Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
2.3.2. Quan niệm về chất lượng lao động của đội ngũ trí thức giáo dục đại học
Chất lượng lao động của trí thức GDĐH là một khái niệm đa chiều, bao trùm chức trách, nhiệm vụ của nhà giáo ở bậc đại học, biểu hiện kết quả tổng hợp các mặt hoạt động nghề nghiệp của người giảng viên. Theo đó, lao động của trí thức GDĐH được đánh giá là có chất lượng nếu nó tuân thủ, đáp ứng các tiêu chuẩn được xác định hoặc đạt được mức độ nào đó mục tiêu của GDĐH. Biểu hiện phổ quát nhất trong chất lượng lao động của đội ngũ này là mức độ phát triển hay khả năng đáp ứng thị trường, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong nước cũng như hội nhập quốc tế của nguồn nhân lực được đào tạo. Điều đó được xem như thước đo căn bản để đánh giá chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH trong điều kiện hiện nay. Với tư cách là kết quả lao động trực tiếp của trí thức nhà giáo ở bậc đại học, chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo trên các mặt về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; kỹ năng lao động; phẩm chất chính trị, đạo đức sẽ được vật chất hóa và kiểm nghiệm bởi thực tiễn giảng dạy, NCKH, chuyển giao công nghệ, tổ chức quản lý giáo dục của đội ngũ trí thức GDĐH.
Quá trình dạy học theo quan niệm đổi mới hiện nay không chỉ là truyền thụ kiến thức, mà chủ yếu là giúp người học tự mình chiếm lĩnh tri thức, hình thành thái độ, kỹ năng thực hành nghề nghiệp. Vấn đề là bằng năng lực, nhân cách và hệ thống các phương pháp, người thầy phải khơi dậy, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo chiếm lĩnh tri thức vô tận của nhân loại và hình thành ở nguời học những kỹ năng lao động tương ứng với trình độ, ngành nghề đào tạo. Xét đến cùng, chất lượng lao động của đội ngũ nhà giáo đại học ở nước ta hiện nay không đơn thuần biểu hiện ở khối lượng thông tin truyền đạt mà được đánh giá cao ở mức độ và hiệu quả hình thành năng lực nhận thức, tư duy, thực hành cũng như khả năng tự tạo việc làm hay khả năng thích ứng và hội nhập quốc tếcủa sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Chất lượng NCKH, chuyển giao công nghệ của đội ngũ trí thức GDĐH được biểu hiện ở mức độ sáng tạo, hiệu quả triển khai, ứng dụng kết quả nghiên
cứu, những phát minh, sáng kiến vào thực tiễn công tác đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường cũng như nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
Chất lượng hoạt động lãnh đạo, quản lý của đội ngũ trí thức GDĐH được phản chiếu ở hiệu quả xây dựng, triển khai, giám sát việc thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập, NCKH và chuyển giao công nghệ của đội ngũ trí thức giữ chức vụ lãnh đạo trong nhà trường. Mặt khác, nó còn biểu hiện ở kết quả và mức độ đóng góp của trí thức GDĐH trên một số công tác kiêm nhiệm như cố vấn học tập,chủnhiệm lớp, công tác đoàn, hội.
Chất lượng lao động của trí thức GDĐH không chỉ biểu hiện ở việc đảm trách số lượng công việc mà quan trọng hơn, nó phải được phản ánh qua chất lượngcác công trình khoa học hay những công việc kiêm nhiệm được giao trong quản lý giáo dục hoặc “kết quả (đầu ra) của quá trình đào tạo và được thể hiện qua các phẩm chất, giá trị nhân cách, giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu đào tạo”[148, tr.184]. Trong đó,tỷ lệ việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp,mức độ đáp ứng yêu cầutại các vị trí làm việc cụ thể, khả năng phát triển nghề nghiệp, vai trò của nguồn nhân lực được đào tạo đối với sự phát triển kinh tế - xã hội được xem là thước đo quan trọng để đánh giá chất lượng lao động của trí thức GDĐH.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, chất lượng lao động của trí thức GDĐH không chỉ là đạt được tiêu chí do chính bậc học đó đặt ra mà là “sự thỏa mãn và đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng, của thị trường, của xã hội” [145, tr.313] và được đảm bảo bằng chất lượng của tất cả các yếu tố hợp thành lao động của trí thức nhà giáoở bậc đại học.
Chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH phải được xem xét, đánh giá trong mối tương quan so sánh với chi phí giáo dục. Điều này phản ánh trực tiếp năng suất, hiệu quả lao động của trí thức nhà giáo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nhìn từ góc độ đa chiều, chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH không phải là một hiện tượng cá biệt, mà là kết quả tổng thể của những hoạt động có tính chất tương hỗ, liên quan mật thiết với nhau trong
toàn bộ quá trình giáo dục và đào tạo: Từ giảng dạy đến NCKH, từ giáo dục đạo đức đến rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, từ việc giáo dục tri thức đến giáo dục phương pháp không phải của cá thể nhà giáo riêng biệt mà là toàn thể đội ngũ với tư cách tập thể sư phạm. Điều này tuyệt nhiên không thể đồng nhất, càng không thể cá biệt hóa chất lượng lao động của một nhà giáo thành chất lượng lao động của toàn đội ngũ trí thức GDĐH. Đây là biểu hiện của mối quan hệ giữa cái chung với cái riêng và cái đặc thù đòi hỏi phải được nhận thức thấu đáo khi xem xét, đánh giá chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH.
Chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH cần phải được xem xét như là kết quả từ việc hoàn thành chức trách của đội ngũ giảng viên, đội ngũ cán bộ quản lý ở các cơ sở GDĐH với hiệu quả biến đổi trình độ, năng lực tư duy, phát triển nhân cách của người học theo hướng tích cực và tiến bộ; là đặc tính thỏa mãn tốt nhất và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng - những chủ thể hưởng lợi từ hoạt động nghề nghiệp chuyên môn của trí thức nhà giáo ở bậc đại học.
Thực tếcho thấy, chất lượng lao động của bất kỳ chủ thể nào cũng là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố như quản lý xã hội, sự tác động đồng thời của các nhân tố chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội; vật chất và tinh thần; khách quan và chủ quan. Trên ý nghĩa đó, có thể nói tới hàng loạt những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng lao động của trí thức GDĐH ở nước ta trong điều kiện hiện nay như:Hiệu lực lãnhđạo của Đảng về công tác phát triển trí thức, về khoa học giáo dục cùng với vai trò quản lý, chỉ đạo thực hiện của Nhà nước;
năng lực tổ chức, điều hành của đội ngũ trí thức GDĐH làm công tác quản lý;
điều kiện cơ sở vật chất; nội dung chương trình; cơ chế, chính sách đối với nhà giáo; bầu không khí dân chủ, tin tưởng, tôn trọng lẫn nhau; tinh thần đoàn kết, cộng tác tạo sự đồng thuận của đội ngũ trí thức nhà giáo và sự tích cực, chủ động, say mê học tập của sinh viên; đặc biệt là trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cùng với năng lực thực tế; kỹ năng nghề nghiệp; phẩm chất chính trị, đạo đức và thái độ lao động tận tâm, tận lực của mỗi nhà giáo là yếu tố có ý nghĩa quyết định nhất đến chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH.