Chương 3 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG CỦA ĐỘI NGŨ
3.1.1. Mức độ đáp ứng tiêu chuẩn nhà giáo của đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam hiện nay
Cùng với sự nghiệp đổi mới toàn diện ở nước ta và sự mở rộng qui mô đào tạo nguồn nhân lực, đội ngũ trí thức GDĐH Việt Nam đã không ngừng được bổ sung lực lượng, nâng cao về chất lượng, từng bước đáp ứng tiêu chuẩnnghề nghiệpvà hoàn thành nhiệm vụ theo luật định.
+ Mức độ đáp ứng về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ trí thức GDĐH.
Phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu của người giảng viên đại học. Sớm nhận thức đặc thù lao động sư phạm không đơn thuần là khoa học mà còn là nghệthuật “trồng người”, phần lớn trí thức GDĐH nước ta đều coi trọng, giữ gìn nhân cách, uy tín, danh dự của người thầy. Bối cảnh thế giới ngày nay đang diễn ra nhiều biến động chính trị lớn, sự khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội, những bế tắc trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đang tác động đến lập trường chính trị, tư tưởng của quần chúng nhân dân. Song đa số trí thức GDĐH không vì thế mà phai nhạt lý tưởng xã hội chủ nghĩa hay giảm sút niềm tin vào chế độ. Họ là lực lượng có lập trường chính trị vững vàng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong ý thức cũng như hành động, phần lớn trí thức GDĐH luôn tôn trọng và thực hiện đúng, đầy đủ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,pháp luật của Nhà nước cũng như nội qui, qui định của trường, khoa, tổ bộ môn và nghiêm túc chấp hành qui chế chuyên môn.
Tôn trọng nhân cách người học, đối xử công tâm, khách quan, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người học là yêu cầu, là nguyên tắc cơ bản trong ngành sư phạm mà phần lớn trí thức GDĐH đều nỗ lực thực hiện, xem đó là trách nhiệm, là nghĩa vụ phụng sự nhân dân. Nhìn vàođội ngũ giảng viên ở nước ta hiện nay, có thể thấy những tấm gương nhà giáo luôn hết lòng vì học sinh, vì sự nghiệp giáo dục. Không ít nhà giáo đãđể lại dấu ấn khó phaimờtrong những thế hệ học trò về tinh thần lao động nhiệt huyết, phấn đấu thi đua, học tập, lao động sáng tạo, tận tâm, tận lực trong từng tiết giảng.Đánh giá về đội ngũ trí thức GDĐH ở nước ta hiện nay, Bộ Giáo dục và Đàotạo nêu rõ: “Về cơ bản, đại bộ phận nhà giáo nước ta có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề nghiệp, có ý thức vươn lên, có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo” [169].
Nhà trường và xã hội luôn đòi hỏi “mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng cho học sinh noi theo”, điều này có lẽ bất kỳ trí thức nhà giáo nào cũng thuộc, song có thể chưa thấu suốt đầy đủ ý nghĩa, hoặc thiếu ý thức kiên trì thực hiện. Không thể phủ nhận những biến đổi thang bậc giá trị văn hóa ở phương Tây cùng với quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường ở nước ta đang ảnh hưởng sâu sắc đến tâm tư, nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân, trong đó có trí thức GDĐH. Phần lớn giảng viên luôn coi trọng nhiệm vụ giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo nhưng vẫn còn không ít nhà giáo thiếu gương mẫu trong rèn luyện đạo đức, tác phong, lối sống. Họ đặt tiền tài, địa vị, quyền chức, danh vọng cá nhân thành mục đích của lao động và cuộc sống. Quan niệm lệch lạc đó đã dẫn tới xem nhẹ việc giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo. Một bộ phận trí thức GDĐH thiếu tôn trọng nhân cách của sinh viên, chưa đối xử công bằng và tỏ rõ sự thiếu hụt văn hóa ứng xử trong quan hệ thầy - trò. Một số trí thức nhà giáo còn có biểu hiện phai nhạt lý tưởng, có thái độ bàng quan, thờ ơ về chính trị, thiếu quyết tâm vượt khó vươn lên hoàn thành nhiệm vụ. Tình trạng lao động hình thức, tắc trách thậm chí vi phạm đạo đức, lối sống ở một bộ phận nhỏ giảng viên đại học vẫn chưa được khắc phục, gây ảnh hưởng xấu tới danh dự, uy tín của trí thức nhà giáo mà xưa nay vốn được tôn vinh trong xã hội. Sự thiếu trung thực trong học tập, bao che cho những hành vi tiêu cực trong dạy, học và thi cử; tình
trạng bỏ giờ, bỏ buổi, dạy cắt xén chương trình; tình trạng thương mại hóa giáo dục ở một bộ phận nhà giáo vẫn còn tồn tại. Đó là biểu hiện tạo nên không ít phản cảm trước những tấm gương lao động tự giác, tận tâm, tận lực trong quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
Nguyên nhân của hạn chế nêu trên có thể được lý giải từ nhiều góc độ. Do bản thân trí thức GDĐH chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của những phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp đối với việc giáo dục nhân cách cho sinh viên nói riêng, đối với chất lượng lao động sư phạm bậc cao nói chung. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, lãnhđạo tư tưởng, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức nhà giáo chưa được quan tâm đúng mức. Mặt trái của cơ chế thị trường cùng với những biểu hiện tiêu cực trong đời sống xã hội đã tácđộng vào đời sống học đường, làm xói mòn giá trị đạo đức thanh cao vốn có của người thầy giáo. Hơn nữa, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm chưa được triển khaicó hiệu quả.
