Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, xã hội và giáo dục đào tạo bậc học mầm non ở huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên ở các trường mầm non huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh đáp ứng chuẩn nghề nghiệp (Trang 47 - 52)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC GIÁO DỤC CHO GIÁO VIÊN MẦM NON, ĐÁP ỨNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP

2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, xã hội và giáo dục đào tạo bậc học mầm non ở huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Ba Chẽ là một huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Ninh, Huyện Ba cách thành phố Hạ Long khoảng 70 km về hướng nam, có vị trí địa lý:

 Phía bắc giáp huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn

 Phía tây giáp huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang

 Phía đông giáp huyện Tiên Yên

 Phía nam giáp thành phố Hạ Long và thành phố Cẩm Phả.

Huyện Ba Chẽ có diện tích 626,5 km².

 Tính đến 2022: Huyện Ba Chẽ có trên 5.140 hộ dân, trong đó dân tộc thiểu số trên 3.800 hộ với tổng dân số 14.205 người, gồm 14 dân tộc anh em sinh sống (Dao, Tày, Kinh, Hoa, Sán Dìu, Sán Chỉ, Nùng, Cao Lan, Mường, Thái), phân bổ rải rác tại 55 thôn, khu phố; dân tộc thiểu số chiếm 80% dân số. Trong đó: dân tộc Dao chiếm 41%, dân tộc Kinh chiếm 21%, dân tộc Tày chiếm 16%, dân tộc Sán Chỉ chiếm 14%, còn lại là các dân tộc khác. Mật độ dân số bình quân 45 người/km², trình độ dân trí không đồng đều.

 Tính đến 31/12/2022, toàn huyện có có 14.205 người trong đó nữ là 11.294 người chiếm 48,5% tổng dân số. Toàn huyện có 14 dân tộc anh em gồm Kinh, Tày, Thái, Hoa, Mường, Nùng, Mông, Dao, Ngái, Xơ Đăng, Sán Chay, Sán Dìu, Thổ, Co. Trong đó dân tộc Kinh chiếm 18,99%, Tày chiếm 15,6%, Dao chiếm 45,2%, Sán Chay chiếm 18,33%, còn lại các dân tộc khác chiếm số lượng không đáng kể.

 Huyện ly là thị trấn Ba Chẽ nằm trên tỉnh lộ 329 cách thành phố Hạ Long khoảng 70 km về hướng nam, tỉnh lộ 330 theo hướng đông bắc đi huyện Tiên Yên.

 Huyện Ba Chẽ có 8 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Ba Chẽ (huyện lỵ) và 7 xã: Nam Sơn, Đồn Đạc, Lương Mông, Minh Cầm, Đạp Thanh, Thanh Lâm, Thanh Sơn.

Hình 2.1. Bản đồ huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh 2.1.2. Khái quát về điều kiện kinh tế và xã hội

Phát huy truyền thống quê hương Ba Chẽ anh hùng. Dưới sự lãnh đạo của BCH Đảng bộ Tỉnh, sự quan tâm giúp đỡ của Trung ương, các ban ngành chức năng của Tỉnh, sự lãnh đạo trực tiếp của BCH Đảng bộ huyện diện mạo của quê

theo hướng sản xuất hàng hoá và phát huy thế mạnh của địa phương rừng và đất rừng; hệ thống giao thông được nối liền thông suốt từ trung tâm huyện đến trung tâm các xã trong huyện và nối liền với các huyện bạn Sơn Động - Bắc Giang (trước là tỉnh Hà Bắc); Tiên Yên bằng tuyến đường nhựa 330. Hệ thống trường lớp được kiên cố hoá cao tầng; các công sở thuộc huyện và các xã từng bước được đầu tư nâng cấp hoàn thiện; 100% các thôn bản thuộc các xã có điện lưới quốc gia và được xem truyền hình của Trung ương; Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống còn 12,5% (số liệu năm 2022); các phong trào văn hoá văn nghệ - TDTT được duy trì bồi dưỡng năng lực; đời sống kinh tế được nâng lên rõ rệt đã góp phần khẳng định tôn vinh truyền thống về lịch sử anh hùng của quê hương Ba Chẽ tiếp tục vững bước đi lên con đường đổi mới và hội nhập theo chủ trương đường lối đổi mới của Đảng, tiếp tục xây dựng quêh ương Ba Chẽ ngày càng giàu đẹp văn minh.

