Những kết quả đạt đƣợc trong việc phát huy vai trò của an sinh

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI TIẾN BỘ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ (Trang 77 - 98)

Chương 3 VAI TRÒ CỦA AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI TIẾN BỘ XÃ HỘI

3.1.1. Những kết quả đạt đƣợc trong việc phát huy vai trò của an sinh

3.1.1.1. An sinh xã hội góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội thông qua phát triển kinh tế, góp phần giải phóng người lao động, tạo thế ổn định về chính trị, văn hóa - xã hội ở nước ta từ 1986 đến nay

Trong 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, ASXH đã góp phần thúc đẩy TBXH thông qua phát triển kinh tế, góp phần giải phóng người lao động, tạo thế ổn định về chính trị, văn hóa - xã hội, thể hiện ở những điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, an sinh xã hội góp phần thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Đường lối chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về ASXH thông qua những chính sách về lao động việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội,… đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của LLSX, tăng trưởng kinh tế của đất nước. Điều đó được thể hiện trên các mặt chủ yếu sau:

Một là, thông qua Chương trình việc làm quốc gia; Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, các ưu đãi về tín dụng kết hợp với đào tạo và giới thiệu việc làm để hỗ trợ tạo việc làm và tìm kiếm việc làm cho người lao động đã góp phần thực hiện tốt chức năng của ASXH, thúc đẩy TBXH.

Tính đến tháng 9/2014, tổng nguồn vốn tích lũy của Quỹ quốc gia giải quyết việc làm là 4.363 tỷ đồng. Bên cạnh đó, có 51 tỉnh, thành phố đã thành lập Quỹ việc làm địa phương với số vốn khoảng là 1.729 tỷ đồng. Doanh số cho vay bình quân mỗi năm từ 2.000 - 2.500 tỷ đồng/năm, góp phần hỗ trợ giải quyết việc làm cho khoảng 100 -120 nghìn lao động/năm [126; 127; 128; 129; 130;

137; 140; 145; 146]. Trong giai đoạn 2003-2010, thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội, Nhà nước đã cấp bù lãi suất cho vay tín dụng ưu đãi khoảng 6.196 tỷ đồng cho phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống góp phần thực hiện giảm nghèo và học tập nâng cao trình độ.

Chính phủ đã ban hành trên 20 chính sách tín dụng ưu đãi, sử dụng cơ chế vay tín dụng thông qua các chương trình, tổ chức, hội đoàn thể để hỗ trợ người nghèo, người dân tộc thiểu số, người lao động bị mất việc làm, người lao động có đất phải chuyển đổi mục đích sử dụng, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, thương nhân hoạt động thương mại tại các vùng khó khăn, người có thu nhập thấp phát triển sản xuất, tín dụng cho học sinh, sinh viên, v.v.. Đặc biệt, những năm qua, thông qua hệ thống các chính sách ASXH đã hỗ trợ tạo việc làm đối với người tàn tật trên cơ sở Pháp lệnh về người tàn tật và thành lập các quỹ việc làm dành cho người tàn tật. Giai đoạn 1999 - 2004, có gần 19.000 người;

giai đoạn 2005 - 2008 mỗi năm có khoảng 8.000 người khuyết tật được học nghề.

Trong 5 năm (2010 - 2014), cả nước có khoảng 120.000 người khuyết tật được hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm. Trong đó có 100.000 người được hỗ trợ dạy nghề, trên 2.500 người được vay vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, gần 19.300 người được tư vấn học nghề và giới thiệu việc làm. Hiện tại, thống kê cho thấy, cả nước hiện có 1.130 cơ sở dạy nghề có tổ chức dạy nghề cho ngừi khuyết tật, trong đó có 744 cơ sở công lập, 386 cơ sở tư thục [126; 127; 128;

129; 130; 137; 140; 145; 146]. Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo cũng đã dành hàng trăm tỷ đồng kinh phí cho việc đầu tư xây dựng cơ sở, hỗ trợ dạy nghề cho người khuyết tật mỗi năm.

