Hoàn thiện cơ chế tài chính và huy động nguồn lực cho an sinh

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI TIẾN BỘ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ (Trang 150 - 153)

Chương 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT HUY VAI TRÒ

4.3.6. Hoàn thiện cơ chế tài chính và huy động nguồn lực cho an sinh

Để tạo nguồn tài chính đủ mạnh đảm bảo thực hiện ASXH, Nhà nước cần có chính sách, cơ chế để huy động mạnh mẽ các lực lượng xã hội tham gia trực tiếp vào thực hiện ASXH vừa giảm gánh nặng về tài chính vừa tạo được sự gắn kết, phát huy được tính tích cực trọng thực hiện và quản lý các nguồn lực tài chính của ASXH. Các chính sách này trước hết cần thực hiện:

Một là, nghiên cứu khả năng chuyển đổi một số mô hình tín dụng nhỏ sang mô hình tài chính tín dụng chính thức nhằm tăng cường khả năng tiếp cận của người dân nông thôn, các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.

Hai là, hỗ trợ các sáng kiến về mô hình ASXH phi chính thức ở cộng đồng. Tổng kết và nhân rộng các mô hình có hiệu quả. Thí điểm hình thành các Quỹ phát triển thôn bản, Quỹ quản lý rủi ro cộng đồng.

Ba là, hỗ trợ phát triển các thể chế cộng đồng (các đoàn thể địa phương, các tổ nhóm tín dụng tiết kiệm, tổ liên gia đình, nhóm sở thích, nhóm sử dụng) để trở thành điểm tựa chống đỡ rủi ro cho các hộ nghèo, cận nghèo, các nhóm đối tượng đặc thù, hướng đến giảm nghèo nhanh và bền vững.

Bốn là, xã hội hóa các phong trào hỗ trợ đối tượng khó khăn: ngày vì người nghèo, phong trào tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách. Khuyến khích thành lập các tổ, hội, đoàn làm công tác cứu trợ như Hội chữ thập đỏ, Hội tương tế.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 4

Các giải pháp nhằm phát huy vai trò của ASXH đối với TBXH ở Việt Nam hiện nay, bao gồm: Đổi mới nhận thức về ASXH để phát huy tốt vai trò của ASXH đối với TBXH, trên cơ sở tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước, năng lực của các tổ chức xã hội đối với việc thực hiện ASXH vì TBXH. Thứ nhất, cần nhận thức rõ thực chất “Chiến lược an sinh xã hội Việt Nam giai đoạn 2011-2020” chính là một bộ phận cấu thành của "Chiến lược tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011-2020”. Thứ hai, cần nâng cao hơn nữa nhận thức của đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị từ trung ương tới cơ sở về vai trò của ASXH. Thứ ba, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ASXH nhằm nâng cao nhận thức về những nội dung, chức năng, vai trò, ý nghĩa của ASXH để các tổ chức, cá nhân có thể thấy được quyền và nghĩa vụ của mình trong việc xây dựng và thực thi ASXH trên những vấn đề cơ bản sau: Một là, đổi mới tư duy và tăng cường năng lực lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực an sinh xã hội vì mục tiêu tiến bộ xã hội; hai là, hoàn thiện chức năng xã hội của Nhà nước nhằm phát huy vai trò chủ đạo của Nhà nước trong quản lý phát triển ASXH thúc đẩy TBXH; ba là, nâng cao nhận thức của các tổ chức xã hội trong phát huy vai trò của ASXH đối với TBXH.

Song song với việc đổi mới nhận thức về ASXH để phát huy tốt vai trò của ASXH đối với TBXH, trên cơ sở, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước, năng lực của các tổ chức xã hội đối với việc thực hiện ASXH vì TBXH, thì điều kiện để phát huy vai trò của ASXH đối với TBXH ở nước ta trong giai đoạn mới cần phát triển kinh tế nhanh và bền vững tạo cơ sở vật chất để đảm bảo ASXH thúc đẩy TBXH, như tiếp tục hoàn thiện mô hình kinh tế - xã hội tổng quát giai đoạn 2011 - 2020, tạo cơ sở nền tảng cho ASXH vì mục tiêu TBXH; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh qúa trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, để từ đó có nguồn lực cho ASXH phát huy vai trò thúc đẩy TBXH; xây dựng và thực thi chính sách phát triển kinh tế với chính sách xã hội. Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển, tăng trưởng kinh tế đi đôi với giải quyết tốt các vấn đề ASXH vì mục tiêu phát triển con người, vì TBXH.

Để thúc đẩy TBXH, bản thân hệ thống ASXH cũng cần phải thay đổi, phát triển hơn nữa, phù hợp với thực tiễn, trong đó, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo đồng thời mở rộng sự tham gia của các đối tác xã hội thông qua các cơ chế khuyến khích, thu hút sự tham gia của các đối tượng vào cung cấp dịch vụ an sinh xã hội; hoàn thiện chính sách hỗ trợ người dân tham gia các loại hình bảo hiểm; hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội; hoàn thiện chính sách ưu đãi xã hội, đồng thời, tiếp tục thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo gắn với việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội và hoàn thiện cơ chế tài chính và huy động nguồn lực cho an sinh xã hội để thúc đẩy TBXH.

Những giải pháp trên có thể chưa đầy đủ bởi ASXH là một hệ thống đa diện và phức tạp. Tuy nhiên, nếu thực hiện các nhóm giải pháp trên một cách đồng bộ chắc chắn sẽ có tác động tích cực tới việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống ASXH, đồng thời góp phần phát huy tốt vai trò của ASXH đối với việc thực hiện TBXH ở Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI TIẾN BỘ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ (Trang 150 - 153)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)