Tiêu chí đánh giá chất lượng lao động của đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Chất lượng lao động đội ngũ trí thức giáo dục đại học ViệT NAM. LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC (Trang 59 - 64)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

2.3.3. Tiêu chí đánh giá chất lượng lao động của đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam hiện nay

Đánh giá chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH về thực chất là sự phán đoán giá trị lao động nhằm làm rõ mức độ đóng góp trí tuệ cho xã hội của đội ngũ giảng viên và những chủ thể quản lý giáo dục ở bậc đại học.

Thực tiễn đánh giá chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH khách quan đòi hỏi giá trị phải được chuyển dịch từ phạm trù trừu tượng thành những tiêu chuẩn cụ thể.

Nguồn thông tin đánh giá chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐHlà yếu tố cần được thống nhất về mặt nhận thức và quan điểm. Trong đánh giá chất lượng lao động của trí thức GDĐH, nguồn thông tin đánh giárất phong phú và đa dạng, cơ bản nhất phải kể đến nguồn thông tin từ bản thân giảng viên, đồng nghiệp, nhà quản lý, sinh viên và các chủ thể sử dụng sản phẩm của GDĐH.

Xác định tiêu chí đánh giá chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH ở nước ta là vấn đề căn bản nhằm tạo ra sự thống nhất trong đánh giá.

Hệ thống các tiêu chí được xem như tập hợp những dấu hiệu, những yêu cầu đạt chuẩn về chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH theo mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của trí thức GDĐH; theo mong đợi của các chủ thể sử dụng sản phẩm đào tạo đại học ở nước ta hiện nay. Đánh giá chất lượng lao động của đội ngũtrí thức GDĐH cần tập trung vào các tiêu chí cơ bản sau:

Một là, mức độ đáp ứng tiêu chuẩn nhà giáo của đội ngũ trí thức GDĐH.

Mức độ đáp ứngtiêu chuẩnnhà giáo là những yêu cầu căn bản đầu tiên, là yếu tố tiền đề để đảm bảo chất lượng lao động của trí thức GDĐH. Luật Giáo dục nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2005 qui định:

Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau:

a) Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt;

b) Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ;

c) Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;

d) Lý lịch bản thân rõ ràng [122, tr.52- 53].

Tiêu chí này được cụ thể và lượng hóa trên các phương diện chủ yếu sau:

- Về phẩm chất, đạo đức, tư tưởng: Có thể đánh giá những phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp tiêu biểu như: tôn trọng và thực hiện pháp luật, nội qui, qui định của trường, khoa, tổ bộ môn; chấp hành qui chế chuyên môn; lòng yêu người, yêu nghề; tôn trọng đồng nghiệp và sinh viên; thái độ tích cực, chủ động, tự giác, trách nhiệm trong công việc; sáng tạo, gương mẫu trong lao động. Đó là sự hòa quyện giữa tình cảm và lý trí, tạo khả năng thúc đẩy mạnh mẽ tính tích cực trong hoạt động giảng dạy, NCKH cũng như lao động quản lý của trí thức GDĐH.

- Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ bao gồm trình độ chuyên môn được đào tạo; trình độ tri thức hiểu biết về nghiệp vụ sư phạm; trình độ tri thức hiểu biết về các môn học có liên quan; trình độ ngoại ngữ, tin học và trìnhđộcông nghệ thông tin.

Hai là, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ trí thức GDĐH.

Chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH không chỉ đơn thuần được định lượng thông qua các con số cụ thể về số lượng, trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức. Hơn hết, nó được đo lường, kiểm định bởi kết quả thực tế sử dụng trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong hoạt động nghề nghiệp, để hoàn thành nhiệm vụ theo chức trách giảng viên được qui định tại điều 55 Luật Giáo dục Đại học năm2013:

1. Giảng dạy theo mục tiêu, chương trình đào tạo và thực hiện đầy đủ, có chất lượng chương trìnhđào tạo.

2. Nghiên cứu, phát triển ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ, bảo đảm chất lượng đào tạo.

3. Định kỳ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy.

4. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của giảng viên.

