Nâng cao chất lượng lao động của đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam phải gắn với nhu cầu phát triển đất nước

Một phần của tài liệu Chất lượng lao động đội ngũ trí thức giáo dục đại học ViệT NAM. LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC (Trang 119 - 122)

Chương 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

4.1.1. Nâng cao chất lượng lao động của đội ngũ trí thức giáo dục đại học Việt Nam phải gắn với nhu cầu phát triển đất nước

Việt Nam đang trong quá trìnhđẩy mạnh CNH, HĐH, phát triển kinh tế tri thức và chủ động hội nhập quốc tế. Bối cảnh ấy đòi hỏi trí thức GDĐH phải lao động có năng suất, hiệu quả và không ngừng nâng lên để tạo ra những sản phẩm có giá trị phục vụ nhu cầu phát triển theo chiều sâu của nền kinh tế, đồng thời tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

Chất lượng lao động của trí thức GDĐH góp phần làm tăng tiềm lực trí tuệ của quốc gia, do đó trí thức GDĐH Việt Nam cần hướng lao động chuyên môn của mình tới mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Đó là nhân lực có đủ trình độ, năng lực để lao động với hiệu quả cao và có khả năng hợp tác quốc tế; có năng lực tạo nghiệp, tiến thân, lập nghiệp trong thị trường sức lao động. Đó cũng là những công dân lao động trách nhiệm, tâm huyết đem tài năng, trí tuệ và công sức của mình phụng sự nhân dân, phụng sự Tổ quốc.

Lao động của trí thức GDĐH phải hướng đến nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực thực hành, năng lực sáng tạo, năng lực ngoại ngữ và tin học cho nguồn nhân lực. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI xác định, nền giáo dục Việt Nam cầnchuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng. Đây là

định hướng quan trọng đòi hỏi trí thức GDĐH Việt Nam phải hiện thực hóa trong thực tiễn bằng chất lượng lao động của toàn đội ngũ.

Để đáp ứng nhu cầu nhân lực trình độ cao phục vụ quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH, phát triển kinh tế tri thức, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế, lao động của trí thức GDĐH cần hướng tới việc cung ứng cho thị trường 5 nhóm nhân lựctheo định hướng của Đảng, với các tiêu chí cụ thể:

- Các nhà lãnh đạo quản lý: có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức trong sáng, vì nước, vì dân, có kiến thức hiện đại, có tư duy đổi mới, có tầm nhìn xa và có kỹ năng quản lý. Đó là các công chức, chuyên viên giỏi chuyên môn, nghiệp vụ; các công nhân kỹ thuật bậc cao, sử dụng thành thạo máy móc, công nghệ hiện đại, có tác phong lao động công nghiệp và kỷ luật lao động tựgiác.

- Các nhà văn hóa, khoa họctài năng có kiến thức sâu rộng, có sức sáng tạo, góp phần thúc đẩy khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và giữ gìn phát huy bản sắc văn hóadân tộc trong quá trình hội nhậpquốc tế.

- Các doanh nhân tâm huyết với đất nước, có khả năng quản lý doanh nghiệp để tạo ra những sản phẩm hàng hóa đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

- Đội ngũ thợ lành nghềcó đủ năng lực ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuậtvà công nghệhiện đại để nâng cao năng suất lao động.

- Lực lượng lao động tinh hoa có tay nghề cao, có khả năng sử dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, có khả năng ứng dụng và sáng tạo trong lao động, đặc biệt là các chuyên gia có khả năng phát minh, sáng chế, chuyển giao công nghệ, trao đổi chuyên môn, học thuật với lực lượng chuyên gia ở các nướcphát triển.

Chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH phải hướng tới phát triển hài hòa, cân đối giữa các vùng, miền, từng bước khắc phục sự hẫng hụt đội ngũ kế cận có trình độ cao và sự mất cân đối trong cơ cấu trình độ, chức danh và năng lực giữa các vùng miền, các loại hình trường và các chuyên ngành đào tạo đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.