Hai là, các chính sách hỗ trợ, trợ giúp đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là một trong những giải pháp để tạo việc làm gắn với xóa đói giảm nghèo bền vững. Trong những năm qua, Nhà nước đã hình thành một hệ thống chính sách về đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, phát triển quỹ việc làm ngoài nước, xây dựng các chương trình trọn gói từ đào tạo, cho vay tín dụng đến hỗ trợ người lao động khi về nước (Đề án hỗ trợ 62 huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động, Quyết định của Thủ tướng về thành lập, quản lý và sử dụng quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước, đề án dạy nghề cho lao động đi làm việc ở nước ngoài đến 2015, cho vay đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài…). Kết quả, số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài tăng đều hàng năm. Từ năm 2006 đến nay, bình quân mỗi năm đưa được khoảng 83 nghìn lao động, trong đó khoảng 80% là lao động thanh niên, người dân nông thôn. Giai đoạn 2010-2015 đã có 450.000 người được đưa đi lao động nước ngoài [145;

146]. Việc đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài không chỉ giải quyết việc làm, tăng thu nhập mà thông qua đó còn nâng cao trình độ tay nghề của người lao động góp phần thúc đẩy, nâng cao trình độ của lực lượng sản xuất khi đối tượng lao động này hết thời hạn về Tổ quốc tham gia vào quá trình sản xuất trong nước.

Với những chính sách về việc làm, hỗ trợ tìm kiếm việc làm, những năm qua, ASXH đã góp phần tích cực vào việc thúc đẩy sản xuất phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước từ đó thúc đẩy TBXH. Minh chứng cho các thành quả mà hệ thống ASXH đã gia tăng thúc đẩy LLSX phát triển một cách rõ nét nhất là tốc độ tăng trưởng kinh tế. Giai đoạn 1986-1990, công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng, GDP tăng 4,4%/năm. Giai đoạn 1991-1995 GDP bình quân tăng 8,2%/năm. Giai đoạn 1996-2000 mặc dù cùng chịu tác động của khủng hoảng tài chính khu vực, thiên tai nghiêm trọng

xảy ra liên tiếp nhưng chúng ta vẫn duy trì được tốc độ tăng GDP đạt 7%. Bình quân từ năm 1991-2000 GDP tăng 7,6%/năm. Giai đoạn từ 2001-2010 GDP tăng bình quân 7,26% . Giai đoạn 2011-2015 đạt 5,91%. Tính chung cho cả giai đoạn GDP tăng bình quân gần 7%, trong đó có tới 20 năm liên tục GDP tăng bình quân 7,43% [126; 127; 128; 129; 130; 137; 140; 145; 146]. Thành tích này nếu so sánh thấp hơn Hàn Quốc, Singapore, nhưng cao hơn hầu hết các nước khu vực ASEAN còn lại. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Như vậy, phát triển kinh tế là cơ sở cho ASXH, biểu hiện ở sự tăng mức sống của con người, tức là kinh tế phải tăng trưởng làm cho GDP bình quân đầu người tăng lên. An sinh xã hội còn góp phần giảm khoảng cách giàu nghèo, ở trình độ phát triển giữa các vùng giảm thiểu chênh lệch. Muốn vậy, kinh tế phải tăng trưởng mới có thể tạo điều kiện vật chất để thực hiện các chương trình xoá đói giảm nghèo, đầu tư cho phát triển ở các vùng còn lạc hậu. An sinh xã hội còn thể hiện vai trò nâng cao dân trí, học vấn, phục vụ y tế, mở rộng các loại phúc lợi xã hội. Một mặt ASXH xác định các nhu cầu mới của đời sống xã hội, đòi hỏi nền kinh tế phải đáp ứng. Mặt khác ASXH thể hiện ở mức sống của con người tăng lên, trình độ học vấn, dân trí tăng lên, công bằng xã hội tốt hơn... làm cho xã hội ổn định, khả năng lao động sáng tạo và nhiệt tình lao động của con người tốt hơn, thúc đẩy kinh tế phát triển hơn. Điều đó chứng tỏ, các chính sách ASXH đã góp phần thúc đẩy TBXH.

Thứ hai, an sinh xã hội góp phần giải quyết tốt các vấn đề xã hội, thúc đẩy tiến bộ xã hội.

Hệ thống ASXH những năm qua đã góp phần giảm thiểu rủi ro cho cuộc sống con người, thúc đẩy TBXH. Vai trò quan trọng nhất của ASXH trong việc giải quyết các vấn đề xã hội là thông qua trụ cột chính của ASXH là các hình thức bảo hiểm, như BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, cứu trợ và trợ giúp xã hội, ưu đãi xã hội... Điều này góp phần bảo đảm an toàn cho các thành viên xã hội khi họ gặp phải rủi ro mà bản thân không tự khắc phục được như: thất nghiệp,

người thiếu việc làm, người có thu nhập thấp, người già, người tàn tật, trẻ em mồ côi, người nghèo ở những vấn đề cơ bản sau:

Đối với lĩnh vực BHXH: Trong 30 năm đổi mới, BHXH đã thể hiện rõ vai trò bảo đảm an toàn cho đời sống của các thành viên xã hội, vì sự phát triển hài hòa, bền vững, vì TBXH. Bảo hiểm xã hội đã bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, nhằm góp phần bảo đảm an toàn đời sống của người lao động cũng như của toàn xã hội.