5. Tôn trọng nhân cách người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền lợi chính đáng của người học.

6. Tham gia quản lý, giám sát cơ sở GDĐH, tham gia công tác Đảng, đoàn thể và các công tác khác.

Mỗi trí thức GDĐH nếu thực hiện đầy đủ các hoạt động nêu trên thì có nghĩa là họ đã hoàn thành nhiệm vụ của mình. Đây là một trong những tiêu chí phản ánh trực tiếp chất lượng lao động của đội ngũtrí thức GDĐH. Không thể nói, trí thức GDĐH lao động có chất lượng cao mà không thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ nhiệm vụ chuyên môn. Nhưng hoàn thành nhiệm vụ đó ở mức độ nào lại phụ thuộc căn bản vào kết quả lao động cụ thể trên từng lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp của trí thức nhà giáo. Vì vậy, đánh giá chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH cần kết hợp phép đo giữa mức độ thực hiện và mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo chức trách của giảng viên.

Ba là, kết quả lao động thực tế của đội ngũ trí thức GDĐH.

Xét thấy, giá trị lao động của đội ngũ trí thức GDĐH không chỉ thể hiện ở mức độ trưởng thành về kỹ năng hay phương pháp truyền thụ trong giảng dạy mà còn biểu hiện rõ nét ở năng lực tìm tòi, khai thác, sử dụng, chiếm lĩnh thông tin, tức năng lực NCKH. Ở một bộ phận trí thức GDĐH đảm trách chức vụ lãnh đạo, kết quả lao động còn được đo bằng những thông số, minh chứng thể hiện năng lực quản lý giáo dục. Có thể đánh giá vấn đề này trên các tiêu chí cụthể như sau:

Chất lượng giảng dạy được quyết định chủ yếu ở sự đổi mới phương pháp, nội dung chương trình đào tạo, ở năng lực chuyên môn nghiệp vụ của nhà giáo. Những yếu tố ấy cần được chuyển hóa vào người học và biểu hiện ở mức độ thành thạo kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu thực tiễn, rộng hơn là sựphát triển toàn diện về nhân cách của người học.

Chất lượngNCKH,ứng dụng và chuyển giao công nghệ của đội ngũ trí thức GDĐH được đánh giá qua số lượng, hiệu quả kinh tế của các công trình nghiên cứu và các hoạt động chuyển giao công nghệ phục vụ xã hội. Trong bối cảnh quốc tế hóa giáo dục hiện nay, một tiêu chuẩn được đa số chuyên gia chấp nhận để đánh giá chất lượng NCKH của đội ngũ trí thức GDĐH là số bài báo được công bố trên các tập san quốc tế và sốlầntrích dẫn các bài báo khoa

học. Cùng với đó là số bằng sáng chế đã được công nhận, đăng kí với một cơ quan bản quyền quốc tế. Đó là một trong những tiêu chí cơ bản để đo chỉ số năng lực sáng tạo của đội ngũ trí thức GDĐH ở nước ta trong bối cảnh hội nhậpvà cạnh tranh.

Chất lượng quản lý giáo dục của đội ngũ trí thức được đánh giá thông qua kết quả công tác quản lý ở cấp trường, khoa, bộ môn, phòng ban; kết quả công tác chủ nhiệm lớp, cố vấn học tập, trợ lý sinh viên và các chức vụ trong công tác đoànthể.

Điều cần nhấn mạnh rằng, chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH phải được đánh giá thông qua việc làm rõ kết quả lao động của đội ngũ này trong tương quan so sánh với mức đầu tư kinh phí và các điều kiện đảm bảo như chính sách tiền lương, phụ cấp, chế độ đãi ngộ, cơ sở vật chất, kỹ thuật cũng như cơ chế, chính sách tác động đến hoạt động giáo dục đào tạo của nhà trường. Điều này phản ánh khả năng sử dụng tối ưu thời gian, sức lực, tài chính củatrí thức nhà giáo, của sinh viên và nhà nước. Đó là một yêu cầu mới rất quan trọng cần thiết phải đảm bảo khi GDĐH Việt Nam đang chủ độngtham gia vào nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Bốn là, mức độ hài lòng của giảng viên, sinh viên và các chủ thể sử dụng sản phẩm GDĐH đối với kết quả lao động của đội ngũ trí thức nhà giáo.

