Chương 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
4.2.4. Tạo chuyển biến căn bản trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức giáo dục đại học đáp ứng chuẩn nghề nghiệp
Tình trạng thiếu hụt trí thức nhà giáo trình độ cao cộng với sự bất cập, mất cân đối về cơ cấu hay những yếu kém về năng lực ở một bộ phận giảng viên đang đặt đội ngũ trí thức GDĐH Việt Nam trước nguy cơ tụt hậu ngày càng xa hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chủ động tìm biện pháp khắc phục nguy cơ, thách thức ấy từ việc tạo chuyển biến căn bản trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức GDĐH đã trở thành nhu cầu thiết yếu.
Đào tạo, bồi dưỡng là con đường trực tiếp nhất, là hình thức cơ bản để phát triển đội ngũ trí thức GDĐH đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của đặc thù nghề nghiệp. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực và phẩm chất đạo đức của trí thức GDĐH không thể tự phát hình thành, chín muồi ở bên ngoài giáo dục. Nó chỉ có thể là sản phẩm xã hội của quá trình đầu tư đào tạo, bồi dưỡng một cách công phu và rất lâu dài. Như vậy, đặt vấn đề tạo chuyển biến căn bản về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức GDĐH ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là xuất phát từ chính qui luật nội tại của giáo dục, từ sự thiếu hụt nghiêm trọng giảng viên có trình độ cao ở các trường đại học.
Trước hết, mục tiêu của công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trí thức GDĐH cần được xác định một cách cụ thể phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
Quan điểm xuyên suốt định hướng công tác phát triển trí thức GDĐH ở nước ta hiện nay là lấy đòi hỏi cao và tính mực thước trong khoa học sư phạm làm chuẩn để đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng độingũnhà giáo xã hội chủ nghĩa phát triển toàn diện, đủ đức, đủ tài với cơ cấu hợp lý về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực lao động. Lâu nay, chúng ta đào tạo trí thức GDĐH theo phương châm đáp ứng nhu cầu gia tăng tỷ lệ giảng viên, cán bộ quản lý có trình độ sau đại học hoặc chú trọng bồi dưỡng ngắn hạn phục vụ yêu cầu cấp bách trước mắt. Tình trạng đó dẫn đến một thực tế, công tác đào tạo, bồi dưỡng nặng về hình thức, thiếu tính chính qui, chuyên nghiệp và thiếu tính toàn diện; giáo dục, bồi dưỡng về phẩm chất đạo đức chưa được coi trọng đúng mức. Bước vào thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh quốc tế hóa GDĐH, chức năng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo chuyên gia cùng với yêu cầu chuẩn hóa trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của trí thức nhà giáo được đặc biệt quan tâm và nhấn mạnh. Xã hội càng phát triển theo hướng hiện đại, trình độ phân công lao động, chuyên môn hóa càng cao và sâu sắc bao nhiêu thì càng cần thiết phải định hình một đội ngũ trí thức GDĐH đồng bộ về chất lượng, đáp ứng những đặc thù nghề nghiệp bấy nhiêu. Giá trị cốt lõi của mỗi chủ thể nhà giáo được biểu hiện ở trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực và đạo đức nghề nghiệp.
Sự yếu kém ở bất kỳ phương diện nào cũng là mối nguy hại rất lớn đối với chất lượng lao động của trí thức GDĐH vì hệ lụy của nó là những thế hệ học trò yếu kém, trìnhđộ, năng lực không tương xứng với bằng cấp được trao.
Mục tiêu chủ yếu của công tác đào tạo, bồi dưỡng trí thức GDĐH là tạo ra sự biến đổi ở mỗi giảng viên về kiến thức, kỹ năng và thái độ, hướng tới xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục thực lực, thực tài.
Riêng độ ngũ cán bộ quản lý trường đại học phải được đào tạo và huấn luyện chuyên môn về lú luận khoa học quản lý, nghiệp vụ, kỹ năng quản lý trường đại học một cách cơ bản và hệ thống. Đặc biệt, cần thiết phải quan tâm đào
tạo, bồi dưỡng các chuyên gia đầu ngành, các trí thức tinh hoa, các tập thể khoa học sư phạm, tập trung đào tạo tài năng trẻ với sự đầu tư đủ mạnh các nguồn lực của nhà nước - một vấn đề thuộc về trách nhiệm không thể lơ là để tạo nên nguồn lực trí tuệ GDĐH ở tầm chiến lược trong tương lai.
Để xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng chuẩn nghề nghiệp còn đòi hỏi phải đổi mới nội dung chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng trí thức GDĐH.
Nếu như trước đây, công tác đào tạo, bồi dưỡng trí thức GDĐH thường chỉ chú trọng đến trình độ chuyên môn thì trong giai đoạn hiện nay, những yếu kém, thiếu hụt về nghiệp vụ sư phạm, năng lực sáng tạo, ngoại ngữ cần được khắc phục bằng sự điều chỉnh nội dung chương trìnhđào tạo, bồi dưỡng trí thức GDĐH theo hướng cân đối, toàn diện.
