Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
2.1.2. Quan niệm về trí thức giáo dục đại học Việt Nam
Trí thức GDĐH Việt Nam cần được tiếp cận ở quan điểm hệ thống - cấu trúc, trong mối liên hệ hữu cơ, gắn bó với trí thức và trí thức giáo dục đào tạo. Những lực lượng đó đềucó chung phương thức lao động trí ócvới tư duy độc lập, có trình độ chuyên môn nhất định để có thể sáng tạo và ứng dụng những tri thức khoa học vào cuộc sống, góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Theo chúng tôi, cần phải đứng trên góc độ triết học với các qui luật chính trị - xã hội và các qui luật giáo dục để nhận diện trí thức GDĐH Việt Nam. Đó là một lực lượng xã hội hay một nhóm xã hội - nghề nghiệp đặc thù, tiêu biểu của trí thức; là chủ thể của lĩnh vực GDĐH, có nhiệm vụ giảng dạy;
NCKH, ứng dụng, chuyển giao công nghệ; tổ chức, quản lý hoạt động sư
phạm nhằm cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao và phát triển nhân tài cho đất nước.
GDĐH ở Việt Nam có hai cấp học là đại học và sau đại học. Cấp đại học đào tạo trìnhđộ đại học và cao đẳng, cấp sau đại học đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ. Cơ sở GDĐH gồm các trường đại học và cao đẳng, ngoài ra còn có thể thực hiện ở các học viện hay viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau.Theo đó, trí thức GDĐH Việt Nam là một lực lượng xã hội,bao gồm ba bộ phận: giảng viên (chiếm số đông), cán bộ lãnhđạo, quản lý; một số chuyên viên, nhân viên của các phòng, ban tham gia trực tiếp vào quá trình giáo dục ở bậc đại học.
Nhiều người cho rằng, trí thức GDĐH phải có học vấn, học thức cao, có trình độ đào tạo sau đại học.Ngày nay, quan niệm này không sai nhưng rõ ràng là thiếu toàn diện và chưa thể khắc phục được hạn chế khó đo lường về năng lực và sự đóng góp thực tế của trí thức GDĐH. Không thể đánh giá trình độ học vấn và kết quả được đào tạo của trí thức GDĐH chỉ thông qua văn bằng, chứng chỉ. Đó không phải là căn cứ duy nhất và chủ yếu để định danh cho trí thức GDĐH ở nước ta.
Trong điều kiện hiện nay, trước tác độngmặt trái của cơ chế thị trường, khi chủ nghĩa thực dụng, vị kỷ đang chi phối đời sống con người thì hiện tượng học giả, bằng thật không còn là điều quá xa lạ trong thị trường.Có một lôgíc cần thừa nhận rằng, “thông tin và tri thức khoa học càng bùng nổ dữ dội bao nhiêu thì “tuổi thọ của văn bằng càng bị rút ngắn bấy nhiêu, nếu chủ nhân của nó không thường xuyên cập nhật được những cái mới” [10, tr.5].
Trướcbối cảnh phát triển ngày càng sâu rộng của kinh tế tri thức, nếu trí thức GDĐH Việt Nam không chứng thực được hiệu quả lao động trí óc, sáng tạo của mình bằng giá trị thực trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội thì trình độ được đào tạo của đội ngũ này tự bản thân nó cũng trở nên thiếu tính hữu dụng. Điều hệ trọng này càng trở thành hiển nhiên khi năng lực cũng như đóng góp lao động thực tế của trí thức GDĐH trở nên quan trọng hơn gấp nhiều lần so với những chứng chỉ, văn bằng mà họ có. Hơn nữa, cần
nhận thức thấu đáo rằng, học vấn và bằng cấp được đào tạo của trí thức chỉ có ý nghĩa khi giá trị của nó được đảm bảo, được chứng thực qua năng suất và hiệu quả lao động. Sẽ là siêu hình và sa vào chủ nghĩa hình thức trong đánh giá nếu tuyệt đối hóa một cách cứng nhắc tiêu chí học vấn, bằng cấp mà không xem xét nó trong mối tương quan với năng lực cũng như hiệu quả lao độngthực tế của trí thức GDĐH.
