Nâng cao chất lượng lao động của đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam là đòi hỏi tất yếu từ yêu cầu phát triển của đất nước

Một phần của tài liệu Chất lượng lao động đội ngũ trí thức giáo dục đại học ViệT NAM. LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC (Trang 64 - 67)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

2.4.1. Nâng cao chất lượng lao động của đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam là đòi hỏi tất yếu từ yêu cầu phát triển của đất nước

Bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, Việt Nam phải nỗ lựcthực hiện “chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng qui mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững” [51, tr.191]. Quá trình tái cơ cấu nền kinh tế của đất nước theo định hướng nêu trên đặt ra nhu cầu rất lớn và bức thiết về nguồn nhân lực trình độ cao. Điều đó đã và đang khách quan hóa tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH với tư cách là điều kiện căn bản, có ý nghĩa quyết định trực tiếp chức năng sản xuất, tái sản xuất ra “hàng hoá” với sản phẩm đặc biệt - con người trí tuệđể phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Điều này được luận giải trên các bình diện sau:

Một là, áp lực của sự phát triển kinh tế- xã hội dựa trên cơ sở của khoa học và công nghệ đặc biệt là công nghệ cao trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã đặt ra yêu cầu rất khắt khe về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực từ các trường đại học. Nếu như trước đây, nguyên liệu thô, tài nguyên khoáng sản được xem là đầu vào chủ yếu của quá trình sản xuất thì đến nay trình độ trí tuệ của nguồn nhân lực cùng với khoa học công nghệ đã trở thành nền tảng, là nhân tố cốt lõi quyết định sự phát triển của nền kinh tế.

Hướng phát triển trong thời gian tới còn phải xuất khẩu lao động cao cấp, lao động có chuyên môn cao, “không như vậy thì việc xuất khẩu lao động cơ bắp lại rơi vào tình trạng thua thiệt chẳng khác gì xuất khẩu nguyên liệu thô” [11, tr.5]. Lôgic của vấn đề là ở chỗ, muốn đáp ứng được nhu cầu đó không phải chỉ nâng cao trình độ dân trí nói chung mà quan trọng hơn là phải đào tạo

nguồn nhân lực đủ sức đứng vững và khẳng định mình trong kỷ nguyên trí tuệ - kỷ nguyên của loại hình lao động được đào tạo chính qui với trình độ cao, chuyên nghiệp, tích cực, chủ động và sáng tạo. Công cuộc kiến thiết nguồn lực trình độ cao cho quốc gia theo tiêu chí ấy đã tất yếu qui định rằng, nâng cao chất lượng lao động của trí thức GDĐH phải được ưu tiên hàng đầu trong chiến lượcphát triển ở nước ta hiện nay.

Hai là, GDĐH Việt Nam đang ở một thời điểm đòi hỏi phải thay đổi căn bản, toàn diện và mạnh mẽ trước yêu cầu phát triển nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Giờ đây, lực lượng lao động có học vấn, học thức cao, tinh thông chuyên môn nghiệp vụ, được đào tạo cơ bản, hệ thống và hiện đại là chủ thể của hoạt động sản xuất, là yếu tố then chốt đảm bảo nền kinh tế Việt Nam phát triển theo hướnghiện đại, bền vững.

Sức ép nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tếtất yếu đặt ra yêu cầu về một cuộc cách mạng trong chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, ở đó đào tạo đại học thiên về ứng dụng, đào tạo con người năng lực thay cho con người khoa bảng cần phải trở thành hiện thực, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao với tư cách nhân lực khoa học trụ cột phải được ưu tiên, chú trọng. Tổng thể những đòi hỏiấy cho thấy, nước ta đang đứng trước thử thách lịch sử đầy khó khăn - thực hiện CNH, HĐH rút ngắn, đi tắt đón đầu những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại để phát triển lực lượng sản xuất nhưng