2.1.3. Khái quát tình hình bồi dưỡng năng lực giáo dục đào và tạo mầm non huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh

Tất cả các xã, thị trấn đều có đủ trường từ Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông đáp ứng đủ chỗ học cho học sinh trên địa bàn huyện.

2.1.3.1. Tình hình giáo dục và đào tạo của huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh

* Quy mô mạng lưới trường lớp và trẻ em

Trên địa bàn huyện Ba Chẽ có 07 trường mầm non. Trong những năm qua, Huyện luôn quan tâm bồi dưỡng năng lực sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo.

Mạng lưới trường, lớp được mở rộng, cơ sở vật chất được đầu tư. Chất lượng nuôi dạy trẻ ngày càng được nâng cao. Đội ngũ làm công tác nuôi dạy trẻ được nâng lên cả về số lượng lẫn chất lượng. Phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ không ngừng đổi mới. Bên cạnh đó tiếp tục thực hiện Quyết định số 4518/QĐ-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh về ban hành Kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non từ 6 tháng tuổi đến 18 tháng tuổi, Uỷ ban nhân dân Huyện đã xây dựng lộ trình tổ chức nhận

đến tất cả các trường mầm non trên địa bàn Huyện, trong đó tập trung chỉ đạo và hỗ trợ các trường khó khăn về cơ sở vật chất; xây dựng bổ sung phòng học, phòng chức năng còn thiếu; cung cấp trang thiết bị, đồ chơi cho các trường; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.

* Thực trạng về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ

Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng được nâng cao và đảm bảo những yêu cầu khoa học của việc nuôi dạy trẻ. Các phương thức chăm sóc giáo dục trẻ đã được đa dạng hóa theo những phương pháp khoa học đã nghiên cứuvà được công nhận.

Theo thống kê trên địa bàn huyện có 100% cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên đạt trình độ chuẩn, trong đó có 100% cán bộ quản lý và 97% giáo viên (CBQL- GV) đạt trình độ trên chuẩn, phấn đấu đến năm 2025 đạt 100%

CBQL- GV có trình độ trên chuẩn để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non hiện nay. Hàng năm Phòng giáo dục huyện khuyến khích các trường tạo điều kiện cho giáo viên được học bồi dưỡng nâng cao trình độ, tổ chức tập huấn các chuyên đề, thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn trao đổi kinh nghiệm, khuyến khích giáo viên tham gia các hội thi, hội giảng do nhà trường và tổ Mầm non phát động. Qua đó tạo động lực cho đội ngũ giáo viên hăng say, toàn tâm cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ.

Các đơn vị công lập hiện có 100% cán bộ y tế chuyên trách nên thuận lợi trong việc chăm sóc sức khỏe trẻ tại trường, riêng các đơn vị ngoài công lập có hợp đồng y sĩ theo dõi sức khỏe cho trẻ, các trường thực hiện bản tin tuyên truyền thông tin sức khỏe của trẻ đến phụ huynh, để phụ huynh phối hợp với nhà trường chăm sóc sức khỏe cho trẻ tốt hơn.

Công tác phòng dịch, phòng bệnh được phối hợp tốt với Trung tâm y tế dự Phòng Huyện phòng bệnh cho trẻ. 100% CB-GV- CNV được tập huấn đầy đủ về vệ sinh an toàn thực phẩm và sơ cấp cứu.

Các trường xây dựng kế hoạch hoạt động y tế trường học, ngay từ đầu

thuốc có đầy đủ danh mục theo qui định và hướng dẫn giáo viên cách chăm sóc phát hiện, phòng tránh các bệnh dịch, lây nhiễm.