Có thể khẳng định rằng, dưới giác độ yếu tố cấu thành của ASXH, bảo hiểm xã hội từng bước được hoàn thiện, góp phần quan trọng vào việc phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro cho người lao động trong điều kiện kinh tế thị trường và rủi ro xã hội khác trong các trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, mất sức lao động lúc tuổi già và chết.

Đảng ta quan niệm rằng, chính sách BHXH là một trong những chính sách đảm bảo công bằng xã hội và hướng vào phát triển con người, đáp ứng mục tiêu phát triển con người trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế ở nước ta.

Do tính ưu việt của BHXH, hiện nay số người tham gia BHXH ngày càng tăng lên, góp phần ổn định và phát triển xã hội. Ở nước ta hiện nay, BHXH có nhiều loại hình và ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các cá nhân trong xã hội. Hiện có 3 loại hình BHXH là: Bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp.

Ngoài ra, phạm vi đối tượng tham gia BHXH được mở rộng. Nếu như trước đây, đối tượng BHXH của nước ta chỉ bó hẹp trong phạm vi công nhân, viên chức nhà nước và lực lượng vũ trang thì hiện nay BHXH được mở rộng tới mọi đối tượng trong toàn xã hội. Năm 2014, số người tham gia BHXH, BHYT bắt buộc: 11.451.531 người; tham gia BHXH tự nguyện: 196.254 người; tham gia BHYT: 53.218.416 người [14, tr. 1]. Đặc biệt, những năm qua, Việt Nam đã thực hiện chính sách BHYT miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, một số đối tượng

chính sách, người nghèo và hỗ trợ BHYT cho các hộ cận nghèo. Điều này đã tạo điều kiện chăm sóc tốt hơn về y tế cho các tầng lớp dân cư trong xã hội.

Từ sự phân tích trên, cùng với những thay đổi tích cực của BHXH, vai trò của ASXH đối với sự phát triển xã hội cũng được thể hiện rất rõ. An sinh xã hội đã tạo ra một lưới an toàn bảo vệ cuộc sống của các cá nhân trong xã hội, bảo đảm sự thụ hưởng, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần thúc đẩy TBXH.

Đối với lĩnh vực bảo hiểm thất nghiệp (BHTN): Bảo hiểm thất nghiệp được hiểu là biện pháp để giải quyết tình trạng thất nghiệp, nhằm trợ giúp kịp thời cho những người thất nghiệp trong thời gian chưa tìm được việc làm và tạo cơ hội cho họ học nghề, tìm kiếm công việc mới. Bảo hiểm thất nghiệp có vai trò giúp đỡ họ ổn định cuộc sống của người lao động khi bị mất việc làm thông qua việc trả trợ cấp thất nghiệp, vừa tạo cơ hội để họ có thể tiếp tục tham gia thị trường lao động. Tạo ra chỗ dựa về vật chất và tinh thần cho người lao động khi lâm vào tình trạng mất việc làm. Ngoài ra, đối với người sử dụng lao động, gánh nặng tài chính của họ sẽ được san sẻ khi những người lao động tại doanh nghiệp bị mất việc làm, họ không phải bỏ ra một khoản chi lớn để giải quyết chế độ cho người lao động. Đặc biệt, trong những thời kỳ khó khăn, buộc phải thu hẹp sản xuất, nhiều người lao động thất nghiệp. Đối với Nhà nước, ngân sách nhà nước sẽ giảm bớt chi phí khi nạn thất nghiệp gia tăng trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, tạo sự chủ động về tài chính cho nhà nước.

Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) kết hợp chế độ trợ cấp tạm thời với chế độ giải quyết việc làm cho người thất nghiệp. Điều này thể hiện tính xã hội vô cùng sâu sắc, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế kết hợp hài hòa với chính sách về việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, BHTN phải vừa bù đắp thu nhập, vừa tạo động lực tích cực cho người thất nghiệp chủ động tìm cơ hội trở lại làm việc.

Ở Việt Nam, BHTN bắt đầu được triển khai thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) từ ngày 01/01/2009. Sau một thời gian triển khai,

số lượng người tham gia bảo hiểm thất nghiệp ngày càng tăng. Năm 2009 có 5,993 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp; năm 2010 số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp là 7,206 triệu người tăng 20,24% so với năm 2009;

năm 2011 số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp là 7,968 triệu người tăng 10,06% so với năm 2010; năm 2012 số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp là 8,304 triệu người tăng 4,22 so với năm 2011; năm 2013 số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp là 8.651.104 người; năm 2014 có 9.213.302 người tham gia bảo hiểm thất nghiệp [14, tr. 1].

