Tiếp tục thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo gắn với việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI TIẾN BỘ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ (Trang 147 - 150)

Chương 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT HUY VAI TRÒ

4.3.5. Tiếp tục thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo gắn với việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội

Đây là lĩnh vực ưu tiên hàng đầu trong thực hiện mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và cũng thể hiện trực tiếp mục tiêu nhân văn của TBXH và phát triển bền vững hướng tới con người. Xoá đói giảm nghèo phải gắn với việc

thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Thực tế cho thấy, không coi trọng thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội thì không thể phát triển nhanh và bền vững được. Trong điều kiện nguồn lực bảo đảm ASXH còn hạn chế trước yêu cầu đa dạng về đối tượng quan tâm, phạm vi bao trùm cần được mở rộng, bối cảnh kinh tế - xã hội có xu hướng diễn biến phức tạp, khó lường. Nâng cao nhận thức về ASXH, thực thi chính sách ASXH gắn với tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững. Không thể giải quyết vấn đề đói nghèo theo tư duy truyền thống chỉ nhằm ổn định xã hội trước mắt, tách rời giữa tăng trưởng với xóa đói, giảm nghèo. Tính cấp bách của việc đổi mới tư duy chính trị về tăng trưởng và đói nghèo còn thể hiện việc phải vượt qua nguy cơ rơi vào “ bẫy của thu nhập trung bình” của một quốc gia thoát nghèo và gia nhập vào nhóm nước có thu nhập trung bình, nhưng rồi mất mấy thập niên vẫn chưa trở thành nước phát triển. Trong một xã hội hiện đại, văn minh, sự phát triển của một quốc gia không chỉ thuần túy được đánh giá trên cơ sở sự phát triển kinh tế, mà còn dựa trên cách thức mà quốc gia đó quan tâm, chăm lo cho công dân nước mình. Tư duy mới về chính sách xóa đói, giảm nghèo, trước hết là tư duy hệ thống, tức là đặt vấn đề đói nghèo trong chiến lược chuyển sang mô hình phát triển bền vững.

Về các chương trình giảm nghèo cần thực hiện nhằm vào hai hướng đích:

Một là, tái phân bổ NSNN và các chương trình chống nghèo có mục tiêu theo vị trí địa lý nhằm chuyển nguồn lực tới các tỉnh nghèo và huyện nghèo.

Qua đó, giải quyết các vấn đề, như đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; hỗ trợ sản xuất, phát triển ngành nghề; khôi phục các ngành nghề thủ công truyền thống ở nông thôn, tạo việc làm cho người nghèo; hỗ trợ giáo dục và đào tạo;

hỗ trợ về y tế; tổ chức định canh, định cư, di dân; hỗ trợ đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn… qua đó tạo các điều kiện và cơ hội chung để người nghèo vươn lên thoát nghèo.

Hai là, các chương trình chống nghèo, đói để trực tiếp hỗ trợ các gia đình nghèo và các xã nghèo, như được tiếp cận tín dụng ưu đãi, giáo dục, y tế, cấp đất đai, nhà ở, nước sạch và các khoản trợ cấp tiền mặt cũng như thực hiện khuyến nông - lâm - ngư nghiệp, xây dựng dạy nghề cho người nghèo và xã nghèo.

Các giải pháp của lĩnh vực này là tập trung nỗ lực, đa dạng hoá các nguồn lực và phương thức để thực hiện xoá đói, giảm nghèo nhanh, bền vững, đẩy mạnh thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Tập trung vào các hoạt động hỗ trợ, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo có tư liệu và phương tiện để sản xuất, dịch vụ, bảo đảm an ninh lương thực ở cấp hộ gia điình, nâng cao thu nhập để thoát nghèo vươn lên làm giầu chính đáng. Tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như giáo dục, y tế, nước sạch, vệ sinh môi trường.

Tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 80/ NQ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020; Nghị quyết số 30a/2008/NQ- CP ngày 27 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ về Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững tại các huyện nghèo và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững;

nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ đối với hộ cận nghèo; Tiếp tục thực hiện đồng bộ, lồng ghép các chương trình, chính sách hiện hành có điều chỉnh. Sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế theo hướng khuyến khích người cận nghèo và người có thu nhập dưới mức trung bình tham gia bảo hiểm y tế;

tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước vế bảo hiểm y tế; Xây dựng mức sống tối thiểu, mức sống trung bình, chuẩn nghèo, cận nghèo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ làm cơ sở xác định các đối tượng và mức chuẩn của các chính sách ASXH, từ đó tiệm cận dần đến những quy định về chuẩn nghèo thế giới hiện nay.

Đổi mới nội dung hỗ trợ người nghèo; hoàn thiện việc theo dõi, giám sát và đánh giá các chương trình giảm nghèo; xã hội hóa nguồn lực cho xóa đói

giảm nghèo; nâng cao năng lực và điểu kiện làm việc cho đội ngũ cán bộ cơ sở để đáp ứng được yêu cầu công việc. Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ các hộ nghèo về tiền điện và các chính sách mới ban hành để đảm bảo thực hiện chi trả tiền hỗ trợ cho hộ nghèo kịp thời, đúng đối tượng. Tiến tới đổi mới căn bản chính sách trợ giúp xã hội, giảm dần chỉnh sách hỗ trợ cho không, kém hiệu quả, tạo sức ỳ, trông chờ vào sự giúp đỡ của Nhà nước, xã hội, tạo sự năng động, sáng tạo, ý chí không cam chịu đói nghèo của chính người dân.

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI TIẾN BỘ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ (Trang 147 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)