Trí thức GDĐH Việt Nam có cơ cấu đa dạng với nhiều bộ môn, nhiều phân ngành.Đại đa số trí thức GDĐH đều là giảng viên, tuy nhiên có một bộ phậntrí thức GDĐH đồng thời đóng hai vai trò: người giảng viên và nhà quản lý giáo dụcnên thuật ngữ trí thức GDĐH có thể được xem như đồng nhất với thuật ngữ nhà giáo ở bậc đại học. Điều này khách quan đòi hỏi nhân cách của trí thức GDĐH ở nước ta phải là sự tổng hợp những biểu hiện nhân cách nổi trội của người trí thức nói chung và nhà giáo đại học nói riêng. Ở đó, trìnhđộ chuyên môn sâu rộng của người trí thức, nghiệp vụ, năng lực sư phạm bậc cao của nhà giáo, phẩm chất chính trị, đạo đức của nhà khoa học, lý tưởng “trồng người” của nhà giáo phải được hòa quyện, gắn bó với nhau để đạt tới sự thống nhất, đồng điệu trong một chỉnh thể nhân cách - người kỹ sư tâm hồn, nhà khoa học sư phạm. Sự kết hợp đó sẽ trở thành điều kiện cốt yếu để mỗi trí thức GDĐH Việt Nam có thể tự biểu hiện trước người học như một nhân cách, một tấm gương sáng để sinh viên noi theo.
Trong tính chỉnh thể của chính nó, nói đến trí thức GDĐH Việt Nam không thể chỉ nhắc đến cá thể một người mà còn là đội ngũ, tức là bao gồm cả một thế hệ hoặc nhiều thế hệ tạo thành cộng đồng xã hội và được tổ chức thành lực lượng thống nhất. Đây là cộng đồng xã hội của những người có cùng một nghề nghiệp, đó là dạy học và nghiên cứu; cùng có một môi trường, địa bàn để tự biểu hiện mình đó là trường đại học, có thể là trường công lập, ngoài công lập, cũng có thể là trường cao đẳng, các học viện hay viện nghiên cứu. Nói chung, đó là cộng đồng trí thức đặc thù. Họkhông chỉlà nguồn lực trí tuệ của quốc gia mà còn là lực lượng căn bản, chủ yếu và có ý nghĩa quyết định nhất đến quá trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước
đồng thời tham gia hoạch định đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện chủ trương GDĐH trong thực tiễn nhà trường và các cơ sở đào tạo, NCKH.
Trong giai đoạn hiện nay, việc hình dung diện mạo nhân cách của trí thức GDĐH ở nước ta đòi hỏi phải nhìn nhận họ đồngthời với hai tư cách:
Trước hết, họ là một công dânmà đây là công dân sinh sống trong điều kiện đổi mới, có dân chủ hóa, có Nhà nước pháp quyền đang trên con đường hoàn thiện. Hơn nữa, là người thầy thì trí thức GDĐH phải là tấm gương sáng cho học trò cho nên họ là công dân gương mẫu chấp hành pháp luật bằng tất cả sự giác ngộ trí tuệ của mình, bằng lý trí, bằng tình cảm, gắn liền giữa tình cảm yêu nước, yêu dân với giác ngộ lý tưởng về chủ nghĩa xã hội để xây dựng một Tổ quốc Việt Nam giàu đẹp, văn minh, hiện đại, sánh vai với các cường quốc như mong muốn của Hồ Chí Minh.
Tư cách thứ hai của trí thức GDĐH Việt Nam - họ là người lao động mà đây là lao động trí óc trong điều kiện kinh tế tri thức phát triển sâu rộng, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập, cạnh tranh. Bởi vậy, trí thức GDĐH Việt Nam chân chính cần có ý thức và tinh thần dân tộc, tự giác nhận lấy trách nhiệm của mình trong việc nâng cao trình độ cho dân chúng; đem tài năng, trí tuệ, sức lực và nhiệt tâm của mình phụng sự cho sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng và phát triển những thế hệ con người mới xã hội chủ nghĩa cho quốc gia, dân tộc.
Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, trí thức GDĐH đang là nguồn nhân lực đặc biệt quan trọng đối với việc đẩy mạnh CNH, HĐH trước đòi hỏi ngày càng cao của kinh tế tri thức, của quá trình hội nhập và quốc tế hóa GDĐH.Trên ý nghĩa đó, vai trò, nhiệm vụcủa đội ngũ trí thức GDĐH Việt Namngày càng được định hình rõ nét:
Một là, trí thức GDĐH Việt Nam phải trực tiếp gắn kết đào tạo với NCKH, liên kết các hoạt động của nhà trường với sản xuất và dịch vụ cộng đồng thông qua giảng dạy, nghiên cứu ứng dụng, triển khai có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào giảng dạy, học tập và đời sống cộng đồng.
Hai là, trí thức GDĐH Việt Nam là lực lượng nòng cốt trực tiếp xây dựng nền Giáo dục đại học Việt Nam tiên tiến, góp phần quan trọng vào chấn hưng giáo dục nước nhà.Tác động và quyết định đến chất lượng GDĐH có nhiều yếu tố khác nhau nhưng tâm điểm của mọi nguồn lực lại thuộc về vai trò của trí thức nhà giáo, bởi chỉ có họ mới giải quyết được những thách thức trong chất lượng đào tạo nguồn nhân lực; trong chức năng sản xuất, tái sản xuất ra “hàng hoá” với sản phẩm đặc biệt: Con người trí tuệ. Họ là lượng xung kích, là những chiến sĩ trên mặt trận nâng cao chất đào tạo đại học hướng vào mục tiêu: tạo bước chuyển mạnh về phát triển nguồn nhân lực, đưa giáo dục đại học nước ta thoát khỏi tình trạng lạc hậu so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Ba là, với tư cách là nguồn lực trí tuệ, trí thức GDĐH Việt Nam trực tiếp tham gia vào quá trình đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng đội ngũ chuyên gia, những nhà khoa học đáp ứng yêu cầu về chất lượng lao động của nền kinh tế - xã hội và yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cùng với đó, trí thức GDĐH Việt Nam cũng trực tiếp thực hiện việc bồi dưỡng và gây dựng các tài năng khoa học, hình thành và phát triển ở thế hệ trẻ những nhân cách sáng tạo, trung thực, có hoài bão lớn, có bản lĩnh chính trị, bản lĩnh khoa học vững vàng đủ sức tạo động lực trực tiếp cho quá trình CNH, HĐH đất nước.
Bốn là, trí thức GDĐH Việt Namgóp phần nâng cao tiềm lực khoa học - công nghệ quốc gia. Với trình độ học vấn cao, chuyên môn sâu, đội ngũ trí thức GDĐH ở nước ta phải đóng vai tròđộng lực thúc đẩy việc nâng cao tiềm lực khoa học - công nghệ bằng nỗ lực khai sáng, quảng bá thông tin, tri thức, thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ trong nhân dân và đời sống xã hội.
Họ là lực lượng tiên phong và có sức ảnh hưởng lớn đến đổi mới tư duy, xây dựng phong cách tư duy khoa học nâng cao năng lực trí tuệ của con người để làm chủ được những công nghệ tiên tiến của thế giới, khai thác nó một cách hợp lý và hữu ích vào việc tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy tiến bộ xã hội, từng bước phát triển lý luận, gây dựng nền khoa học- công nghệ tiên tiến của nước nhà.
Năm là, trí thức GDĐH Việt Nam là lực lượng đem tài năng sáng tạo, nhiệt huyết, trách nhiệm của mình vào việc xây dựng các luận cứ khoa học làm cơ sở cho việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là các chính sách giáo dục đại học, phát triển và chuyển giao khoa học - công nghệ.