Quá trình phân công lao động trên phạm vi toàn cầu đang khách quan đòi hỏi ngoại ngữ phải trở thành yếu tố quan trọng không thể thiếu của mỗi chủ thể lao động. Con đường khai thác lợi thế của nước đi sau và làm giàu trí tuệ của chính mình tự nó cũng đòi hỏi phải có ngoại ngữ hỗ trợ. Đối với trí thức GDĐH Việt Nam, đóvừa là công cụ, phương tiện phục vụ cho hoạt động giảng dạy, nghiên cứu và quản lý giáo dục, vừa là yếu tố cần được chú trọng ở mức độ cần thiết trong công tác đào tạo, bồi dưỡng để xây dựng đội ngũ trí thức GDĐH đạt trình độ khu vực và quốc tế, có đủ năng lực tiếp cận tri thức khoa học công nghệ tiên tiến, mở rộng hợp tác, trao đổi học thuật với lực lượng chuyên gia ở các nước phát triển trên thế giới. Đây là vấn đề cơ bản, lâu dài, chứa đựng đầy thách thức của GDĐH ở nước ta nhưng nếu không quyết tâmsẽ phải trả giá bằng sựlạc hậu,tụt hậu ngày càng xa so với quốc tế.
Để xây dựng đội ngũ trí thức GDĐH kếtục đáp ứng chuẩn nghề nghiệp cần thiết phải tạo ra bước chuyển biến cơ bản trong chất lượng lao động chuyên môn, nghiệp vụ của lực lượng trí thức nhà giáo trẻ; tập trung hình thành các năng lực mà đội ngũ trí thức GDĐH đang thua kém, tụt hậu so với các nước, nhất là năng lực sáng tạo. Riêng trí thức GDĐH tham gia hoạt động quản lý cần phải được đào tạo bài bản theo hướng mở rộng và tăng cường tri
thức chuyên môn, kỹ năng điều hành, nghiệp vụ lãnh đạo, quản lý theo công việc mà trí thức nhà giáo đảm nhiệm.
Trước hết, mỗi trí thức GDĐH cần phải hình thành thói quen tự học, tự nghiên cứu, tìm tòi, tự làm mới, làm giàu tri thức. Không có năng lực, nhu cầu và thói quen tự làm mới vốn liếng học vấn của mình, trí thức GDĐH sẽ rơi vào tình trạng lạc hậu đến mức rất khó để có thể tồn tại được trong thế giới đương đại ngày nay.
Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trí thức GDĐH cần tạo ra được những áp lực để mỗi trí thức nhà giáo chuyên tâm vào việc học, nghiên cứu bằng việc đặt ra yêu cầu cao trong quá trìnhđào tạo và bồi dưỡng. Áp lực ấy tuyệt nhiên không phải do những thủ tục hành chính đem lại mà phải được tạo ra từ yêu cầu cao của việc tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo buộc mỗi trí thức nhà giáo phải thật sự tận tâm, tận lực gắn bó và cống hiến mới có thể hoàn thành. Nếu không đảm bảo được điều đó thì dù xét ở khía cạnh nào cũng khó có thể khắc phục được tính hình thức của chương trìnhđào tạo, bồi dưỡng.
Bộ Giáo dục và Đào tạocần cải tiến phương thức đào tạo, bồi dưỡng trí thức GDĐH theo hướng đa dạng hóa các loại hình: tập huấn cập nhật kiến thức, hội thảo chuyên đề, đào tạo tập trung và không tập trung, chính qui và không chính qui, bồi dưỡng dài hạn và ngắn hạn, đào tạo trong nước kết hợp với đào tạo ở các cơ sở đại học danh tiếng trên thế giới. Trong đó, đào tạo và bồi dưỡng phải được gắn kết với nhau thành một qui trình liên tục, thống nhất; cần có chế độ, chính sách tu nghiệp thường xuyên đối với trí thức GDĐH ở nước ngoài, trao đổi chuyên gia, học giả với các nước.
Trong những năm tới, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục đại học cần giành sự ưu tiên thỏa đáng cho hoạt động đào tạo chuyên môn sâu ở các ngành, chú trọng bồi dưỡng phương pháp giảng dạy, năng lực nghiên cứu của đội ngũ giảng viên. Đặc biệt, việc triển khai, thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách, cơ chế tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nhà khoa học giỏi, các chuyên gia nước ngoài vào đội ngũ giảng viên cao cấp của các cơ sở đại học phải được quan tâm, chú trọng đúng mức.
Đây không chỉ là môi trường rộng lớn để trí thức GDĐH có thể trao đổi chuyên môn, học hỏi kinh nghiệm và chuyển giao công nghệ với các nước tiên tiến trên thế giới mà còn là phương thức để sớm hình thành các chuyên gia trí thức GDĐH đầu ngành và cán bộ khoa học có trìnhđộ cao cho đất nước.