo sát xã hội học, thu thập và phân tích số liệu ở các cấp, đề tài đã phân tích thực trạng ASXH của Việt Nam, trong đó trọng tâm là bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, lương hưu, trợ giúp xã hội (thường xuyên và không thường xuyên) và vấn đề đảm bảo các dịch vụ xã hội cơ bản (giáo dục, y tế, thông tin, việc làm).

Những khó khăn, bất cập được đi sâu tìm hiểu và phân tích đánh giá nhằm định vị mô hình ASXH ở Việt Nam hiện nay và trong 5 - 10 năm tới. Tuy nhiên, những số liệu này cần nhìn nhận thêm ở những góc độ khác nhau.

Trong bài An sinh xã hội 25 năm đổi mới: Thành tựu và những vấn đề đặt ra [27], tác giả Mai Ngọc Cường cho rằng, sau 25 năm đổi mới, hệ thống an sinh xã hội (ASXH) ở nước ta ngày càng hoàn thiện và có đóng góp quan trọng vào việc ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, nhưng vẫn còn không ít bất cập. Hệ thống ASXH đang trong quá trình hình thành, chưa đồng bộ, một số chương trình tính khả thi thấp. Mức độ bao phủ, mức độ tác động của các chương trình ASXH nhìn chung chưa cao; nguồn tài chính thực hiện các chương trình ASXH thiếu tính bền vững, vì: Thứ nhất, hệ thống văn bản pháp luật chưa đầy đủ và chưa hoàn thiện; thứ hai, mức tham gia BHXH thấp hoặc không có khả năng tham gia hệ thống ASXH; hệ thống chính sách trợ giúp về việc làm, thất nghiệp, xóa đói giảm nghèo… chậm được nối kết vào hệ thống

tổng thể về ASXH dẫn đến sự trùng chéo, chưa đáp ứng được yêu cầu; thứ ba, năng lực tổ chức thực hiện chính sách ASXH chưa theo kịp với yêu cầu.

Mô hình chính sách, tổ chức hoạt động, phục vụ thiếu đa dạng; nguồn tài chính cho ASXH còn thấp; thiếu các chế tài buộc doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đóng góp BHXH, BHYT cho người lao động; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm các quy định về ASXH chưa thường xuyên;

sự phối hợp giữa ngành chủ quản với cơ quan quản lý nhà nước và các địa phương chưa chặt chẽ; đội ngũ cán bộ làm công tác ASXH còn thiếu về số lượng và yếu về tính chuyên nghiệp.

Ngoài những công trình trên, còn có những công trình nghiên cứu những khía cạnh khác nhau về thực trạng ASXH. Chẳng hạn, bài Nỗ lực phấn đấu thực hiện có hiệu quả chính sách an sinh xã hội [100]; Chiến lược an sinh xã hội Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020 [74]; Hệ thống chính sách an sinh xã hội ở nước ta trong giai đoạn phát triển mới [44]; Vai trò của chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với an sinh xã hội của đất nước [71]; Tiếp tục thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công với nước ta hiện nay và định hướng đến năm 2020 [35]…

Trong những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về ASXH. Các nhà khoa học đã đề cập ASXH dưới nhiều cách tiếp cận từ lý luận đến thực tiễn, dưới giác độ triết học, xã hội học, kinh tế học… Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về thực trạng vai trò của ASXH đối với TBXH từ góc độ triết học. Đây là vấn đề sẽ được tập trung nghiên cứu sâu trong luận án này.

1.3. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI TIẾN BỘ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Trong cuốn Lý thuyết và mô hình an sinh xã hội (phân tích thực tiễn ở Đồng Nai) [110], các tác giả Phạm Văn Sáng, Ngô Quang Minh, Bùi Văn Huyền, Nguyễn Anh Dũng đã phân tích và đưa ra những nhận định, giải pháp,

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI TIẾN BỘ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ (Trang 23 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)