Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC GIÁO DỤC
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên mầm non huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đáp ứng chuẩn nghề nghiệp
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm
Căn cứ vào đối tượng và số lượng nêu trên, tôi đã phát ra 21 phiếu trưng cầu ý kiến. Sau khi thu thập thông tin từ phiếu trưng cầu ý kiến của các CBQL về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, tôi đã thu được kết quả như sau:
Bảng 3.1. Ý kiến về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên mầm non
TT Nội dung các biện pháp
Mức độ cần thiết Mức độ khả thi Rất cần
thiết
Cần thiết
Không cần thiết
Rất khả thi
Khả thi
Không khả thi
1
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực giáo dục cho đội ngũ viên mầm non huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh theo hướng bám sát chuẩn nghề nghiệp
85,71 14,29 0 47,62 38,10 14,30
2
Tổ chức bồi dưỡng tại chỗ cho đội ngũ giáo viên mầm non huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh
71,45 19,05 9,50 66,70 23,80 0,95
3
Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực đội ngũ giáo viên mầm non huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh với
90,00 0,50 0,50 38,10 53,40 8,50
TT Nội dung các biện pháp
Mức độ cần thiết Mức độ khả thi Rất cần
thiết
Cần thiết
Không cần thiết
Rất khả thi
Khả thi
Không khả thi những tiêu chí và thang
đánh giá được xây dựng dựa theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp
4
Tạo điều kiện cho giáo viên các trường mầm non huyện Ba Chẽ trong quá trình họ tham gia các hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục
90,00 0,50 0,50 33,33 57,14 9,53
Kết quả khảo sát về tính cần thiết của biện pháp theo biểu đồ 2.4 như sau:
Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo và cán bộ quản lý các trường mầm non huyện Ba Chẽ, Quảng Ninh đều đánh giá với tỷ lệ phần trăm cao từ 71,5 đến 90% các biện pháp ở mức độ cần thiết và rất cần thiết. Trong đó, các đồngchí CBQL quan tâm và đánh giá cao mức độ rất cần thiết của 3 biện pháp: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực giáo dục cho đội ngũ giáo viên mầm non huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh theo hướng bám sát chuẩn nghề nghiệp (tỷ lệ 85,71%); Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục cho đội ngũ giáo viên mầm non huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh với những tiêu chí và thang đánh giá được xây dựng dựa theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp với những tiêu chí và thang đánh giá được xây dựng dựa theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp (tỷ lệ 90%); Tạo điều kiện cho giáo viên các trường mầm non huyện Ba Chẽ trong quá trình họ tham gia các hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục (tỷ lệ 90%).
Biểu đồ 2.5. Biểu đồ ý kiến của CBQL về mức độ khả thi của các biện pháp
Kết quả khảo sát về tính khả thi của biện pháp theo biểu đồ 2.5. như sau:
Lãnh đạo Phòng GD&ĐT và cán bộ quản lý các trường mầm non huyện Ba Chẽ, Quảng Ninh đều đánh giá với tỷ lệ phần trăm cao từ 38,10 đến 66,70 % các biện pháp ở mức độ rất khả thi và khả thi. Trong đó, các đồng chí CBQL quan tâm và đánh giá cao mức độ rất khả thi của 3 biện pháp: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực giáo dục cho đội ngũ giáo viên mầm non huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh theo hướng bám sát chuẩn nghề nghiệp (tỷ lệ 47,62%);
Tổ chức bồi dưỡng tại chỗ cho đội ngũ giáo viên mầm non huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh (tỷ lệ 66,70%); Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực đội ngũ giáo viên mầm non huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh với những tiêu chí và thang đánh giá được xây dựng dựa theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp (tỷ lệ 38,10%).
Như vậy, qua kết quả khảo nghiệm, tôi cho rằng, những biện pháp bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên mầm non huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đáp ứng chuẩn nghề nghiệp được đề xuất trong luận văn là rất cần thiết, phù hợp và khả thi với công tác bồi dưỡng bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên mầm non huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đáp ứng chuẩn nghề nghiệp.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở lí luận và thực tiễn, người nghiên cứu đã xác lập 4 nguyên tắc đề xuất biện pháp và đề xuất các biện pháp như sau:
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực giáo dục cho đội ngũ giáo viên mầm non huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh theo hướng bám sát chuẩn nghề nghiệp.
Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng tại chỗ cho đội ngũ giáo viên mầm non huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.
Biện pháp 3: Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng năng lực đội ngũ giáo viên mầm non huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh với những tiêu chí và thang đánh giá được xây dựng dựa theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp.
Biện pháp 4: Tạo điều kiện cho giáo viên các trường mầm non huyện Ba Chẽ trong quá trình họ tham gia các hoạt động bồi dưỡng năng lực giáo dục.
