Chất lượng lao động của đội ngũ trí thức giáo dục đại học được đảm bảo bởi trách nhiệm của nhà giáo nhưng cơ chế kiểm tra, giám

Một phần của tài liệu Chất lượng lao động đội ngũ trí thức giáo dục đại học ViệT NAM. LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC (Trang 115 - 119)

Chương 3 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG CỦA ĐỘI NGŨ

3.2.5. Chất lượng lao động của đội ngũ trí thức giáo dục đại học được đảm bảo bởi trách nhiệm của nhà giáo nhưng cơ chế kiểm tra, giám

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực nghiên cứu là nhân tố quyết định chất lượng lao động của trí thức GDĐH, song tinh thần trách nhiệm cũng là yêu cầu quan trọng mà mỗi trí thức nhà giáo phải quan tâm đáp ứng, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi cơ chế thị trường đang chi phối đến đời sống của

con người, tác động mặt trái của nó cũng để lại không ít những tiêu cực và hệ lụy xã hội.

Trong khi kỷ luật lao động nghiêm minh, tự giác với tinh thần trách nhiệm cao sẽ dần được hình thành dưới chủ nghĩa xã hội thì việc thiếu những điều kiện đảm bảo để đặc trưng ấy chiếm ưu thế trong đời sống là một thách thức đối với quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Kiểu lao động hình thức, tắc trách, thiếu tự giác rèn luyện, phấn đấu không chỉ tồn tại ngoài xã hội mà còn biểu hiện ở một bộ phận trí thức GDĐH. Những biểu hiện ấy nếu không được chấn chỉnh và khắc phục chắc chắn sẽ để lại những hậu quả tiêu cực trong chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.

Sự đòi hỏi cao về tinh thần trách nhiệm đối với trí thức GDĐH cộng với cơ chế kiểm tra, giám sát khoa học, phù hợp sẽ giúp mỗi nhà giáo tự ý thức về sự đào thải như một lẽ tất yếu khó tránh khỏi nếu không ngừng vươn lên để khẳng địnhchất lượng hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ mà mìnhđảm nhận.

Đây là điều kiện cần thiết và luôn tác động cùng chiều đến kết quả lao động của trí thức GDĐH.

Vấn đề bất cập hiện nay là việc qui trách nhiệm và cơ chế kiểm tra, đánh giá trí thức GDĐH ở nước ta còn bộc lộ nhiều hạn chế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng lao động của toàn đội ngũ. Ở hầu hết các trường đại học, việc đánh giá giảng viên mặc dù đã được tiến hành thường xuyên mang tính định kỳ nhưng vẫn nặng về đánh giá tổng kết, tức là chỉ mới nhằm vào việc thu thập thông tin để bình xét các danh hiệu thi đua hoặc phục vụ cho việc ra quyết định liên quan đến giảng viên trong các vấn đề như lên lương, bổ nhiệm chức vụ mà chưa gắn với những quyết định sa thải hay sàng lọc đội ngũ.“Các kiểu đánh giá này đôi khi để lại những dấu ấn tiêu cực như sự không hài lòng về tính khách quan của sự đánh giá, sự thờ ơ với các danh hiệu thi đua khen thưởng” [15, tr.18]. Tiêu chí đánh giá chưa rõ ràng, những chế tài qui định trách nhiệm lao động của trí thức GDĐH thiếu tính cụ thể, thiếu sự phân định rõ ràng về mức độ hoàn thành hay kết quả đóng góp của từng cá nhân. Việc đánh giá còn mang tính hình thức nên chưa thực sự là động lực thúc đẩy tinh thần trách nhiệmcủa mỗi trí thức GDĐH trong nâng cao chất lượng lao động.

Mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thành lập Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng, theo đó ở mỗi trường đại học, Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng cũng đã chính thức thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng đào tạo của cơ sở giáo dục. Đó là nỗ lực rất lớn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của các trường đại học trước mối lo ngại ngày càng gia tăng về chất lượng hệ thống GDĐH Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế công tác kiểm định chất lượng còn bộc lộ nhiều yếu kém. Tiêu chí kiểm định chất lượng giáo dục chưa được xây dựng phù hợp với những đặc thù nhất định ở từng trường; việc thanh tra, kiểm tra, giám sát đôi khi không sâu sát; hoạt động đánh giá ngoài, nhất là sự tham gia kiểm định chất lượng đào tạo từ các chủ thể sử dụng sản phẩm của GDĐH chưa được coi trọng đúng mức.

