Chương 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
4.2.6. Đổi mới căn bản công tác quản lý, coi trọng kiểm định chất lượng lao động của đội ngũ trí thức giáo dục đại học
Quản lý, kiểm định chất lượng lao động của trí thức GDĐH có vai trò to lớn đối với việc tạo lập các động lực thúc đẩy tính tích cực lao động của mỗi nhà giáo.Trên thựctế, công tác quản lý, kiểm định GDĐH ở Việt Nam đã từng bước được đổi mới.Tuy nhiên vẫncòn bộc lộkhông ít yếu kém, hạn chế từ cơ chế, chính sách đến qui trình quản lý ở các cấp; từ việc triển khai công tác đánh giá, kiểm định chất lượng các trường đại học đến việc sử dụng kết quả kiểm định vào mục tiêu nâng cao chất lượng lao động của từng nhà giáo.
Điều này đòi hỏi phải chú trọng đến khâu quản lý - một lĩnh vực đang đặt ra yêu cầu cấp bách cần phải có tư duy đổi mới cùng với những cải cách sâu rộng, mạnh mẽ theo xu hướngdân chủ, thống nhất, tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hộicủa các cơ sở GDĐH ở nước ta trong bối cảnh hội nhập và gia tăng cạnh tranh.
Quản lý chất lượng lao động của trí thức GDĐH cần đảm bảo các yêu cầu sau:
Một là, chất lượng lao động của trí thức GDĐH là sự thỏa mãn hay đáp ứng nhu cầu của thị trường, của các chủ thể thụ hưởng sản phẩm GDĐH.
Đây phải là yếu tố chính quy định việc thiết kế danh mục các chuyên ngành đào tạo, các chương trình, tài liệu phục vụ dạy, học và chuẩn đầu ra theo nhu cầu xã hội. Đối với mỗi cơ sở đào tạo, công khai chuẩn đầu ra đã trở nên thật sự cần thiết. Đó là cam kết bảo đảm chất lượng của cả hệ thống, của từng cơ
sở đào tạo; là căn cứ giám sát, đánh giá chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH ở nước ta hiện nay.
Hai là, chất lượng lao động của trí thức GDĐH phụ thuộc vào các yếu tố đầu vào. Do đó, muốn có chất lượng đầu ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như lãnh đạo các trường đại học không thể thuần túy quản lý theo mục tiêu mà cần quản lý theo quá trình, trong đó chú trọng đến các điều kiện đảm bảo chất lượng lao động của trí thức GDĐH.
Ba là, cần tăng cường phân cấp quản lý chất lượng một cách cụ thể, rõ ràng, tránh tình trạng chồng chéo giữa các cơ quan quản lý. Mục đích của công tác quản lý là nhằm thiết lập chất lượng, kỷ luật lao động mới trên cơ sở tự giác, nghiêm minh, phát huy tính tích cực, tự giác và trách nhiệm của mỗi trí thức nhà giáo. Về vấn đề này, Chính phủcần phải cải cách thể chế quản lý theo hướng xác định tư cách tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội của trí thức nhà giáo, chuyển trọng tâm quản lý từ quản lý hành chính trực tiếp sang quản lý chất lượng, quản lý vĩ mô như: sử dụng các biện pháp hành chính cần thiết, lập pháp, qui hoạch, phục vụ thông tin, chỉ đạo chính sách. Chính phủcần xác định cơ chế điều tiết thị trường của GDĐH để trường đại học liên hệ trực tiếp với xã hội, với thị trường lao động và chịu sự giám sát của xã hội về giá trị văn bằng cũng như chất lượng đào tạo.
Đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng lao động của trí thức GDĐH cần tập trung vào hai vấn đề chính: quản lý đội ngũ trí thức nhà giáo và quản lý hoạt động lao động của họ.
Quản lý trí thức GDĐH bao gồm các vấn đề: đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng một cách hợp lý giữa yêu cầu của thực tiễn với thực trạng đội ngũ trí thức GDĐH, khắc phục nhanh chóng sự hẫng hụt đội ngũ cán bộ trình độ cao và tình trạng “chảy chất xám” đồng thời phải có chính sách đãi ngộ thỏa đáng theo cống hiến của trí thức GDĐH.
Quản lý lao động của trí thức GDĐH gồm tổ chức giao nhiệm vụ, đảm bảo quá trình thực hiện nhiệm vụ và đánh giá kết quả thực hiện theo hướng dân chủ, khách quan, công bằng. Quản lý chất lượng lao động của trí thức
GDĐH cần gắn liền với việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực làm phương hại đến kết quả hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của trí thức nhà giáo, góp phần tạo lập môi trường dân chủ, công bằng, kỷ cương cho lao động sáng tạo của trí thức GDĐH.
Kiểm định chất lượng lao động của trí thức GDĐH được xem là biện pháp quản lý hiệu quả nhằm xác định một cách có hệ thống giá trị lao động của giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục trong tổng thể các hoạt động sư phạm. Một cơ chế hay phương thức kiểm định chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH đảm bảo tính khoa học, phù hợp tự nó sẽ không phải là vật cản mà góp phần làm lành mạnh hóa động cơ phấn đấu của mỗi trí thức nhà giáo. Trong nền kinh tế thị trường, thiếu cơ chế kiểm định chất lượng đồng nghĩa với việc buông lỏng quản lý. Trên thực tế, khó có ngành nghề nào lại đòi hỏi trách nhiệm lao động nghiêm ngặtở mức độ cao như nghề dạy học, bởi lẽ sai phạm của nó có thể dẫn đến những sản phẩm kém chất lượng, thậm chí là những sản phẩm hỏng mà sản phẩm của giáo dục - đào tạo lại là con người nên xã hội không thể chấp nhận. Đặt vấn đề coi trọng kiểm định chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐHlà xuất pháttừ yêu cầu cần tạo lập cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới, từ thực tiễn mở rộng qui mô đào tạo, từ yêu cầu cấp thiết phải tạo lập thương hiệu của GDĐH Việt Nam trướcxu thếhội nhập quốc tế, cạnh tranh và phát triển bền vững.