Các biện pháp đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thể hiện các nội dung cụ thể nhằm bồi dưỡng năng lực ĐNGVMN theo chuẩn nghề nghiệp tại các trường MN huyện Ba Chẽ, QN.
Các biện pháp đề xuất đã được tiến hành khảo sát tính cần thiết và tính khả thi. Kết quả khảo sát cho thấy, đa số CBQL và GV đều đánh giá các biện pháp đề xuất là rất cần thiết, nếu hiệu trưởng vận dụng vào thực tiễn tại các trường mầm non huyện Ba Chẽ, QN sẽ mang lại kết quả rất khả thi, thiết thực đối với việc xây dựng đội ngũ GV theo Chuẩn nghề nghiệp GVMN của Bộ GD&ĐT.
KẾT LUẬN KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
1.1. Về lý luận
Giáo dục mầm non được coi là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, tạo những cơ sở ban đầu rất cơ bản và bền vững giúp cho trẻ học lên các bậc học trên, hình thành những cơ sở ban đầu trong việc bồi dưỡng năng lực nhân cách. Bồi dưỡng năng lực đội ngũ GVMN đáp ứng chuẩn nghề nghiệp có vai trò, ý nghĩa to lớn, có tính quyết định đến chất lượng giáo dục của bậc học mầm non.
Trên cơ sở kế thừa nghiên cứu trước đó, luận văn đã tổng kết khái quát về bồi dưỡng năng lực đội ngũ GVMN theo chuẩn nghề nghiệp, dựa trên việc xây dựng các nội dung về bồi dưỡng năng lực đội ngũ GVMN, chỉ ra các yếu tố tác động tới bồi dưỡng năng lực đội ngũ GVMN theo chuẩn nghề nghiệp. Những nội dung trên làm cơ sở khoa học co việc khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác bồi dưỡng năng lực đội ngũ GVMM theo chuẩn nghề nghiệp huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.
1.2. Về thực tiễn
Luận văn đã đánh giá trung thực và khách quan, thông qua việc khảo sát, đánh giá thực trạng bồi dưỡng năng lực đội ngũ GVMN theo chuẩn nghề nghiệp. Kết quả khảo sát thực trạng: Bồi dưỡng năng lực đội ngũ GVMN đã đạt được một số ưu điểm nhất định như trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, số lượng, cơ cấu của đội ngũ,…Song, bên cạnh đó, công tác bồi dưỡng năng lực đội ngũ còn bộc lộ nhiều hạn chế như việc quy hoạch, tuyển dụng đội ngũ, việc sử dụng đội ngũ và đào tạo ,bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá đội ngũ… còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ.
Để tiếp tục phát huy những mặt mạnh, khắc phục những hạn chế, bất cập đã nêu trong thực trạng của luận văn, về phương diện quản lý cần thiết phải có những biện pháp cụ thể, hoàn thiện hơn để góp phần nâng cao hiệu quả bồi dưỡng năng lực đội ngũ GVMN theo chuẩn nghề nghiệp. Từ thực tiễn đó,
luận văn đã đề xuất 4 biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng năng lực giáo dục cho đội ngũ GVMN huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh theo chuẩn nghề nghiệp. Các biện pháp đưa ra rất cần thiết và khả thi trong điều kiện cụ thể của địa phương. Hệ thống các biện pháp này tác động qua lại, hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong công tác quản lý, mỗi biện pháp có thể xem như một mắc xích quan trọng trong chuỗi liên hoàn các khâu của công tác nâng cao hiệu quả bồi dưỡng năng lực đội ngũ GVMN theo chuẩn nghề nghiệp. Tuy nhiên, để các biện pháp được thực thi và có hiệu quả, cần có sự chỉ đạo của cấp trên, sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành và sự nỗ lực của bản thân đội ngũ giáo viên huyện Ba Chẽ.
2. Khuyến nghị
- Đối với UBND và Phòng GD&ĐT huyện, Các trường mầm non huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh
Đề nghị UBND và Phòng GD&ĐT huyện, các trường mầm non huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh cần quan tâm hơn nữa đến công tác bồi dưỡng năng lực giáo dục cho đội ngũ GVMN theo chuẩn nghề nghiệp, coi công tác này là nhiệm vụ trọng tâm cơ bản của GD&ĐT trước mắt cũng như lâu dài. Việc bồi dưỡng năng lực ĐNGVMN theo chuẩn nghề nghiệp phải gắn liền với quy hoạch bồi dưỡng năng lực giáo dục bậc học của huyện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Thanh Âm (Chủ biên), Trịnh Dân, Nguyễn Thị Hòa, Đinh Văn Vang (2019). Giáo dục học mầm non tập. Hà Nội: Nxb Đại học Sư phạm.
2. Quyết định số 33/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non giai đoạn 2018 - 2025. Ngày 08/01/2019.
3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2004). Chỉ thị về Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Số 40/2004/CT- TW ngày 15/6/2014. Hà Nội.
4. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2013). Ban hành Nghị quyết về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Số 29 - NQ/TW ngày 04/11/2013. Hà Nội.
5. Hải Bình (2022). Nâng cao trình độ giáo viên ở Singapore: Gắn chặt với bồi dưỡng tại chỗ. Nhận từ http://etep.moet.edu.vn/tintuc/chitiet?Id=208.
6. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2020). Thông tư ban hành Điều lệ trường mầm non. Số 52/2020/TT- BGDĐT ngày 31/12/2020. Hà Nội.
7. Bộ Giáo dục&Đào tạo - Bộ nội vụ.(2015). Ban hành Thông tư liên tịch quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non. Số: 06/2015/TTLT-BGDĐT- BNV ngày 16/3/2015. Hà Nội.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Thông tư ban hành Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. Số 26/2018/TT - BGDĐT ngày 08/10/2018. Hà Nội.
9. Trường MN Lương Mông (2022), Báo cáo tổng kết năm học 2021- 2022.
Số: 87/BC - MNLM ngày 26/5/2022. Ba Chẽ.
10. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Quyết định phê duyệt Đề án phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025. (2018).
Số 1677/2016/QĐ-TTg ngày 03/12/2018. Hà Nội.
11. Đỗ Ngọc Đạt (2013). Tổ chức nghiên cứu trong quản lý giáo dục. Tập bài giảng dành cho học viên cao học QLGD. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
12. Đặng Văn Giao (2013). Biện pháp quản lý quy trình đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp ở huyện Thanh Miện, Tỉnh Hải Dương.
Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục. Chuyên ngành quản lí Giáo dục. Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
13. Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2016). Quản lý giáo dục.
Hà Nội: Nxb Đại học Sư phạm.
14. Phan Văn Kha (2012). Giáo trình QL nhà nước về giáo dục. Hà Nội:
NxbĐại học Quốc gia Hà Nội.
15. Trần Kiểm (2022). Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lí giáo dục.
Hà Nội: Nxb Đại học sư phạm.
16. Trần Kiểm, Nguyễn Xuân Thức (2012). Giáo trình Đại cương khoa học quản lí và quản lí giáo dục. NxbĐạihọcSưphạm.
17. Nguyễn Đức Kiên (2013), Học thuyết hệ thống nhu cầu của Maslow.
Nhận từ http://www.zbook.vn/ebook/hoc-thuyet-he-thong-nhu-cau-cua- maslow-13153/
18. Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục. Chuyên ngành quản lí Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
19. Hồ Chí Minh (1990), Về vấn đề giáo dục. Hà Nội: Nxb Giáo dục.
20. Lưu Xuân Mới (2013). Giáo trình Quản lý nhà trường và các cơ sở giáo dục, Đổi mới nhà trường.
21. Phòng Giáo dục&Đào tạo huyện Ba Chẽ (2022). Báo cáo tổng kết năm học 2021- 2022 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2022 - 2023 bậc Mầm non. Số1145 -BC/GDĐT - MN ngày 22/8/2022. Ba Chẽ.
22. Bùi Văn Quân, Nguyễn Ngọc Cầu. (2016). Một số cách tiếp cận trong nghiên cứu và bồi dưỡng năng lực đội ngũ giáo viên. Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 8.
23. Quốc hội (2019). Ban hành Luật giáo dục của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Số 43/2019/ QH14 ngày 14/6/2019. HàNội.
24. Đỗ Thị Thanh Tâm (2015). Bồi dưỡng năng lực đội ngũ giáo viên các trường mầm non trên địa bàn Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục. Chuyên ngành quản lí Giáo dục. Trường ĐHSP Hà Nội II.
25. Bộ Giáo dục Đào tạo (2019). Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 224/2005-QĐ-TTG ngày 06/10/2005 của Thủ tướng chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập. Số: 06/VBHN/BGDĐT ngày 05/6/2019. Hà Nội.
26. Trường MN Đồn Đạc (2022), Báo cáo tổng kết năm học 2021- 2022. Số:
82/BC - MNĐĐ ngày 28/5/2022. Ba Chẽ.
27. Trường MN Đạp Thanh (2022), Báo cáo tổng kết năm học 2021- 2022.
Số: 78/BC - MNĐT ngày 27/5/2022. Ba Chẽ.
28. Trường MN Nam Sơn (2022), Báo cáo tổng kết nămhọc 2021- 2022. Số:
80/BC-MNNS ngày 28/5/2022. Ba Chẽ.
29. Trường MN Thanh Lâm (2022), Báo cáo tổng kết năm học 2021- 2022.Số: 87/BC - MNTL ngày 28/5/2022. Ba Chẽ.
30. Trường MN Thanh Sơn (2022), Báo cáo tổng kết năm học 2021- 2022.
Số: 88/BC-MNTS ngày 28/5/2022. Ba Chẽ.
