Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC GIÁO DỤC CHO GIÁO VIÊN MẦM NON, ĐÁP ỨNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP
1.4. Bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp
Theo Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT quy định: “Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non là hệ thống phẩm chất, năng lực mà giáo viên cần đạt được để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong các cơ sở
Yêu cầu đối với năng lực giáo dục của giáo viên mầm non
Yêu cầu đối với năng lực giáo dục của giáo viên mầm non bao gồm:
- Kiến thức chuyên môn: Giáo viên mầm non cần có kiến thức sâu về giáo dục mầm non, bao gồm cách giảng dạy, phát triển mô tả và cảm nhận.
- Kỹ năng quản lý lớp học: Giáo viên mầm non cần có kỹ năng quản lý lớp học tốt để duy trì một môi trường học tập tích cực và an toàn.
- Kỹ năng giao tiếp: Giáo viên mầm non cần có khả năng giao tiếp hiệu quả với các em học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp.
- Tạo thuận lợi cho phát triển toàn diện: Giáo viên mầm non cần tạo điều kiện thuận lợi để trẻ phát triển toàn diện về mặt thể chất, trí tuệ, xã hội và tình cảm.
- Kỹ năng sử dụng công nghệ trong giảng dạy: Với sự phát triển của công nghệ, giáo viên mầm non cần có kỹ năng sử dụng các công cụ và thiết bị công nghệ để nâng cao chất lượng giảng dạy.
- Kiên nhẫn và sự yêu thương: Giáo viên mầm non cần có kiên nhẫn, yêu thương và tôn trọng đối với từng em học sinh để tạo dựng một môi trường học tập tích cực.
Những yêu cầu này giúp đảm bảo rằng giáo viên mầm non có đủ năng lực để đáp ứng nhu cầu giáo dục và phát triển của các em học sinh mầm non.
1.4.1. Mục tiêu hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên mầm non Nâng cao nhận thức về đường lối quan điểm của Đảng; chủ trương chính sách của Nhà nước và của ngành; nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo hướng cập nhật, hiện đại hóa đạt chuẩn, phù hợp với thực tiễn phát triển giáo dục Việt Nam để đáp ứng các yêu cầu đổi mới về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục”.
Mục tiêu quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên ở các trường mầm non là tạo dựng môi trường và điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt mục tiêu, kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên, nâng cao năng lực giáo dục cho giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
Chủ thể quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non gồm chủ trực tiếp và chủ thể gián tiếp. Trong đó, chủ thể trực đó là tổ trưởng tổ chuyên môn; Ban giám hiệu trường mầm non;
chuyên viên phụ trách giáo dục mầm non; CBQL thuộc Phòng GD&ĐT huyện.
Chủ thể gián tiếp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp ở Trường mầm non là cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương có chức năng, quyền hạn quản lý giáo dục mầm non.
Đối tượng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.
1.4.2. Nội dung bồi dưỡng giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp - Bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống:
+ Giúp GV nhận thức tư tưởng chính trị với trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Chấp hành đầy đủ các chủ trương chính sách của Đảng, quy định và pháp luật của Nhà nước.
+ Một số vấn đề về chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, các văn bản về đường lối quan điểm của Đảng, chủ trương chính sách pháp luật của Nhà nước và của ngành, nhiệm vụ, kế hoạch giáo dục đào tạo năm học mới; tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của địa phương, trong nước và quốc tế.
+ Các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ theo hướng cập nhật hóa, hiện đại hóa và đổi mới tri thức giảng dạy.
+ Kinh nghiệm tổ chức các hoạt động giáo dục, kinh nghiệm dạy học, các phương pháp dạy học mới, các biện pháp cần thiết để đổi mới phương thức dạy học.
+ Cập nhật và nâng cao kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non, các chuyên đề, chủ đề giáo dục, các kiến thức và cách thức phòng tránh dịch bệnh, giáo dục vệ sinh, dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe, giáo dục an toàn giao thông và chú trọng an
toàn thực phẩm và đảm bảo phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ…phát hiện sớm và thực nhiện giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật.
- Bồi dưỡng nâng cao kiến thức: như kiến thức về CS-ND trẻ đến chuyên môn về tổ chức các HĐGD trẻ và kiến thức giao tiếp với phụ huynh, kiến thức về tổ chức các hoạt động ăn, ngủ,...cho trẻ...