Như vậy, với hệ thống chính sách phù hợp trên các lĩnh vực chính của giảm thiểu rủi ro, như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, ASXH đã thể hiện vai trò to lớn đối với việc thúc đẩy TBXH. Nó là cơ sở để khẳng định rằng những nấc thang của TBXH gắn liền với những nhu cầu và cuộc sống của mỗi cá nhân trong xã hội được đáp ứng theo hướng tiến bộ.

Đối với lĩnh vực trợ giúp xã hội: Trong quá trình đổi mới đất nước, trợ giúp xã hội đã góp phần đảm bảo ASXH, vì TBXH. Trợ giúp xã hội với hai nhóm chính sách là trợ giúp đột xuất và trợ giúp thường xuyên đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ thu nhập thường xuyên và đột xuất cho các đối tượng dễ bị tổn thương như người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, v.v.. góp phần ổn định cuộc sống, nâng cao năng lực phòng chống rủi ro cho họ.

Sự khác biệt giữa hệ thống này với BHXH là ở chỗ, nếu quyền lợi của BHXH chỉ được đáp ứng đối với những người trước đó đã đóng góp BHXH, thì sự bảo trợ xã hội lại thực hiện đối với những đối tượng mà quyền lợi họ sẽ nhận được khi bản thân họ không tự lo được cuộc sống tối thiểu hay sức lực của họ không thể vượt qua những rủi ro xã hội. Đối tượng trợ giúp xã hội có thể là gia đình, có thể là cá nhân hoặc được thực hiện để giải quyết khó khăn cho cả một vùng, một địa phương gặp nạn. Trợ giúp xã hội được coi là “lưới đỡ cuối cùng”

trong hệ thống ASXH. Vì vậy, nó là sự bảo vệ của cộng đồng, mang tính nhân đạo, nhân văn cao.

Trợ giúp xã hội ở Việt Nam hướng vào trợ giúp nhóm xã hội yếu thế (người già cô đơn không nơi nương tựa, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người tàn tật…) ổn định đời sống, từng bước được cải thiện và tạo thuận lợi để họ tự vươn lên hoà nhập tốt hơn vào cộng đồng. Theo đó, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng chính sách và bố trí nguồn tài chính để phát triển hệ thống trợ giúp xã hội, đồng thời huy động cộng đồng chia sẻ trách nhiệm trong việc trợ giúp đối tượng, nhất là phát triển các loại quỹ xã hội, quỹ tình thương tạo thêm nguồn lực cùng Nhà nước chăm sóc tốt hơn đối tượng theo tinh thần xã hội hoá và động viên đối tượng nỗ lực phấn đấu vươn lên hoà nhập cộng đồng, góp phần xây dựng đất nước.

Hệ thống chính sách trợ giúp xã hội bao gồm trợ giúp đột xuất (cứu trợ đột xuất), nhất là do thiên tai và trợ cấp thường xuyên cho đối tượng đặc biệt khó khăn, không có người nuôi dưỡng. Trong nhiều năm qua, chính sách BTXH đã đi vào cuộc sống, góp phần ổn định và cải thiện từng bước đời sống đối tượng.

Đặc biệt, Nghị định 13/2010/NĐ-CP ngày 27/2/2010 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 về chính sách trợ giúp các đối tượng trợ giúp xã hội đã mở rộng tới các đối tượng tàn tật nặng không có khả năng lao động không chỉ ở các hộ nghèo.

Theo thống kê của Cục Bảo trợ xã hội, Việt Nam có số đối tượng trợ giúp xã hội rất lớn, cả nước có 9 triệu người cao tuổi, trong đó khoảng trên 200 ngàn người già cô đơn, trên 500 ngàn người từ 85 tuổi trở lên; hơn 5 triệu người tàn tật, trong đó khoảng 200 ngàn người tàn tật nặng và trên 100 ngàn người tâm thần. Trong số 27 triệu trẻ em, có 1,3 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và trên 1,2 triệu trẻ em nghèo. Trong số đối tượng trên có khoảng 1,3 triệu đối tượng thuộc diện hưởng chính sách bảo trợ xã hội của Nhà nước. Từ năm 2000 đến nay số đối tượng hưởng trợ cấp liên tục tăng lên. Năm 2000 chỉ có 175.355 người được hưởng trợ cấp xã hội, (trong đó khoảng 25.000 người sống ở cơ sở BTXH và 155.355 người sống ở cộng đồng), năm 2006 đã tăng lên 470.000 người, trong đó có 27.000 đối tượng sống ở cơ sở BTXH và 448.000

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI TIẾN BỘ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ (Trang 77 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)