Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
2.4.3. Nâng cao chất lượng lao động của đội ngũ trí thức giáo dục đại học nhằm khai thác tốt mọi tiềm năng, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và
Hiệu quả giáo dục - đào tạo đại học bị chi phối bởi việc khai thác tiềm năng, sử dụng hợp lý, tiết kiệm các nguồn lực của từng trường. Nếu chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH được nâng lên thì hiệu quả đào tạo của nhà trường cũng được đảm bảo. Sự liên hệ đó khăng khít, chặt chẽ tới mức, sẽ không thể có một nền GDĐH tiến bộ, hiện đại nếu chất lượng lao động của các chủ thể giáo dục còn nhiều hạn chế, yếu kém, chậm được khắc phục và đổi mới. Ở mối quan hệ này, chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH tự nó cũng đã trở thành “vật” đảm bảo, là điều kiện, tiền đề để
khai thác tốt mọi tiềm năng, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nhất các nguồn lực của GDĐH.
Thực chất nâng cao chất lượng lao động của trí thức GDĐH là nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp để mỗi trí thức nhà giáo có thể đem tài năng, sáng tạo, nhiệt huyết, trách nhiệm của mình vào việc xây dựng các luận cứ khoa học làm cơ sở cho việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là các chính sách phát triển, đổi mới GDĐH. Mặt khác, nâng cao chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH cũng là phát huy năng lực giảng dạy, NCKH cũng như năng lực tổ chức, quản lý giáo dục của mỗi trí thứcnhà giáo.
Trí thức GDĐH là chủ thể quan trọng nhất, nòng cốt nhất có ý nghĩa quyết định chất lượng giảng dạy, NCKH và là chủ thể trực tiếp của mọi yếu tố, mọi khâu trong quá trìnhđào tạo nguồn nhân lực nên chất lượng đào tạo đại học và hiệu quả đổi mới GDĐH hiển nhiên phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ nhà giáo.
Nếu không thực hiện nâng cao chất lượng lao động của trí thức GDĐH thìđồng nghĩa với việc nuôi dưỡng tư tưởng bảo thủ, trì trệ, ngại đổi mới, thiếu tích cực của đội ngũ nhà giáo. Điều này không những mâu thuẫn mà còn tác động tiêu cực đến lý tưởng nghề nghiệp của mỗi người thầy trong giai đoạn hiện nay.
Thích ứng với sự chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, từ cách quản lý bằng kế hoạch, mệnh lệnh hành chính sang giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở GDĐH, những yếu tố qui định sự phát triển bền vững của GDĐH cũng có những biến đổi nhất định. Thay vì phụ thuộc nhiều vào các nguồn lực truyền thống như cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn chi ngân sách nhà nước đã từng là yếu tố đảm bảo sự tồn tại ổn định của GDĐH thì trong xu thế toàn cầu hiện nay, yếu tố quyết định sự phát triển bền vững lại là vấn đề chất lượng, mà trước hết là chất lượng lao động của đội ngũ trí thức nhà giáo. Điều này cũng có nghĩa là sẽ không thể khai thác thác tốt mọi tiềm năng, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả các nguồn lực của GDĐH nếu chất lượng lao động của trí thức nhà giáo còn nhiều yếu kém chậm được khắc phục.
Cơ sở vật chất kỹ thuật cũng là nhân tố quan trọng góp phần đảm bảo chất lượng lao động của trí thức GDĐH. Giáo trình, tài liệu phục vụ môn học, hệ thống trường lớp khang trang, phương tiện phục vụ giảng dạy và học tập tiện nghi là điều kiện tốt để đảm bảo chất lượng lao động của trí thức GDĐH ở mức độ nhất định. Thực tế đã chứng minh, một cơ sở đào tạo đại học không thể có chất lượng đích thực nếu thiếu thốn hay lạc hậu về cơ sở vật chất kỹ thuật. Nhưng vấn đề đặt ra như một thách thức rất lớn đòi hỏi mỗi cơ sở GDĐH phải có phương pháp sử dụng, khai thác chúng một cách hiệu quả, nếu không sẽ khó tránh khỏi sự lãng phí nguồn nhân lực, vật lực. Điều này quả thực phụ thuộc rất lớn vào chất lượng lao động của đội ngũ trí thức nhà giáo, từ các chủ thể lãnh đạo, quản lý đến từng giảng viên trực tiếp đứng lớp hay đội ngũ nhân viên trong các phòng, ban của cơ sở GDĐH.