Kiến thức về tâm sinh lý trẻ, GD hòa nhập.
Kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế văn hóa xã hội có liên quan đến GDMN.
Kiến thức cơ sở chuyên ngành.
Kiến thức về chăm sóc sức khỏe lứa tuổi mầm non.
Kiến thức về phương pháp GD trẻ lứa tuổi MN (PTTC, PTTCQHXH- TM, PTNT - Ngôn ngữ, HĐ vui chơi…).
Kiến thức về theo dõi và đánh giá chất lượng trẻ MN Kiến thức ngoại ngữ, tin học.
- Bồi dưỡng về kỹ năng sư phạm:
Có kĩ năng lập kế hoạch, chuẩn bị, tiến hành hoạt động chăm sóc trẻ theo ngày, tuần, tháng, năm.
Có kĩ năng tổ chức các hoạt động vui chơi (mà nòng cốt là trò chơi đóng vai theo chủ đề).
Có kĩ năng giáo dục trẻ bằng hình thức múa, hát.
Bồi dưỡng sự kiên trì, tận tụy, tự giác với nghề nghiệp... Kĩ năng lập kế hoạch chăm sóc, GD trẻ.
Kỹ năng quản lý lớp học.
Kỹ năng tổ chức các hoạt động GD trẻ theo hướng tích hợp.
Kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ em Kỹ năng giao tiếp ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng. Kỹ năng về tổ chức môi trường GD cho trẻ MN.
Kĩ năng xử lý tình huống SP.
1.4.3. Hình thức, phương pháp bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên mầm non
Hình thức bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên mầm non:
- Bồi dưỡng tập trung theo kế hoạch tập huấn của Bộ, sở và Phòng giáo dục và Đào tạo: Là Bồi dưỡng theo chu kỳ giáo viên mầm non để họ được bổ xung các kiến thức thiếu hụt và cập nhật kiến thức mới về chủ trương đường lối giáo dục về nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục trẻ. Việc bồi dưỡng năng lực giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. Đòi hỏi mỗi giáo viên phải có ý thức tự bồi dưỡng chuyên môn, năng lực giáo dục và đặc biệt thường xuyên trau dồi kiến thức.
- Hình thức bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ GVMN như sau: Tổ chức hội thảo; Tập huấn; Sinh hoạt chuyên môn tổ bộ môn; Thao giảng; Tổ chức giao lưu học hỏi kinh nghiệm chuyên môn giữa các trường; Đọc sách, báo khoa học; Hội giảng; Hội thi giáo viên giỏi; Viết sáng kiến kinh nghiệm; Nghiên cứu đề tài khoa học qua chuyên đề, sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn tự học, tự bồi dưỡng và bồi dưỡng từ xa…
Phương pháp bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên mầm non.
- Phương pháp bồi dưỡng năng lực giáo dục theo chuẩn nghề nghiệp cho giáo viên mầm non theo hướng tích cực, tương tác; coi trọng tự học, tự bồi dưỡng kết hợp với trao đổi, thảo luận; phát huy vai trò chủ thể và tính cá thể
hóa của giáo viên.
- Đối với GVMN có thể bồi dưỡng NLGD cho GV theo CNN như: Thuyết trình của báo cáo viên; Thuyết trình kết hợp minh họa bằng hình ảnh; Thuyết trình kết hợp luyện tập, thực hành; Nêu vấn đề, thảo luận theo nhóm, cụm; Nêu tình huống, tổ chức giải quyết theo nhóm, cụm; Tọa đàm, thảo luận,...
1.4.4. Chủ thể tham gia bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên mầm non Đối với GVMN yêu cầu chủ thể tham gia bồi dưỡng cần có những kiến thức về thành tựu lý luận và thực tiễn đổi mới phương pháp giáo dục mầm non
hiện đại. Biết cách trình bày, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn thực hiện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm và sử dụng được các kiến thức, kỹ năng, năng lực dạy học, năng lực giáo dục ngay trong quá trình dạy học, tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ năng sư phạm cho giáo viên mầm non. Đặc biệt chủ thể bồi dưỡng cần biết cách tổ chức thực hành thiết kế, tổ chức, rèn luyện năng lực giáo dục cho GVMN và truyền nghị lực, tâm huyết, cảm hứng… thực hiện rèn luyện năng lực giáo dục đến giáo viên, cán bộ quản lý chuyên môn.