Mô hình quản lý GDĐH chưa tạo nên tính tự chủ, sáng tạo, năng động của từng chủ thể nhà giáo. Trách nhiệm giải trình trước xã hội của đội ngũ trí thức GDĐH về chất lượng giảng dạy, NCKH và quản lý giáo dục ở nước ta hiện nay chưa được chú trọngnâng cao. Trên thực tế, có những cơ sở đào tạo vì bệnh thành tích mà buông lỏng quản lý, hạ thấp chuẩn của chất lượng, thậm chí có những biểu hiện tiêu cực trong giảng dạy, NCKH và quá trình đánh giá chất lượng. Đặc biệt, ở nước ta hiện nay vẫn chưa có cơ chế kiểm soát rõ ràng từ bên ngoài đối với chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH, hoạt động kiểm toán độc lập các cơ sở GDĐH cũng ít khi được thực hiện.

Thêm vào đó, việc đánh giá, kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng và cán bộ quản lý từng trường đại học còn bỏ ngỏ nên chất lượng lao động của đội ngũ trí thức GDĐH làm công tác lãnh đạo, quản lý ở nước ta chưa được xem xét, đánh giá toàn diện và khoa học. Hơn nữa, cơ chế sa thải những giảng viên yếu kém chưa trở thành yếu tố căn bản được chú trọng trong văn hóa và khoa học lãnh đạo, quản lý của ngành giáo dục nói chung, GDĐH nói riêng. Điều này lý giải tại sao trí thức GDĐH chưa nhận thấy áp lực thực sự từ trách nhiệm và bổn phận của một nhà khoa học trước những yêu cầu, những đòi hỏi của thực tiễn cũng như sự mong đợi và kỳ vọng của xã hội.

Kết luận chương 3

Phát triển và hiện đại hóa GDĐH, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước là trọng trách mà đội ngũ trí thức GDĐH Việt Nam đã đảm nhận từ sự ủy thác, tin cậy cũng như sự kỳ vọng của nhân dân và xã hội. Thực hiện những điểm cốt yếu trên đây thuộc về vai trò và trách nhiệm “trồng người”, trí thức GDĐH Việt Nam đã biểu hiện mình là lực lượng cơ bản của khối liên minh công - nông - trí thức, làđộng lực quan trọng trong công cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

Theo đường hướng của tư duy đổi mới cơ bản, toàn diện về giáo dục, chất lượng lao động của đội ngũ trí thức nhà giáo ở bậc đại học đã từng bước được nâng lên nhưng nhìn chung còn có những thiếu hụt, hạn chế nhất định trước đòi hỏi của thực tiễn với không ít mâu thuẫn cần sớm được quan tâm, khắc phục. Đó là mâu thuẫn giữa trình độ, năng lực hiện có của đội ngũ trí thức nhà giáo với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước; yêu cầu kết hợp giảng dạy và NCKH, trong khi khuynh hướng xem nhẹ NCKH đang diễn ra phổ biến; những rào cản đối với việc đảm bảo chất lượng lao động của trí thức nhà giáo đang làm sâu sắc thêm thách thức tạo lập sự phát triển bền vững của GDĐH; năng lực sáng tạo của nhà giáo cần được giải phóng triệt để nhưng thực tế lại thiếu điều kiện đảm bảo; trách nhiệm của trí thức nhà giáo phải được nâng cao trong khi cơ chế kiểm tra, giám sát, đánh giá chưa được coi trọng đúng mức.

Nhìn nhận những mâu thuẫn nêu trên từ yêu cầu phát triển bền vững, có thể nói, đây thực sự là nguy cơ, thách thức rất lớn mà đội ngũ trí thức GDĐH phải sớm vượt qua bằng quyết tâm và nỗ lực cải cách triệt để nhằm nâng cao chất lượng lao động của đội ngũ nhà giáo đại học trong điều kiện gia tăng cạnh tranh và hội nhập.

Chương 4

Một phần của tài liệu Chất lượng lao động đội ngũ trí thức giáo dục đại học ViệT NAM. LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC (Trang 115 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)