Để thúc đẩy chất lượng lao động của trí thức GDĐH cũng có thể kiếm tìm động lực từ công tác quản lý giáo dục. Quản lý là một nghệ thuật bởi vì các qui định, qui chế tác động trực tiếp đến con người và có thể động viên, khuyến khích nhà giáo hoặc có thể tạo ra những lực cản hạn chế sự say mê cống hiến, sáng tạo của cả thầy và trò. Công tác quản lý được thể hiện trên nhiều lĩnh vực nhưng tập trung nhất là ở các khâu: tuyển sinh, chương trình đào tạo, kiểm tra đánh giá chất lượng học tập giữa kỳ và cuối khóa học. Xét đến cùng, trí thức GDĐH vừa là đối tượng quản lý vừa là chủ thể quản lý. Vì vậy, không thể tìm được động lực cơ bản thúc đẩy chất lượng đào tạo đại học nếu không đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng lao động của chính chủ thể trí thức nhà giáo - với tư cách là động lực trực tiếp, nội tại.
Từ mối tương quan với các yếu tố khác trong nhà trường như mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp dạy - học, cũng có thể khẳng định, nâng cao chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH là nhân tố có ý nghĩa quyết định. Việc hiện thực hóa các yếu tố nêu trên chỉ được đảm bảo bởi hiệu quả lao động với tính tích cực, tự giác, trách nhiệm của mỗi trí thức nhà giáo.
Tựu trung lại, cả về mặt lôgic lẫn thực tiễn đều chỉ ra rằng, nếu không nâng cao chất lượng lao động của trí thức GDĐH thì việc đầu tư cơ sở vật
chất kỹ thuật, việc hiện đại hóa các phương tiện dạy học, đổi mới cơ chế, chính sách phát triển GDĐH hay đổi mới nội dung chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy cũng trở nên vô nghĩa, thậm chí còn là sự lãng phí nghiêm trọngcủa GDĐH nói riêng và quản lý kinh tế- xã hội nói chung trong điều kiện kinh phí và ngân sách đầu tư cho giáo dục còn hạn hẹp như hiện nay. Chất lượng GDĐH do nhiều yếu tố tạo thành nhưng các yếu tố khác chỉ đóng vai trò hỗ trợ, tạo điều kiện để trí thức GDĐH thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Xét đến cùng, nâng cao chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH được xem như tâm điểm không chỉ gắn bó các yếu tố của giáo dục trong một chỉnh thể mà còn quyết định trực tiếp đến hiệu quả sử dụng các nguồn lực của GDĐH.
Kết luận chương 2
Đào tạo, bồi dưỡng, cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội vốn là trọng trách của ngành giáo dục, song GDĐH bao giờ cũng giữ vai trò chủ yếu. Theo đó, trí thức GDĐH luôn có vị trí nòng cốt góp phần quan trọng vào thực hiệnmục tiêu chấn hưnggiáo dục để chấn hưngdân tộc.
Là một bộ phận của trí thức Việt Nam, trí thức GDĐH ở nước ta có đầy đủ những đặc điểm của tầng lớp trí thức nói chung. Ngoài ra, tính đặc thù trong hoạt động nghề nghiệp luôn đòi hỏi trí thức GDĐH phảitự giác đem tài năng, trí tuệ và tâm huyết phụng sự Tổ quốc, nhân dân, gắn bó thiết thân với sự nghiệp “trồng người”. Ở họ, lao động được xem như một công việc hay một giá trị mà sự phát triển, trưởng thành, hoàn thiện nhân cách của nguồn nhân lực đã trở thành mục tiêu cao nhất. Là kỹ sư tâm hồn, lao động trí óc, sáng tạo bậc cao của trí thức GDĐH là lao động khoa học sư phạm, là quá trình truyền thụ học vấn, đào tạo hướng nghiệp; dạy chữ, dạy người và dạy nghề, đào tạo thế hệ trẻ thành những công dân hữu ích cho xã hội.
Xã hội càng phát triển theo hướng văn minh hiện đại, kinh tế tri thức càng đi vào chiều sâu với tác động của qui luật cạnh tranh và hội nhập thì càng cần thiết phải định hình lao động chất lượng cao của đội ngũ trí thức GDĐH. Đó là thước đo căn bản để xác định giá trị đích thực và tính hữu ích
của lao động trí óc, sáng tạo trong khoa học sư phạm bậc cao mà trí thức GDĐH là chủ thể. Thước đo này có sức mạnh của sự thẩm định, đánh giá qua thời gian bởi thực tiễn, bởi thị trường lao động và tất cả các chủ thể có lợi ích thiết thân, gắn bó với GDĐH. Điều đó đòi hỏi phải hình thành tiêu chí đánh giá chất lượng lao động của trí thức GDĐH theo tinh thần đổi mới, đảm bảo tính chuẩn hóa làm cơ sở để nhận thức, khảo sát, đánh giá thực trạng và phát hiện những vấn đề đặt ra trong chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH ở nước ta hiện nay.
Chương 3