“điểm nghẽn” về sự thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao đang là một thực tế. Mâu thuẫn này chỉ có thể được giải quyết bằng sự cách tân trong chất lượng lao động của đội ngũtrí thức nhà giáo ở bậc đại học. Điều đóvừa có ý nghĩa nội tại được thôi thúc bởi lương tâm, bởi trách nhiệm củabản thân nhà giáo với tư cách là chủ thể lao động trong kinh tế tri thức, vừa xuất phát từ yêu cầu, đòi hỏi của quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

Ba là, việc gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) vào năm 2006 đã đòi hỏi chúng ta phải thừa nhận GDĐH là một loại dịch vụ. Theo đó, nâng cao chất lượng lao động của trí thức GDĐH đã trở thành yêu cầu cấp thiết không chỉ để đáp ứng mong muốn, nguyện vọng của chính giảng viên - người

trực tiếp thực hiện dịch vụ giáo dục mà quan trọng hơn là đáp ứng yêu cầu của khách hàng (người học, nhà đầu tư, chủ thể sử dụng sản phẩm của GDĐH). Giờ đây, mô hình phát triển bền vững của GDĐH dựa vào chất lượng đã trở thành nhu cầu thiết yếu của Việt Nam khi gia nhập vào thị trường thế giới. Chú trọng đến việc nâng cao chất lượng lao động của trí thức GDĐH là một trong những phương thức tiếp cận trực tiếp nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh của cơ sở GDĐH trên thị trường quốc tế cũng như ở thị trường nội địa.

Bốn là, xét về thực chất thì nâng cao chất lượng lao động của trí thức GDĐH là nâng cao hàm lượng trí tuệ kết tinh trong nguồn nhân lực được đào tạo. Đây là phương pháp quản lý tiên tiến cần thiết được coi trọng trước những đòi hỏi khắt khe của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa về việc tạo lập lợi ích bền vững từ chất lượng của nguồn nhân lực. Đổi mới GDĐH trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các chủ thể quản lý phải chú trọng đến chất lượng lao động của trí thức nhà giáo giống như họ quan tâm đến lợi nhuận. Đầu tư cho GDĐH là đầu tư theo chiều sâu, đầu tư cho phát triển. Điều đó tự nó đã khẳng định GDĐH là một ngành kinh tế đặc biệt, chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH là lĩnh vực cần phải ưu tiên trong chiến lược đầu tư của nhà nước. Đó là chính sách đầu tư trực tiếp cho phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, cho tăng trưởng, tiến bộ và phát triển kinh tế.Chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH càng cao bao nhiêu thì chất lượng nguồn lực trí tuệ càng có điều kiện được đảm bảo và phát triển bấy nhiêu. Sở dĩ, cần thiết phải nâng cao chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH cũng là vì lẽ đó.

Năm là, Việt Nam đang trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội với mục tiêu giải phóng, phát triển con người và đạt tới kiểu tổ chức lao động sao cho tạo ra năng suất lao động cao. Mục tiêu ấy không chấp nhận hiện trạng nguồn nhân lực hiện nay: lao động không được đào tạo đến nơi đến chốn;

thiếu hụt nghiêm trọng lực lượng chuyên gia; phương pháp đào tạo nguồn nhân lực bất cập; tình trạng học giả bằng thật, lao động hình thức, tắc trách, kém hiệu quả, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước trong bối

cảnh hội nhập quốc tế và cạnh tranh toàn cầu. Hệ quả tất yếu là năng suất lao động thấp tạo ra thách thức rất lớn đối với khả năng thuyết phục của chủ nghĩa xã hội về mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Nội lực để chứng thực tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội ở nước ta trên hết phải là nhân tố con người, là kỹ năng, thái độ và trách nhiệm lao động, là hiệu quả công việc thực tế của mỗi công dân. Điều ấy chỉ có thể được đảm bảo bởi chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH.

Một phần của tài liệu Chất lượng lao động đội ngũ trí thức giáo dục đại học ViệT NAM. LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)