Lao động của trí thức GDĐH phải đáp ứng yêu cầu đa dạng hóa các cơ sở đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển công nghệ và các lĩnh vực, ngành nghề; yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Cần thiết phải chú trọngtính phù hợp giữa kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp với nhu cầu của nhà tuyển dụng. Để đáp ứng được định hướng này, vấn đề có tính cấp thiết nhất hiện nay là nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giảng viên, tạo lập mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường - doanh nghiệp- các cơ quan tuyển dụng nhân lực đào tạo đạihọc. Đây là định hướng cơ bản nhằm nâng cao mức độ phù hợp, khả năng đáp ứng nguồn nhân lực cho nhu cầu của nền kinh tế đang tăng trưởng ở nước ta hiện nay, khắc phục tình trạng đào tạo tách rời với thị trường lao động vốn tồn tại lâu nay trong các cơ sở GDĐH.

Cùng với việc mở rộng qui mô đào tạo, nâng cao chất lượng lao động của trí thức GDĐH cần tập trung xây dựng một số trường đại học đẳng cấp quốc tế. Đây là định hướng phát triển để một mặt tạo môi trường, điều kiện nâng cao năng lực giảng dạy, NCKH, quản lý của trí thức GDĐH, mặt khác tạo áp lực cạnh tranh cho trí thức GDĐH Việt Nam trong việc khẳng định giá trị lao động và thương hiệu trường đại học đối với việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Nguồn nhân lực ấy không chỉ phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu lao động có chuyên môn, có kỹ thuật, lao động trí tuệ, lao động cao cấp ở tầm chuyên gia mà đối tác đòi hỏi. Theo ý kiến của các chuyên gia, Việt Nam cần tiến hành “nâng cấp các trường đại học hiện có, hình thành các chi nhánh của các trường đại học nước ngoài và xây dựng các trường đại học mới hoàn toàn trong đó cần ưu tiên xây dựng những đại học đạt trình độ quốc tế” [75, tr.36].

Trước mắt, để nâng cao chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH cần đầu tư phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng tăng số lượng giảng viên và cán bộ quản lý GDĐH có trình độ, đủ để “đảm bảo tỷ lệ giữa sinh viên và giảng viên trong hệ thống giáo dục đại học không quá 20/1 và vào năm 2020, ít nhất 60% giảng viên có trìnhđộ thạc sĩ và 35% có trình độ tiến sĩ” [21]. Ở một yêu cầu cao hơn, phấn đấu có đội

ngũ trí thức GDĐH đủ trình độ, năng lực để có khả năng đảm trách nhiệm vụ chuyên môn và quản lý giáo dục ở một số trường, ngành đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế. Điều đó đòi hỏi phải nâng cao chất lượng lao động của trí thức GDĐH theo hướng chuyên nghiệp hóaquốc tế hóa chất lượng giảng dạy, NCKH, ứng dụng, chuyển giao công nghệ và chất lượng quản lý giáo dục, tạo điều kiện để trí thức nhà giáo tham gia tích cực vào thị trường phân công lao động quốc tế.

Nâng cao năng lực giảng dạy và NCKH, quản lý giáo dục của trí thức GDĐH phải coi NCKH là điều kiện cơ bản làm nên chất lượng đào tạo, nhất là đào tạo sau đại học; phải thực sự đặt giảng dạy, NCKH, quản lý giáo dục trong mối quan hệ tương hỗ, gắn bó chật chẽ và hướng tới cập nhật trình độ của các quốc gia có nền đại học phát triển, rút ngắn độ chênh lệch về chất lượng so với các nước trên thế giới, từng bước khắc phục tình trạng tụt hậu trong quá trình hội nhập.

Một phần của tài liệu Chất lượng lao động đội ngũ trí thức giáo dục đại học ViệT NAM. LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC (Trang 119 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)