+ Mức độ đáp ứng trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ trí thức GDĐH.
Trong những năm qua, mạng lưới các trường đại học, qui mô sinh viên và giảng viên không ngừng gia tăng. Tương ứng với sự phát triển về số lượng là sự nâng cao về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ trí thức GDĐH. Ở tại thời điểm năm học 2012- 2013, số giảng viên có trình độ thạc sỹ, tiến sĩ, chuyên khoa I và II(đối với ngành Y) chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu trình độ của đội ngũ trí thức GDĐH ở nước ta. Điều này biểu hiện rõ qua Biểu đồ 3.1.
46.20%
0.70%
14.30%
1%
37.80%
Trình độ tiến sĩ Chuyên khoa Thạc sĩ Đại học Trình độ khác
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu trìnhđộ của trí thức giáo dục đạihọc Việt Nam năm 2012- 2013
Nguồn: Tính toán từ Số liệu thống kê về giáo dục đào tạo công bố trên Website của Bộ Giáo dục và Đào tạo www.moet.gov.vn.
Ứng với qui định của Luật Giáo dục Đại học năm 2013 về trình độ chuẩn chức danh giảng viên đại học là thạc sĩ trở lên, có thể thấy tỷ lệ giảng viên đạt tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ở nước ta là 61,2%.
Nhiều trí thức GDĐH đã vươn lên tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin, bồi dưỡng thêm ngoại ngữ nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy, NCKH. Đó là một trong những dấu hiệu không chỉ phản ánh mức độ đáp ứng của một bộ phận trí thức GDĐH về trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà còn được xem là tiền đề thúc đẩy cải biến chất lượng lao động của đội ngũ nhà giáo đại học theo hướng ngày càng đáp ứng tốt hơn những yêu cầu của thực tiễn đất nước cũng như những đòi hỏi từ bối cảnh của thời đại.
Tuy nhiên, trong các trường đại học ở nước ta, số nhà giáo có trình độ chuyên môn không qua đào tạo ở bậc sau đại học chiếm tỷ lệ không nhỏ là 38,8%. Điều này góp phần lý giải tại sao tỷ lệ tiến sĩ/giảng viên đại học nước ta tại thời điểm năm học 2012 - 2013 mới chỉ đạt 14,3% trong khi ở các trường đại học trung bình của phương Tây là khoảng 70%. Sự chênh lệch khá lớn này sẽ tiếp tục kéo dài, chậm được khắc phục nếu như công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ trí thức GDĐH nước ta không có những cách tân, đổi mới.
Hơn nữa, sự phân bố giảng viên có trình độ cao lại không đồng đều ở các trường, các khu vực và giữa các khối ngành đào tạo. Phần lớn trí thức nhà giáo có học hàm, học vị cao đều tập trung ở những thành phố với các đại học qui mô lớn. Tình trạng thiếu nghiêm trọng lực lượng trí thức GDĐH trình độ cao chủ yếu thuộc vùng miền núi phía Bắc, vùng Tây Nguyên, Đồng bằng Nam bộ, ở các trường mới hoặc các trường ngoài công lập. Đặc biệt, ở các ngành văn hóa nghệ thuật thì tỷ lệ cán bộ giảng dạy có học vị tiến sĩ rất thấp.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hụt cán bộ giảng dạy đầu ngành nhưng nguyên nhân chủ yếu là do công tác qui hoạch đội ngũ trí thức GDĐH chưa tốt, còn thiếu tính chiến lược lâu dài. Hơn nữa, có một thời gian tương đối dài, đời sống của giảng viên rất khó khăn, tuy đến nay đã được cải thiện đáng kể nhưng chế độ đãi ngộ đối với trí thức nhà giáo đại học ở thời
điểm hiện tại còn kém hấp dẫn, việc đào tạo nâng cao trình độ chưa trở thành nhu cầu nội tại, thiết yếu của mỗi cán bộ giảng dạy.