31. Trường MN Thị trấn Ba Chẽ (2022), Báo cáo tổng kết năm học 2021- 2022. Số: 90/BC - MNTT ngày 28/5/2022. Ba Chẽ.
32. Ủy ban nhân dân huyện Ba Chẽ (2022). Cổng thông tin điện tử Huyện Ba Chẽ. Nhận từ http:// binhchanh.hochiminhcity.gov.vn /gioithieu /gioithieu/
Lists/Posts/AllPosts.aspx?CategoryId=16
33. Ủy ban nhân dân huyện Ba Chẽ.(2022). Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo năm học 2021- 2022, phương hướng nhiệm vụ năm học 2022- 2023. Dự thảo ngày 22/8/2022. Ba Chẽ.
34. Ủy ban nhân dân huyện Ba Chẽ. (2022). Báo cáo về tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch bồi dưỡng năng lực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, ngân sách quý I năm 2022 và nhiệm vụ trọng tâm 9 tháng cuối năm 2022. Dự thảo tháng 3/2022. Ba Chẽ.
35. Bích Vân (2016). Góp ý dự thảo đề án Bồi dưỡng năng lực giáo dục mầm non giai đoạn 2016-2025. Nhận từhttps://www.giaoduc.edu.vn/gop-y-du- thao-de-an-phat- trien-giao-duc-mam-non-giai-doan-2016-2025.htm
36. Triệu Thị Hồng Vân (2013). Quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp ở huyện Cao Lộc, Tỉnh Lạng Sơn. Luận vănThạc sĩ Khoa học Giáo dục. Chuyên ngành quản lí Giáo dục. Đại học Giáo dục.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC1 PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN (Dành cho Cán bộ quản lý)
Kính gửi quý Cô (Thầy)!
Nhằm hỗ trợ các trường MN công lập trong việc ổn định và bồi dưỡng năng lực đội ngũ giáo viên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu, xây dựng các biện pháp nâng cao hiệu quả bồi dưỡng năng lực đội ngũ giáo viên trường MN công lập đáp ứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. Chúng tôi cam kết những ý kiến của quý Cô (Thầy) chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học, không nhằm mục đích nào khác. Chúng tôi rất mong nhận được sự hỗ trợ của quý Cô (Thầy).
Cách tiến hành: đánh dấu x vào ô tương ứng mà quý Cô (Thầy) cho là hợp lý nhất.
Quý Cô (Thầy) vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân
1. Đơn vị công tác: ………..
2. Quý Cô (Thầy) đang là:
a. Hiệu trưởng b. Phó hiệu trưởng
Tuổi
b. Dưới 14 b. Từ 30-35 tuổi c. Từ 35-40 tuổi d. Trên 40 tuổi e. Trên 50 tuổi
Thâm niên công tác:
c. Dưới 5 năm b. Từ 5-10 năm c. Từ 10-15 năm d. Trên 15 năm
Trình độ chuyên môn:
d. Cử nhân b. Thạc sĩ c. Tiến sĩ d. Khác Vui lòng cho ý kiến về các nội dung sau:
Câu hỏi 1: Quý Cô (Thầy) vui lòng cho biết sự cần thiết của việc bồi dưỡng năng lực đội ngũ giáo viên mầm non công lậphiện nay?
□ Rất cần thiết □ Cần thiết □ Ít cần thiết □Không cần thiết
Câu hỏi 2: Xin vui lòng cho biết thực trạng phẩm chất, năng lực của đội ngũ giáo viên mầm non tại trường quý Cô (Thầy) đang công tác.
NỘI DUNG
MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ Tốt Khá Đạt Chưađạt Tiêuc huẩn 1: Phẩm chất nghề nghiệp
YC1: Phẩm chất chính trị: Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của Ngành và địa phương về Giáo dục Mầm non.
YC2: Đạo đức nghề nghiệp: Yêu thương, tôn trọng, công bằng, gần gũi với trẻ; Yêu nghề, kiên nhẫn, biết tự kiềm chế, có tinh thần trách nhiệm.
Giữ gìn đạo đức,uy tín, danh dự nhà giáo
Tiêu chuẩn 2: Năng lực chuyên môn; năng lực ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc ở vùng dân tộc thiểu số) và ứng dụng công nghệ thông tin trong phục vụ chăm sóc, giáo dục trẻ.
YC1. Kiến thức, kỹ năng chuyên môn: Được đào tạo đúng chuyên ngành, nắm vững và có khả năng vận dụng được kiến thức về khoa học Giáo dục Mầm non qua đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật vào thực tiễn hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
YC2. Kiến thức về chăm sóc sức khỏe trẻ lứa tuổi mầm non.
YC3. Kiến thức cơ sở chuyên ngành.