* Thực trạng về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

100% các trường được trang bị bàn ghế phù hợp cho từng lứa tuổi, trang bị đủ đồ dùng, dụng cụ trong nhà vệ sinh để trẻ tự phục vụ vệ sinh cá nhân. (xà phòng, giấy, nước sạch, khăn lau tay sạch sẽ). Các trường có từ 9 - 22 phòng học (bình quân 54m2/phòng), các phòng chức năng, bếp ăn một chiều và đầy đủ trang thiết bị dạy - học. Tuy nhiên, một số trường các phòng học chật chội, sân bãi rộng không có cây xanh bóng mát. Đồ chơi ngoài trời ít được bảo quản, chóng hư hỏng.

Hiệu trưởng các trường tham mưu tốt với lãnh đạo các cấp, sửa chữa nâng cấp những phòng học ở điểm phụ và bổ sung thêm đồ dùng trang thiết bị phục vụ công tác bán trú. Đặc biệt là tăng cường trang bị mới đồ dùng trang thiết bị phục vụ giảng dạy cho công tác phổ cập mầm non 5 tuổi.

2.1.3.2. Tình hình bồi dưỡng năng lực giáo dục mầm non của huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh

Theo báo cáo tổng kết năm học 2021 - 2022 của Phòng GD&ĐT huyện Ba Chẽ thì trong năm học 2021-2022 vừa qua huyện đầu tư xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, đạt được 7 trường:

1. Trường MN Lương Mông: Tổng cán bộ giáo viên nhân viên là 31.

Trong đó gồm: 3 cán bộ quản lý, 18 giáo viên, 10 nhân viên. Trường có 217 học sinh (thuộc trường Xã).

2. Trường MN Đạp Thanh: Tổng cán bộ giáo viên nhân viên là 33. Trong đó gồm: 3 cán bộ quản lý, 20 giáo viên, 10 nhân viên. Trường có 229 học sinh (thuộc trường Xã).

3. Trường MN Thanh Lâm: Tổng cán bộ giáo viên nhân viên là 33. Trong đó gồm: 2 cán bộ quản lý, 19 giáo viên, 12 nhân viên. Trường có 198 học sinh

4. Trường MN Thanh Sơn: Tổng cán bộ giáo viên nhân viên 25. Trong đó gồm: 3 cán bộ quản lý, 15 giáo viên, 7 nhân viên. Trường có 152 học sinh (thuộc trường Xã).

5. Trường MN Nam Sơn: Tổng cán bộ giáo viên nhân viên 50. Trong đó gồm: 3 cán bộ quản lý, 31 giáo viên, 16 nhân viên. Trường có 346 học sinh (thuộc trường Xã).

6. Trường MN Đồn Đạc: Tổng cán bộ giáo viên nhân viên 64. Trong đó gồm: 3 cán bộ quản lý, 40 giáo viên, 21 nhân viên. Trường có 461 học sinh (thuộc trường Xã).

7. Trường MN Thị Trấn Ba Chẽ: Tổng cán bộ giáo viên nhân viên 38.

Trong đó gồm: 2 cán bộ quản lý, 28 giáo viên, 8 nhân viên. Trường có 331 học sinh (thuộc trường Thị Trấn).

Thống kê số liệu các Trường Mần Non trên địa bàn huyện Bã Chẽ:

+ Tổng số cán bộ giáo viên nhân viên: 274 + Cán bộ quản lý: 19

+ Giáo viên: 171 + Nhân viên: 84 + Học sinh: 1934

+ Nhà trẻ: 366 /1651; Tỷ lệ: 13.8% so với năm trước tăng 0,24%

+ Mẫu giáo: 1568/1588; Tỷ lệ: 98,74%; so với năm trước tăng 3,26%

Hiện nay các trường thực hiện công tác chăm sóc giáo dục trẻ rất tốt, được sự tín nhiệm cao, đáp ứng được nhu cầu gửi trẻ có độ tuổi nhỏ của phụ huynh tại địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực giáo dục cho giáo viên ở các trường mầm non huyện ba chẽ, tỉnh quảng ninh đáp ứng chuẩn nghề nghiệp (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)