Có thể nói, kết quả lao động là tiêu chí đánh giá quan trọng nhưng hơn hết cần phải lượng hóa được mức độ hài lòng của các chủ thể đánh giá trên từng lĩnh vực hoạt động của đội ngũ trí thức GDĐH. Sự hài lòng của sinh viên về chất lượng giảng dạy; sự hài lòng của bản thân trí thức nhà giáo, cán bộ lãnh đạo, quản lý về kết quả lao động của chính mình và sự hài lòng của doanh nghiệp hay cơ quan tuyển dụng về nguồn nhân lực được đào tạo là tiêu chí đánh giáquan trọng góp phần làm rõ sự trùng khớp giữa kết quả lao động của đội ngũ trí thức GDĐH với những mong đợi hay những mục tiêu định sẵn của các chủ thể. Tiêu chí này không chỉ được nhiều quốc gia đặc biệt chú trọng mà đối với Việt Nam cần thiết phải xem đó làkhâu đột phá để đo lường chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH một cách khách quan, khoa

học. Yêu cầu này cấp bách được đặt ra trong điều kiện hiện nay, khi Việt Nam đang tích cực, chủ động tham gia vào thị trường quốc tế và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Hơn nữa, chúng ta đang phải đoạn tuyệt với mô hình giáo dục tập trung quan liêu, bao cấp để thực sự có nền giáo dục vận hành theo cơ chế thị trường, đào tạo theo nhu cầu xã hội, ở đó mức độ hài lòng của các chủ thể có lợi ích gắn bó trực tiếp với chất lượng GDĐH đang được đặt lên hàng đầu.

Năm là, khả năng đáp ứng của nguồn nhân lực được đào tạo đối với thị trường lao động.

Đây là tiêu chí quan trọng phản ánh chất lượng GDĐH theo định hướng nghề nghiệp, theo nhu cầu xã hội mà Đảng và Nhà nước ta đang chỉ đạo thực hiện trong giai đoạn hiện nay. Lao động của đội ngũ trí thức GDĐH đạt chất lượng cao không thể tạo ra những con người kém về trình độ chuyên môn, không đạt về phẩm chất đạo đức, yếu về kỹ năng lao động cũng như khả năng thích nghi, hội nhập. Không nên đo chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH chỉ ở những bài giảng hay hoạt động dạy ở trên lớp mà phải xem cả hệ thống tổng hợp những gì họ tác động đến sinh viên: trí tuệ, nhân cách, lối sống, đạo đức, nhất là năng lực lao động, ý chí và hoài bão lập nghiệp. Giờ đây, chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH không chỉ tính bằng lượng kiến thức đã truyền tải mà chủ yếu phải được tính bằng sự phát triển của năng lực sáng tạo, phương pháp tư duy khoa học, khả năng thích nghi và khả năng biến tri thức thành kỹ năng của người lao động. Theo đó, mức độ trưởng thành, phát triển của nguồn nhân lực chất lượng cao là dấu hiệu cơ bản để đo năng lực và giá trị lao động của trí thức GDĐH. Điều này lý giải tại sao danh tiếng, thương hiệu của một trường đại học thường gắn liền với sự thành đạtcủa sinh viên tốt nghiệp. Vì vậy, tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp; phản hồi của các cơ quan, doanh nghiệp tuyển dụng nhân lực được đào tạo đại học là thước đo trực tiếp về khả năng đáp ứng của nguồn nhân lực được đào tạo đối với thị trường lao động và yêu cầu, đòi hỏi của đất nước.

Trên đây là những tiêu chí quan trọng cung cấp căn cứ cho việc đánh giá chất lượng lao động của trí thức GDĐH theo hướng đảm bảo tính xác thực, khoa học, khách quan, minh bạch và dân chủ.

2.4. TÍNH TẤT YẾU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG CỦA ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Chất lượng lao động đội ngũ trí thức giáo dục đại học ViệT NAM. LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)