Công tác kiểm định cần phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:
Một là, để đảm bảo tính khoa học trong kiểm định, vấn đề đặt ra là cần phải thiết lập bộ tiêu chuẩn chất lượng lao động của trí thức GDĐH trên cơ sở những minh chứng cụ thể, có tính xác thực để lượng hóa các tiêu chí một cách tường minh. Cần thay thế cách đánh giá trí thức GDĐH dựa trên tiêu chí hành chính đơn thuần bằng việc đánh giá dựa trên kết quả lao động với lượng thông tin đa chiều, bao hàm được chức trách, nhiệm vụ, mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của nhà giáoở bậc đại học.
Hai là, hiệu quả kiểm định chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH còn phụ thuộc vào mục đích của việc sử dụng kết quả kiểm định như một cơ sở khoa học làm căn cứ cho các quyết định quản lý:bố trí, sử dụng, bổ
nhiệm, đề bạt hay đào tạo, bồi dưỡng hoặc xét nâng ngạch, nâng lương trước thời hạn; thậm chí là sa thải những giảng viên yếu kém, không đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng lao động đã cam kết. Đây là vấn đề chứa đựng sự nhạy cảm, phức tạp nhưng nếu không thực hiện thì khó có thể tạo ra sự chuyển biến tích cựctrong chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH ở nước ta hiện nay.
Ba là, khi GDĐH Việt Nam đang tham gia vào tiến trình hội nhập thì tiêu chí kiểm định chất lượng lao động của trí thức GDĐH cần thiết phải tiếp cận với trình độ, tiêu chuẩn kiểm định quốc tế. Yêu cầu này sẽ góp phần khắc phục tư tưởng tự mãn, thiếu nỗ lực trong rèn luyện phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, bằng lòng với vốn tri thức, kinh nghiệm, năng lực hiện có của bản thân trí thức nhà giáo.
Thực chất kiểm định chất lượng lao động của trí thức GDĐH là đo lường mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục của giảng viên và cán bộ quản lý.
Do vậy, các biện pháp quan trọng hiện nay cần tập trung tiến hành là:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo cầnban hànhchuẩn chất lượng lao động của trí thức GDĐH , bổ sung và thực hiện nghiêm túc tiêu chí đánh giá ngoài thông qua tổ chức đánh giá độc lập, có tư cách pháp nhân và chuyên sâu về đo lường, đánh giá, kiểm định chất lượng lao động của trí thức GDĐH nhằm đảo bảo tính khách quan, trung thực, tin cậy. Tổ chức đó gồm các cơ quan doanh nghiệp, công ty sử dụng sản phẩm của GDĐH, các đơn vị đánh giá độc lập, những cơ sở đào tạo khác ở trong nước và quốc tế. Kết quả đánh giá cần thiết phải lượng hóa bằng con số hay thứ hạng để phản ánh một cách tường minh chất lượng lao động của trí thức GDĐH.
- Thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nhanh chóng triển khai việc giảng viên đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo nhà trường, các cán bộ quản lý để tiến tới kiểm định chất lượng lao động của đội ngũ này trong từng cơ sở đào tạo.
- Các trường đại học có trách nhiệm xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo đảm chất lượng; định kỳ đăng ký kiểm định; tự đánh giá, công khai các điều kiện bảo đảm chất lượng và kết quả kiểm định chất lượng.
Kết luận chương 4
Chất lượng lao động của trí thức GDĐH là vấn đề có ý nghĩa quyết định đến sự tồn vong và phát triển của bản thân các trường đại học ở nước ta hiện nay. Vị trí, vai trò của trí thức GDĐH càng quan trọng bao nhiêu thì sự yếu kém, thiếu hụt trong chất lượng lao động của đội ngũ này càng gây hậu quả tiêu cực bấy nhiêu. Thực tiễn đã và đang chín muồi yêu cầu khách quan, bức xúc của một cuộc cải cách GDĐH theo hướng hiện đại hóa. Nó đòi hỏi phải đặt vấn đề nâng cao chất lượng lao động của đội ngũ trí thức nhà giáo lên hàng đầu và giải quyết trên tinh thần khoa học và cách mạng. Đó là phương thức để vượt lên tình trạng lạc hậu, bất cập, suy thoái của GDĐH trong điều kiện đã xuất hiện kinh tế tri thức và toàn cầu hóa mà ta không thể lảng tránh, càng không thể không chuẩn bịcho mình hành trang cần thiết để chủ động hội nhập.
Thực chất nâng cao chất lượng lao động của trí thức GDĐH là nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực lao động, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp để mỗi trí thức nhà giáo đem tài năng, nhiệt huyết, phục vụ mục tiêunâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Nâng cao chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH được xác định là trách nhiệm lớn lao của toàn xã hội.Trong mức độ đầy đủ, chất lượng lao động của trí thức GDĐH chỉ được được đảm bảo trên cơ sở định hướng từ những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo; từ cơ chế tổ chức, quản lý kết hợp với việc kiểm tra, giám sát chất lượng lao động đến hoạt động tự giác, trách nhiệm, sáng tạo của đội ngũ trí thức nhà giáo. Cần thiết phải có những tác động đồng bộ, tổng hợp nhằm khuyến khích mỗi trí thức GDĐH nâng cao nhiệt tình và trách nhiệm nghề nghiệpvà phát triển tính sáng tạo, tâm huyết trong sự nghiệp “trồng người”.